Quy Định Về Giá Cả Hàng Hóa, Dịch Vụ

cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm và thông báo cho người tiêu dùng đã giao kết hợp đồng. Trường hợp việc sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm dẫn đến điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực và phát sinh thiệt hại đối với người tiêu dùng thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định việc đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung là bắt buộc trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Chính phủ ban hành. Đối với những hàng hóa, dịch vụ không thuộc trường hợp trên thì việc kiểm soát mặc dù cũng được quy định nhưng tính khả thi chưa cao.

2.1.5. Quy định về giá cả hàng hóa, dịch vụ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, nhà kinh doanh siêu thị có trách nhiệm niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh.

Theo quy định của Luật Giá năm 2012, đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong siêu thị, nhà kinh doanh siêu thị có quyền [18, Điều 11]:

- Tự định giá hàng hóa, dịch vụ trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

- Quyết định giá bán hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.

- Đấu thầu, đấu giá, thoả thuận giá, hiệp thương giá và cạnh tranh về giá dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật khi bán hàng hoá, dịch vụ.

- Áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.

- Điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu, đồng thời phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp theo quy định.

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị - 6

- Tiếp cận thông tin về chính sách giá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước và các thông tin công khai khác.

- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá; yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.

Người bán hàng nói chung, nhà kinh doanh siêu thị nói riêng có nghĩa vụ [18, Điều 12]:

- Lập phương án giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Chấp hành quyết định về giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đăng ký giá bán đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá và chịu trách nhiệm về tính chính xác của mức giá đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Kê khai giá bán hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm về tính chính

xác của mức giá đã kê khai đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá theo quy định của Chính phủ.

- Niêm yết giá:


+ Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và bán đúng giá niêm yết;

+ Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nhà kinh doanh siêu thị quyết định và không được bán cao hơn giá niêm yết.

- Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình theo quy định.

- Cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp Nhà nước định giá, áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ.

- Giải quyết kịp thời mọi khiếu nại về giá hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Luật Giá năm 2012, người tiêu dùng có quyền [18, Điều 13]:


- Lựa chọn, thỏa thuận và góp ý về giá khi mua hàng hóa, dịch vụ.


- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ đã mua không đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, cam kết.

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên như đã phân tích ở chương 1, quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị là một dạng của quan hệ hợp đồng theo mẫu, người tiêu dùng không có quyền lựa chọn, thỏa thuận và góp ý về giá khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Được hưởng các quyền nói trên đồng thời người tiêu dùng có nghĩa vụ [18, Điều 14]:

- Thanh toán theo mức giá đã lựa chọn hoặc mức giá do Nhà nước quy định khi mua hàng hóa, dịch vụ.

- Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá.

Đối với các hành vi vi phạm quy định về giá có thể bị xử phạt theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Các quy định hiện hành về giá cả hàng hóa, dịch vụ là cơ sở pháp lý quan trọng để các thương nhân nói chung và nhà kinh doanh siêu thị nói riêng thực hiện, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng đối với giá cả hàng hóa, dịch vụ.

2.1.6. Nhóm quy định về bảo hành


Người tiêu dùng khi mua, sử dụng một hàng hóa, dịch vụ đều mong muốn hàng hóa, dịch vụ đó bảo đảm chất lượng theo như yêu cầu của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào hàng hóa mà người tiêu dùng mua cũng có chất lượng như các bên đã giao kết mà có thể phát sinh những khiếm khuyết ảnh hưởng đến tính năng, công dụng, mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Do đó, chế định trách nhiệm bảo hành ra đời nhằm bảo đảm trong trường hợp có khiếm khuyết, tổ chức, cá nhân kinh doanh có nghĩa vụ thực hiện việc sửa chữa, khắc phục khiếm khuyết nhằm bảo đảm chất lượng của hàng hóa đúng như các bên đã thỏa thuận.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 không quy định trách nhiệm bảo hành là trách nhiệm bắt buộc của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong mọi trường hợp cũng như không quy định loại hàng hóa nào phải bảo hành. Vì vậy có thể hiểu việc bảo hành là do tự các bên thỏa thuận với nhau. Trong thực tế, bảo hành là một trong những hình thức thu hút người tiêu dùng mà nhà kinh doanh siêu thị áp dụng.

Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình, nhà kinh doanh siêu thị đưa ra các thời hạn bảo hành, phương thức bảo hành cũng như những nội dung bảo hành khác không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi uy tín, thương hiệu của mình mà còn nhằm mục đích cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Người tiêu dùng cũng xem chế độ bảo hành là một trong những căn cứ để quyết định mua một hàng hóa nào đó. Do đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 không bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện. Tuy nhiên, để bảo đảm việc bảo hành (trong trường hợp điều kiện bán hàng của siêu thị có nội dung về bảo hành) được thực hiện một cách đầy đủ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì pháp luật cần phải có những can thiệp để điều chỉnh hoạt động bảo hành của nhà kinh doanh siêu thị.

Ngoài ra, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng quy định bảo hành hàng hóa, linh kiện có thể là trách nhiệm bắt buộc của tổ chức,

cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, trong trường hợp nào hàng hóa, linh kiện bắt buộc phải bảo hành thì hiện nay chưa được pháp luật quy định thành danh mục rõ ràng.

Trách nhiệm bảo hành thông thường chỉ áp dụng đối với hàng hóa, linh kiện, phụ kiện (hàng hóa hữu hình). Nguyên nhân để tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành là do hàng hóa có khuyết tật ảnh hưởng đến tính năng, công dụng, chất lượng của hàng hóa. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện việc sửa chữa, khắc phục hoặc đổi vật. Vì vậy, việc bảo hành không thể thực hiện đối với dịch vụ [1, tr. 137].

Trách nhiệm bảo hành được xác lập trong một thời hạn nhất định. Khác với các trách nhiệm khác, trách nhiệm bảo hành không tồn tại một cách vĩnh viễn mà chỉ có thời hạn nhất định gọi là thời hạn bảo hành. Thời hạn bảo hành là do các bên thỏa thuận, trong thời hạn đó nếu hàng hóa có khuyết tật phát sinh thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc bảo hành. Hết thời hạn này, trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt, trừ trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn bảo hành [1, tr. 138].

Trước khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 được ban hành, chế định bảo hành đã được ghi nhận trong một số văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Dân sự năm 2005. Bộ luật dân sự đã dành 4 điều (từ Điều 445 đến Điều 448) để quy định về nghĩa vụ bảo hành. Tuy nhiên, bộ luật dân sự chủ yếu điều chỉnh các mối quan hệ dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự do thỏa thuận. Vì vậy, các quy định (trong đó có quy định về chế độ bảo hành) cũng được xây dựng dựa trên những nguyên tắc đó mà chưa tính đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với tư cách là một bên yếu thế.

Thực tiễn cho thấy, thông thường khi chào bán hàng hóa, nhà kinh doanh siêu thị luôn đưa ra những cam kết, hứa hẹn hấp dẫn về chế độ bảo hành. Tuy nhiên khi đã xác lập giao dịch và phát sinh nghĩa vụ bảo hành thì không phải lúc nào phía siêu thị cũng thực hiện cam kết một cách nghiêm túc. Nhiều trường hợp, nhà kinh doanh siêu thị tìm mọi cách để từ chối nghĩa vụ bảo hành hoặc đổ lỗi cho người tiêu dùng và tìm lý do khác để trốn tránh nghĩa vụ bảo hành. Một hình thức nữa là cố tình trì hoãn việc bảo hành hoặc thực hiện việc bảo hành nhiều lần làm cho người tiêu dùng chán nản và từ bỏ việc bảo hành hoặc để hết thời hạn bảo hành và trốn tránh trách nhiệm. Trong trường hợp này thì các quy định của Bộ luật dân sự không đủ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Trước khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 được ban hành, Cục Quản lý cạnh tranh đã giải quyết một số tranh chấp của người tiêu dùng với thương nhân liên quan đến chế độ bảo hành hàng hóa. Qua những vụ việc đó cho thấy mặc dù yêu cầu của người tiêu dùng là rất chính đáng, nhưng các tổ chức, cá nhân kinh doanh thường tìm cách từ chối trách nhiệm của mình và quyền lợi của người tiêu dùng đã bị xâm phạm.

Để bảo vệ quyền của người tiêu dùng và ràng buộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định: Trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm sau:

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp;

- Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân

kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới;

- Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;

- Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi.

- Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;

- Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;

- Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.

Quy định trên là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo nhà kinh doanh siêu thị thực hiện đúng nghĩa vụ bảo hành hàng hóa đã cam kết, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2.1.7. Quy định về giải quyết tranh chấp


Khác với giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh nói

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2024