Xung quanh đảo có nhiều bãi tắm tốt, đáng kể là bãi tằm vịnh Triều Dương bãi rộng và thoải, cát trắng mịn; bãi tắm Hòn Tranh, nằm bờ phía Tây đảo Hòn Tranh, bãi cát trắng mịn nằm trong vịnh nhỏ, do ở xa khu dân cư nên ở đây chưa bị con người tác động nhiều và còn giữ được vẻ hoang sơ, nguyên thủy. Về phía Đông Nam của đảo, trên bờ có những vách đá đen cấu tạo như chồng chất về phía biển tạo nên những hang động kỳ thú, dưới nước là những bãi san hô tập trung, ở đây có thể khai thác các loại hình du lịch lặn biển khám phá, câu cá, chèo thuyền và nghỉ dưỡng cao cấp. Một số cảnh quan đồi núi đẹp đẽ hữu tình khác như mũi Cây Thẻ, mũi Gành Hang, tục gọi là Bàu Bưng ở Triều Dương, bãi Láng hay bãi Trâu ở Long Hải. Đây là những tài nguyên DLST có giá trị, sẽ là những cơ sở để phát triển DLST ở đảo Phú Quý trong tương lai.
- Về di tích lịch sử: đảo Phú Quý có nhiều danh lam thắng cảnh khá nổi tiếng như chùa Linh Quang, vạn An Thạnh, nhiều đền chùa miếu mạo khác như: dinh Thầy, miếu Bà Công chúa Bàng Tranh. Do sống xa cách đất liền, cư dân hội tụ của nhiều vùng miền đã tạo cho Phú Quý những nét văn hóa rất khác lạ với văn hóa đất liền, nhờ đó đã hình thành một dạng tài nguyên văn hóa phi vật thể rất đặc trưng, khá đặc sắc được du khách và người dân bản xứ ưa thích.
Tuy nhiên, vì ở quá xa so với đất liền, mặc dù có tài nguyên DLST đặc sắc lại là KBT biển quốc gia có yếu tố đa dạng sinh học cao nhưng do phương tiện đi lại giữa đảo và đất liền còn hạn chế, vào mùa biển động có những thời điểm không có phương tiện giao thông để vào đất liền, nên việc khai thác phát triển du lịch chỉ ở dạng tự phát, nhỏ lẻ, vì thế hoạt động du lịch-DLST đến thời điểm hiện tại chưa đáng kể.
2.2.1.4 Các cảnh quan thiên nhiên-danh thắng khác của vùng DHCNTB:
Vùng DHCNTB có chiều dài trên 300 km, từ mũi Cà Tiên giáp với Khánh Hòa đến bãi Bình Châu- Xuyên Mộc giáp Bà Rịa-Vũng Tàu gắn liền với sự phân bố khá đồng đều của các cảnh quan danh thắng thiên nhiên đặc sắc, bãi biển hoang sơ, sạch mịn với phong cảnh hữu tình, những núi đá, eo vịnh, những thác nước, hồ đầm, khe suối đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên hết sức độc đáo của vùng. Cụ thể gồm:
- Ở Ninh Thuận: có bãi biển Cà Ná- Mũi đá Chẹt; bãi tắm Ninh Chữ-Bình Sơn; bãi biển Tuấn Tú; bãi biển Từ Thiện; suối nước nóng Mỹ Á; đồi cát đỏ Nam Cương; cồn
cát di động Phước Dinh; đèo Ngoạn Mục; thác Sakai; thác Tiên; suối Tiên; suối Thương; hồ sông Trâu; hồ sông Sắt; hồ Tân Giang; đầm Nại-Hòn Thiêng; các vườn trồng nho và sinh cảnh nông nghiệp tại Ninh Thuận và Phan Rang;
- Ở Bình Thuận: có bãi biển Bình Thạnh; bãi Ghềnh Son; cụm bãi biển Vĩnh Thuỷ- Đồi Dương và Thương Chánh (Phan Thiết); bãi biển Rạng-Hàm Tiến; bãi sau Mũi Né- Hòn Rơm; bãi Hòn Hồng-Lạch Chùa–Vũng Môn; bãi biển Thuận Quý – Khe Gà (Hàm Thuận Nam); biển Đồi Dương (Hàm Tân); suối Tiên (Hàm Tiến); động cát bay Mũi Né; cảnh quan Bàu Trắng (Bắc Bình); thác Bà (Tánh Linh); thác Đầu Trâu, thác Trượt, thác Mưa Bay, hồ Đa Mi, thác Reo,.. Các suối nước khoáng, nước nóng: như suối nước khoáng Vĩnh Hảo (Tuy Phong), suối nước khoáng ĐaKai (Đức Linh), suối nước khoáng Văn Lâm (Hàm Thuận Nam), suối nước nóng Bưng Thị (Hàm Thuận Nam), suối nước khoáng Phong Điền (Hàm thuận Nam), suối nước khoáng Núi Bà (Hàm Thuận Bắc)….
+ Các cù lao nhỏ:
- Hòn Bà (Hàm Tân): là một đảo nhỏ nhô cao giữa biển, cách bờ biển Lagi, huyện Hàm Tân 2km về phía Đông. Trên hòn Bà hiện còn nhiều cây cổ thụ. Nửa đầu thế kỷ XVII, người Chăm đã dựng lên một ngôi đền để thờ nữ thần Thiên Y Ana. Hiện nay hòn Bà là một trong những thắng cảnh đẹp, là điểm hành hương và du lịch thu hút nhiều khách tham quan khi đến vùng Hàm Tân .
- Hòn Nghề (Hoà Thắng -Bắc Bình): là một đảo nhỏ diện tích khoảng 350m2, đảo có
hình thù rất giống Rùa biển đang bơi, cách bờ khoảng 400m. Nơi đây hàng năm được ngư dân khu vực Hoà Thắng tổ chức lễ hội cúng cầu ngư, kết hợp với đền thờ Ông Nam Hải (cá Voi) trong vùng.
2.2.2 Tài nguyên DLST nhân văn vùng DHCNTB:
Thiên nhiên ưu đãi cho vùng DHCNTB không những về cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn để lại cho vùng DHCNTB suốt từ Ninh Thuận đến Bình Thuận, từ hải đảo Phú Quý đến vùng đất liền những tài nguyên nhân văn quý giá mang tầm giá trị quốc gia và khu vực đó là một nền văn hóa Chăm pa phát triển rực rỡ trước khi lụi tàn, những di sản vật thể để lại không thể kể hết được phân bố tương đối đều khắp trên
lãnh thổ của vùng. Đây là tiền đề vững chắc để phát triển DLST văn hóa bản địa trong tương lai.
2.2.2.1 Các di tich lịch sử-văn hóa: a/ Các tháp Chăm nổi tiếng:
Vương quốc Chăm Pa hình thành rất sớm vào cuối thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên trên dải đất thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung ngày nay và đặc biệt vào giai đoạn suy tàn, các đế chế Chăm Pa tập trung chính ở vùng DHCNTB hình thành Vương quốc lấy tên Panduranga. Trong gần 2.000 năm tồn tại và phát triển, vương quốc Chăm Pa đã sáng tạo ra nền văn hóa đặc sắc từng vang bóng một thời, dãi đất từ Ninh Thuận cho đến Bình Thuận có hàng chục di tích nhóm đền tháp Chăm.Tháp Chăm được xây bằng gạch, kỹ thuật sử dụng gạch đất nung thật tuyệt diệu và tinh vi. Cụ thể những cụm tháp nổi tiếng ở vùng DHCNTB bao gồm:
- Tháp Poklong Garai(Phan Rang-Ninh Thuận): là một cụm tháp, công trình kiến trúc còn tương đối nguyên vẹn bằng gạch đạt đỉnh cao của người Chăm. Tháp PoKlông Garai là địa điểm hằng năm được cộng đồng người Chăm tổ chức các lễ hội Katê theo Chăm lịch, và đây là địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu và tham gia các dịp lễ hội.
- Tháp Hoà Lai (Thuận Bắc-Ninh Thuận): còn có tên gọi là Ba Tháp, cụm tháp này trước đây được các chuyên gia khảo cổ học phương Tây đánh giá là cụm tháp cổ đẹp hàng đầu ở Việt Nam. Cụm tháp bao gồm 3 tháp: tháp Trung tâm, tháp Bắc và tháp Nam, do chiến tranh cùng với sự tàn phá của thời gian, vào năm 1978 tháp Trung tâm đã bị sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại tháp Bắc và Nam.
- Tháp Pôrômê (Ninh Phước-Ninh Thuận): toạ lạc trên một đỉnh đồi dốc đứng cao khoảng 50m. Tháp tương đối còn nguyên vẹn, đây là một trong 3 địa điểm tổ chức lễ hội Katê lớn của người Chăm hằng năm.
- Nhóm đền tháp Pô Sah Inư (Tháp Phố Hài- Bình Thuận): nằm trên đồi cao khoảng 50m, dưới chân đồi là biển cả, Pô Sah Inư là nhóm đền tháp Chăm có vị trí quan trọng so với các di tích kiến trúc ở Bình Thuận cũng là nơi diễn ra lễ hội Tết Kate của người Chăm ở Bình Thuận.
- Ba nhóm tháp mới được phát hiện gần Phan Thiết: Tháp bà Châu Rế; Tháp làng Ghọ; Tháp Pô Ptao Yang Tôm (Bình Thuận);
- Nhóm các đền thờ và di tích văn hóa Chăm ở Bình Thuận: đền thờ Pô Klông Mơh Nai; đền thờ Pô Nít; đền thờ công chúa Bàng Tranh (hay Vàng Chanh); vòng thành Sông Lũy, bảo tàng Chăm (Phan Thanh-Bắc Bình).
b/ Các đình – chùa- miếu mạo:
Gắn với lịch sử lưu dân người Việt đi mở mang bờ cõi phương Nam, vốn là vùng đất mới nên có bề dày lịch sử cũng như quy mô chưa lớn, thời gian chưa dài. Một số chùa tiêu biểu được khách hành hương thăm viếng hàng năm gồm:
- Khu vực Ninh Thuận: có chùa Trùng Quang nằm trên núi Đá Chồng, chùa Trùng Khánh, đền Khổng Tử, chùa Trà Cang nằm ở núi Chà Bang (Ninh Phước). Tại thành phố Phan Rang có các chùa mang phong cách kiến trúc Trung Hoa như chùa Ông, chùa Quan Thánh, chùa Bồ Đề, chùa Diệu Ấn, chùa Ngọc Ninh,..
Về miếu thờ Thành Hoàng để tưởng nhớ đến công đức người xưa có 5 ngôi đình đã được Bộ VHTT-DL xếp hạng di tích quốc gia như đình Vạn Phước (1999) đình Dư Khánh (1999) đình Văn Sơn (1999) đình Đắc Nhơn (1999) đình Thuận Hòa (2001) đình Khánh Nhơn (2002) và miếu Xóm Bánh (2002).
-Khu vực Bình Thuận: có đình Xuân An (tại Chợ Lầu, Bắc Bình); đình Xuân Hội (Sông Luỹ, Bắc Bình); đình Làng Đức Thắng (Phan Thiết); đình làng Đức Nghĩa (Phan Thiết); đình làng Phú Hội (Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc); đình Tú Luông (Đức Long, Phan Thiết); miếu Bình Thạnh; Cổ Thạch Tự (chùa Hang) (Bình Thạnh, Tuy phong); chùa Linh Sơn Tự (chùa Núi Tà Cú) (Hàm Thuận Nam); Linh Quang Tự (Tam Thanh, Phú Quý); dinh Thầy Thím (Tân Hải, Hàm Tân); dinh vạn thờ Thần Nam Hải (cá Voi) (Phan Thiết); Ngoạ du sào và mộ chí sỹ Nguyễn Thông (Phan Thiết); di tích Dục Thanh (Phan Thiết); bia chiến thắng Hoài Đức-Bắc Ruộng (Tánh Linh)...
iii/ Các di tích lịch sử nổi tiếng khác:
Chi nhánh bảo tàng Hồ Chí Minh: nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật, hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, đặc biệt nơi đây có di tích Dục Thanh, là ngôi trường mà Bác đã dừng chân dạy học vài năm trước khi xuất dương tìm đường cứu
nước; khu căn cứ kháng chiến Lê Hồng Phong (Bình Thuận); khu căn cứ kháng chiến Bác Ái (Ninh Thuận).
2.2.2.2 Các lễ hội tiêu biểu:
a/ Lễ hội dân gian của người Chăm và dân tộc khác: lễ hội Băng Katê (mùng 1 tháng 7 lịch Chăm); lễ hội Băng Chabur (16 tháng 9 lịch Chăm); lễ Suk Yâng (tháng 9 theo lịch Chăm); lễ RamưWan (tháng 11 hoặc tháng 12 theo lịch Chăm); các lễ hội Chăm khác: lễ Rija Nưga (lễ tống ôn), lễ Plao Paxah (cúng hoa màu), lễ Pơh Păng Yang (khai mương đắp đập), lễ Kap Hlâu Krong (cầu mưa thuận gió hoà), lễ Pô Bphum (cúng ruộng đất); lễ tết Thần Lúa của người K’Ho, lễ tết Nhô Vrê R’He-mừng lúa trĩu hạt của người, lễ cúng Thần Lúa của người Churu và người Mạ,…
b/ Lễ hội dân gian người Việt và người Hoa: lễ hội dinh Thầy Thím (rằm tháng 9 âm lịch); lễ hội Nghinh Ông của người Hoa (hạ tuần tháng 7 Âm lịch); lễ Nghinh Ông Nam Hải; lễ giỗ tổ chùa Cổ Thạch (25 tháng 5 âm lịch); lễ giỗ tổ chùa Núi Takou (5 tháng 10 âm lịch).
c/ Lễ hội tôn giáo: lễ Phật Đản, Vu Lan, lễ rước bà Thiên Hậu, lễ Trung Thu, Tam Nguyên, Giáng Sinh, Phục Sinh…
d/ Lễ của các ngành nghề: như nghề may, nghề cá, nghề bạc, nghề mộc, nghề làm bánh tráng, nghề rang hạt dưa, nghề đúc đồng…
e/ Các làng nghề:
i/ Làng nghề truyền thống cổ: gồm có làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Ninh Phước- Ninh Thuận); làng gốm cổ Bàu Trúc (Ninh Phước-Ninh Thuận); nghề làm gốm Xóm Giàn, Xóm Gọ, Xóm Nồi (Trí Đức–Bắc Bình–Bình Thuận); dệt thổ cẩm ở làng Chăm Phan Hoà-Bắc Bình; nghề đúc đồng với hai sản phẩm đặc biệt là chuông và tượng đồng ở Xuân Phong-Đại Nẫm (Phan Thiết); nghề kim hoàn; nghề làm nhạc cụ dân tộc Chăm cuả ông Cả Vỗ-Bắc Bình,…
ii/ Làng nghề thủ công dân gian: nghề làm nước mắm ở các địa phương đã làm nên tên tuổi sản phẩm nước mắm của vùng DHCNTB phải kể đến các nơi: Đông Hải–Phan Rang; Cá Ná; Phan Rí; Liên Hương; Mũi Né; Phú Hài; Phan Thiết. Nghề làm bánh
tráng Chợ Lầu, Phan Rí; nghề chế biến hạt dưa là các làng nghề như Hàm Đức, Phú Long, Chợ Lầu,…Nghề làm cốm tại Hàm Thuận Bắc, Phan Thiết,…
2.2.2.3 Các loại hình nghệ thuật, ca múa nhạc, sân khấu hiện đại và truyền thống Với những chương trình biểu diễn đặc thù trong các hoạt động DLST văn hóa phục vụ du khách như: ca múa nhạc truyền thống dân tộc Chăm-Ninh Phước, đội văn nghệ Chăm-Bắc Bình, Đoàn ca nhạc kịch Biển Xanh, hò bả trạo, ca múa nhạc kịch hiện đại, đã tạo hứng thú và hấp dân du khách đến thăm…
Tóm lại vùng DHCNTB được thiên nhiên ưu đãi về các nguồn tài nguyên thiên nhiên như 2 VQG, 2 KBTTN, cùng với 2 KBTB có hàm lượng ĐDSH cao lại phong phú đa dạng chủng loài, vừa có rừng, vừa có núi, có hải đảo xa và gần, vừa có đồi cát đỏ vàng ven biển nằm xen kẻ giữa các khu rừng Savan đặc sắc. Cảnh quan thiên nhiên từ đồng bằng đến miền núi còn hoang sơ tuyệt đẹp. Bên cạnh đó về tài nguyên nhân văn vùng DHCNTB lại may mắn sở hữu một nguồn tài nguyên nhân văn về văn hóa Chăm pa đồ sộ, quý giá mà không nơi nào có được. Tuy nhiên, do chưa có một kế hoạch khai thác tổng thể và toàn diện về tài nguyên DLST của vùng cũng như của từng địa phương, nên việc tổ chức khai thác tài nguyên còn mang tính tự phát, manh múm và bất cập. Nhưng với lợi thế về tài nguyên DLST nêu trên có thể nói đây là những tiền đề cơ bản và vững chắc cho việc phát triển DLST của vùng trong thời gian sắp đến.
2.3 Thực trạng phát triển du lịch vùng DHCNTB:
2.3.1 Vị trí địa lý kinh tế du lịch của vùng DHCNTB so với toàn vùng duyên hải Nam Trung bộ:
Theo địa lý kinh tế du lịch, vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm 8 tỉnh: Đà Nẳng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Trong đó tiểu vùng DHCNTB gồm hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. So với Khánh Hòa, Đà Nẳng, Quảng Nam thì du lịch cuả tiểu vùng DHCNTB chỉ mới khởi động và phát triển giữa những năm thập niên 90, tuy nhiên nhờ lợi thế về vị trí địa lý kinh tế nên tiểu vùng DHCNTB đã có những bước phát triển nhanh chóng và vượt trội.
Bảng 2.5 So sánh một số chỉ tiêu về kinh tế du lịch năm 2010 của vùng DHCNTB so với toàn vùng duyên hải Nam Trung bộ
Toàn vùng duyên hải Nam Trung bộ | Tiểu vùng duyên hải cực Nam Trung bộ | So sánh tỷ lệ (%) | |
Tổng lượng khách (lượt) + Khách DL quốc tế + Khách DL nội địa Tổng doanh thu từ DL | 10.680.000 2.240.000 8.440.000 914 triệu USD | 3.180.281 312.209 2.868.072 138 triệu USD | 29,77 13,94 33,98 15,10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Maylaysia: Phát Triển Loại Hình Dlst Văn Hóa Gắn Kết Với Du Lịch Cộng Đồng – Homestay.
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Tổ Chức Và Quản Lý Phát Triển Dlst Có Thể Vận Dụng Cho Việt Nam Nói Chung Và Vùng Dhcntb Nói Riêng:
- Hệ Thống Rừng Đặc Dụng - Một Dạng Tài Nguyên Dlst Quan Trọng: A- Tổng Quan Về Rừng Đặc Dụng Ở Vùng Dhcntb :
- Các Tuyến Dlst Đang Khai Thác: Toàn Vùng Bước Đầu Hiện Đang Hình Thành Khoảng 16 Tuyến Dlst Chính, Cụ Thể Gồm:
- Ngày Khách Và Tính Thời Vụ Trong Dlst Ở Vùng Dhcntb
- Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Và Phân Tích:
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
( Nguồn: Viện Nghiên cứu và PTDL, Sở VHTT-DL hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận) Bảng 2.6: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh du lịch 5 tỉnh phía Nam của vùng Duyên hải Nam Trung bộ năm 2009
Diện tích tự nhiên (km2) | Lượt khách | Tổng doanh thu (triệu đồng) | |||
Tổng số | Khách quốc tế | Khách nội địa | |||
- Bình định - Phú Yên - Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận | 6.026 5.045 5.197 3.360 7.830 | 776.000 230.000 1.567.603 557.205 2.220.000 | 57.000 10.000 279.852 51.840 222.000 | 719.000 220.000 1.287.751 505.365 2.000.000 | 214.000 140.000 997.000 260.060 1.637.600 |
(Nguồn: các sở TMDL của tiểu vùng duyên hải Nam Trung bộ, Tổng Cục Du lịch VN )
So với các tỉnh lân cận quy mô và tốc độ phát triển của Bình Thuận đã chiếm vị trí quan trọng trong toàn vùng, đã vượt xa của tỉnh Khánh Hòa. Đối với Ninh Thuận có quy mô nhỏ hơn nhưng cũng tương đương với các tỉnh khác như Bình Định và hơn Phú Yên.
2.3.2 Tình hình kinh doanh du lịch và DLST ở vùng DHCNTB
2.3.2.1 Lượt khách:
a/ Về tình hình khách du lịch quốc tế:
Biểu đồ 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch vùng DHCNTB
thời kỳ 2001-2010
3,000,000
2,750,000
2,875,770
2,868,072
2,500,000
2,505,365
2,250,000
2,256,705
2,000,000
2,088,125
Tổng doanh thu từ du lịch vùng DHCNTB(
triệu đồng)
1,897,660
1,750,000
1,747,907
1,639,800
1,500,000
1,250,000
1,329,339
1,242,132
Tồng số khách Du lịch quốc tế (lượt khách)
1,000,000
1,069,781
906,653
933,617
750,000
743,580
718,375
620,688
500,000
541,225
430,641
312,209
250,000 254,594
78,2
338,568
220,410
174,539 206,228
26
88,035
107,378
141,629
Tồng số khách Du lịch nội địa (lượt khách)
273,840
0
2001
100,995
2002
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
( Nguồn: Sở VH-TT&DL, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Bình Thuận và Ninh Thuận )
Từ số liệu và biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng du lịch của vùng DHCNTB trung bình khá cao và phát triển vững chắc nhất là 5 năm gần đây, cụ thể nếu tính từ 1992-2002: số lượng khách quốc tế trong 10 năm đã tăng gấp 20 lần, từ quy mô 3.198 lượt năm 1991 đến năm 2002 đạt ngưỡng 100.000 lượt khách. Trung bình tốc độ tăng hằng năm trong thời kỳ này là 34%.
Thời kỳ càng về sau, để đạt gấp đôi số lượng khách DLQT, chỉ cần một nửa thời gian so với giai đoạn đầu, nghĩa là 5 năm sau từ quy mô 100.000 lượt khách năm 2002 đã tăng lên 206.228 lượt vào năm 2007. Trong thời gian này tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15,37%. Từ 2007-2010 bước phát triển có tính ổn định hơn, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 14,82%.
Nếu so sánh với cả nước thì lượng khách quốc tế đến vùng DHCNTB hiện nay chỉ chiếm 6,18% và so với TPHCM thì chiếm 10,07%. Đặc biệt trong năm 2009 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lượng khách quốc tế đến Việt Nam suy giảm, tốc độ giảm bình quân là -11,32% và TPHCM là – 7,14% so với 2008, nhưng vùng DHCNTB vẫn tăng khá cao đạt 24,24%.