Nhóm Quy Định Về Kiểm Soát Các Nội Quy Bán Hàng (Điều Kiện Bán Hàng) Do Siêu Thị Đưa Ra

- Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.


- Áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hoá trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản.

- Thông báo cho người mua điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng hàng hoá.

- Cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa cho người mua.


- Cung cấp tài liệu, thông tin về hàng hoá bị kiểm tra cho kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

- Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá và cách phòng ngừa cho người mua khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.

- Kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Hợp tác với người sản xuất, người nhập khẩu thu hồi, xử lý hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị - 5


- Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trả chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định.

Đối với hàng hoá kinh doanh trong siêu thị, nhà kinh doanh siêu thị thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng [13, Điều 38]:

- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình lưu thông hàng hoá hoặc tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của hàng hoá do mình bán;

- Chịu sự kiểm tra chất lượng hàng hoá; xử lý vi phạm pháp luật quy định.


Siêu thị chịu sự quản lý của ba ngành: công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn và y tế. Mỗi sản phẩm, muốn có được đưa vào kinh doanh trong siêu thị phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu gắt gao (ví dụ: Mặt hàng thực phẩm phải có hồ sơ công bố chất lượng theo quyết định của Bộ Y tế; hàng nhập khẩu phải có tờ khai hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận đạt chất lượng nhập khẩu của Bộ Y tế…) Vì vậy, về mặt nguyên tắc, quy trình để đưa một sản phẩm vào siêu thị rất nghiêm ngặt và chặt chẽ.

Các hành vi vi phạm quy định về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa có thể bị xử phạt theo quy định của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Như vậy, các quy định trên về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong siêu thị. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể, thống nhất về việc tiêu chuẩn hóa đối với các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong siêu thị để đảm bảo việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ có tiêu chuẩn, chất lượng thống nhất giữa các siêu thị, đem đến lợi ích và sự thuận tiện cho người tiêu dùng.

2.1.3. Nhóm quy định về thông tin đối với hàng hóa


Theo hướng dẫn của Liên hợp quốc, quyền được cung cấp thông tin là một trong tám quyền cơ bản của người tiêu dùng. Một trong những định hướng chủ yếu khi xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và tại Việt Nam là “khắc phục vị trí yếu thế của người tiêu dùng” và đặc biệt là khắc phục tình trạng “bất cân xứng về thông tin giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh”. Điều đó cho thấy, thông tin là một trong những yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Bởi vì, để bảo đảm người tiêu dùng có thể đưa ra một quyết định, lựa chọn đúng đắn thì vấn đề quan trọng nhất là thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đang cân nhắc mua hoặc sử dụng. Người tiêu dùng cần có những thông tin cơ bản nhất về hàng hóa, dịch vụ như: nguồn gốc xuất xứ, giá cả, chất lượng, tính năng công dụng, chế độ hậu mãi, phương thức thanh toán… cũng như về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó như: uy tín, thương hiệu, năng lực hoạt động, địa điểm kinh doanh, bảo hành, sửa chữa hàng hóa… tuy nhiên, ngoài tổ chức, cá nhân kinh doanh thì người tiêu dùng hoặc bất kỳ ai khác đều khó có thể tiếp cận được những thông tin này do những hạn chế về độ chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cũng như phương tiện để thực hiện. Vì vậy, việc quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh là cần thiết và là một trong những nghĩa vụ cơ bản nhất, quan trọng nhất trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đối với người tiêu dùng mua hàng hóa ở siêu thị thì thông tin hàng hóa có vai trò đặc biệt quan trọng bởi quan hệ mua bán ở đây là hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, người tiêu dùng không có quyền trả giá, thương lượng khi mua.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì nhà kinh doanh siêu thị phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, bao gồm:

- Ghi nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật;


- Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh;


- Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa;

- Cung cấp hướng dẫn sử dụng, điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành;

- Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.

Để bảo đảm các thông tin được cung cấp một cách đầy đủ, trung thực, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định nhằm điều chỉnh hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa đã quy định những vấn đề cụ thể về nhãn hàng hóa (là một trong những phương tiện cung cấp thông tin chủ yếu cho người tiêu dùng) như: vị trí nhãn hàng hóa, kích thước của nhãn, màu sắc của chữ, ký hiệu, hình ảnh trên nhãn, ngôn ngữ ghi nhãn, nội dung và cách ghi nhãn.

Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng đưa ra những quy định nhằm bảo đảm các thông tin được cung cấp trung thực và tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng bằng việc quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong việc “đưa ra chỉ dẫn gây nhầm lẫn” hay hành vi “quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”…

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm nghĩa vụ về ghi nhãn hàng hóa hay thực hiện những hành vi quảng cáo bắt chước, quảng cáo gian dối, quảng cáo gây nhầm lẫn sẽ phải chịu những chế tài nhất định….

Như vậy, các quy định pháp luật về thông tin hàng hóa tương đối đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng trong việc được biết những thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà mình mua, sử dụng.

2.1.4. Nhóm quy định về kiểm soát các nội quy bán hàng (điều kiện bán hàng) do siêu thị đưa ra

Quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị thông thường là quan hệ hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Trong quan hệ này, mục đích mà nhà kinh doanh siêu thị hướng đến là lợi nhuận, các điều kiện bán hàng là do một phía (nhà kinh doanh siêu thị) đặt ra. Vì vậy, các điều khoản trong hợp đồng, điều kiện giao dịch chung do bên kinh doanh siêu thị đặt ra có thể có các điều khoản lạm dụng để có lợi cho họ.

Để kiểm soát các điều khoản lạm dụng của nhà kinh doanh nói chung, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định về điều khoản lạm dụng hay còn gọi là điều khoản không có hiệu lực của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung bao gồm [15, Điều 16]:

- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

- Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;


- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;

- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;

- Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.

Việc tuyên bố và xử lý điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Như vậy, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định cụ thể các điều khoản nào bị coi là điều khoản lạm dụng. Tuy nhiên, trên thực

tế không phải lúc nào các điều khoản có tính chất lạm dụng, gây bất cân xứng về lợi ích cũng thuộc một trong các trường hợp luật quy định.

Để kiểm soát về hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung, Chính phủ đã quy định vấn đề này trong Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó, hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải được lập thành văn bản, ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12, nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.

Ngoài ra, đối với siêu thị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nếu hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên thì phải đăng ký tại Bộ Công thương; hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đăng ký tại Sở Công Thương nơi đặt địa điểm kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền xem xét hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các nội dung không có hiệu lực quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cả sự phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng. Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong các trường hợp trên chỉ được áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký được hoàn thành.

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao

dịch chung được công bố công khai và lưu trữ trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc lưu hành các hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung đã đăng ký.

Nghị định cũng quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp sau [5, Điều 15]:

- Khi pháp luật thay đổi làm thay đổi nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thông báo cho người tiêu dùng về việc thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sau khi hoàn thành việc đăng ký lại.

Để kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không thuộc phạm vi phải đăng ký, Nghị định quy định [14, Điều 16]:

- Trường hợp nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm đó.

- Trường hợp nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không rõ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh giải trình làm rõ các nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đó.

- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2024