Rủi Ro Mà Người Tiêu Dùng Thường Gặp Khi Mua Bán Hàng Hóa, Dịch Vụ Ở Siêu Thị

* Các điều kiện bán hàng do bên kinh doanh siêu thị đưa ra được áp dụng rộng rãi, phổ biến cho mọi khách hàng vì vậy người tiêu dùng rất dễ tin tưởng và chấp nhận. Đây chính là một trong những điểm khiến người tiêu dùng lựa chọn phương thức mua hàng ở siêu thị thay vì các cửa hàng, chợ…

* Về hình thức của hợp đồng được thể hiện dưới dạng các quy định, nội quy bán hàng được mặc định thành tập quán mua bán hàng hóa, người tiêu dùng được phổ biến hoặc đọc nội quy bán hàng được niêm yết trước cửa hàng, người tiêu dùng phải mặc nhiên công nhận khi vào siêu thị mua hàng hóa.

1.2.2. Rủi ro mà người tiêu dùng thường gặp khi mua bán hàng hóa, dịch vụ ở siêu thị

* Mất cân xứng về thông tin hàng hóa:


Trong quan hệ mua bán giữa nhà kinh doanh siêu thị và người tiêu dùng, người tiêu dùng có yếu thế trong việc tiếp cận, xử lý và hiểu các thông tin về hàng hoá, dịch vụ (vấn đề thông tin không cân xứng). Người tiêu dùng, do không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ, cũng như do những hạn chế trong hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật nên thường không hiểu được đầy đủ tính năng, công dụng, chất lượng, các rủi ro liên quan tới quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ như các tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Trong giao dịch với nhà kinh doanh siêu thị, người tiêu dùng còn có thể gặp các bất lợi khác như không nắm bắt được thông tin về giá cả của các loại hàng hoá, dịch vụ tương tự, các thông tin về chất lượng dịch vụ, hậu mãi, v.v.. Vì vậy trong quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị luôn có sự bất cân xứng về thông tin mà bên yếu thế là người tiêu dùng.

* Bất cân xứng về ý chí:

Bên kinh doanh siêu thị soạn sẵn các nội quy bán hàng, điều kiện bán hàng. Khi thiết lập nội quy, điều kiện bán hàng, nhà kinh doanh siêu thị hoàn toàn tự do ý chí. Còn đối với người tiêu dùng nếu đồng ý thì gia nhập (tuân theo), họ không có quyền đàm phán, thương lượng để thay đổi các nội quy, điều kiện mà nhà kinh doanh siêu thị đã đưa ra. Vì vậy ý chí của người tiêu dùng trong quan hệ với nhà kinh doanh siêu thị đã bị hạn chế.

* Người tiêu dùng thường bị bất lợi bởi các quy định về bán hàng do bên siêu thị đưa ra (điều khoản lạm dụng):

Như đã nói ở trên, trong quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị, mục đích mà nhà kinh doanh siêu thị hướng đến là lợi nhuận, các điều kiện bán hàng là do một phía (nhà kinh doanh siêu thị) đặt ra. Vì vậy, các điều kiện bán hàng do bên kinh doanh siêu thị quy định luôn có lợi cho họ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Các điều khoản này có thể là:

- Loại trừ hoặc hạn chế trách nhiệm pháp lý của nhà kinh doanh siêu thị trong trường hợp người tiêu dùng bị chết;

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị - 3

- Cho phép nhà kinh doanh siêu thị được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo trước cho người tiêu dùng trong trường hợp các hợp đồng có thời hạn không xác định;

- Cho phép nhà chuyên môn được đơn phương thay đổi nội dung của hợp đồng mà không có lý do chính đáng;

- Bắt buộc người tiêu dùng phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng ngay cả trong trường hợp nhà kinh doanh không thực hiện nghĩa vụ;

- Cấm hoặc ngăn cản người tiêu dùng khởi kiện ra toà án hoặc khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền;

- Quy định rằng giá của sản phẩm sẽ được xác định vào thời điểm giao hàng hoặc cho phép người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ quyền tự ý tăng giá mà không tạo điều kiện cho người mua hàng hoá, dịch vụ quyền chấm dứt hợp đồng nếu giá cuối cùng của hàng hoá, dịch vụ quá cao so với giá thoả thuận vào thời điểm giao kết hợp đồng...

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị chính là khắc phục những rủi ro mà người tiêu dùng phải gánh chịu.

1.3. Khái niệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hiểu là tổng thể các cơ chế, chính sách, pháp luật cùng các biện pháp thi hành để bảo đảm cho quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, tránh được những rủi ro khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực siêu thị là việc bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, tránh được những rủi ro khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân kinh doanh siêu thị.

Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, bảo đảm thực hiện, điều chỉnh mối quan hệ giữa người tiêu dùng với thương nhân kinh doanh siêu thị nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, lợi ích xã hội.

* Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị:

- Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải gắn liền với bảo vệ lợi ích xã hội;

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của thương nhân kinh doanh siêu thị.

1.4. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật của một số nước trên thế giới

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng có thể nói là một khía cạnh tiêu biểu của xu hướng này, được cả xã hội nhìn nhận từ lâu như một trong những nhu cầu tự nhiên của quá trình lập pháp. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở các nước nói chung đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật và hơn thế, nó đã và đang được "chính trị hoá" ở mức độ khác nhau bởi lẽ rất đơn giản các chính trị gia tồn tại trên lá phiếu của cử tri mà tất cả các cử tri đều là người tiêu dùng. Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, vì thế, cũng rất được "ưu ái", thể hiện ở sự đa dạng từ các thiết chế quyền lực nhà nước đến các tổ chức xã hội dân sự.

1.4.1. Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Pháp


Ở Pháp nói riêng và EU nói chung đang chứng kiến hiện tượng pháp luật bảo vệ người tiêu dùng phát triển đến mức ngày càng có xu hướng lấn át cả luật dân sự, bởi lẽ trong xã hội ngày nay, hầu hết các hợp đồng dân sự đều là những hợp đồng được giao kết giữa nhà chuyên môn và người tiêu dùng. Trong khi Pháp, Thuỵ Sỹ, Tây Ban Nha... đều đã có Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng thì Đức, Áo và một số nước khác mới chỉ dừng ở việc ban hành một luật chuyên biệt bảo vệ người tiêu dùng. Ở tầm liên minh Châu Âu cũng có nhiều văn bản-chủ yếu là chỉ thị-điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quốc gia thành viên có nghĩa vụ chuyển hoá các chỉ thị này vào nội luật [26].

Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng của Pháp có thể xem là một trong những ví dụ điển hình cho pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các nước theo truyền thống civil law. Được ban hành năm 1993, là kết quả của sự pháp điển hoá hơn 600 văn bản luật, nghị định của Pháp, các văn bản pháp luật của

liên minh Châu Âu và các điều ước quốc tế, Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng của Pháp gồm 2 phần (Phần pháp điển hoá các quy định của luật và Phần pháp điển hoá các quy định do chính phủ ban hành).

Khác với Bộ luật dân sự có phạm vi áp dụng rất rộng, Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng chỉ áp dụng đối với các giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ giữa nhà chuyên môn và người tiêu dùng. Trong đó quy định nghĩa vụ của nhà chuyên môn; Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng đối với sản phẩm; "Điều khoản lạm dụng người tiêu dùng"…

Một trong những điểm đặc thù của Bộ luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Pháp chính là việc quy định chế tài hình sự ngay trong bộ luật, ví dụ: Điều L.213-3 Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng quy định mức phạt tù đến 4 năm và phạt tiền đến 75.000 euro nếu sản phẩm lừa dối là các loại thuốc có khả năng gây hại cho con người hoặc động vật.

Ngoài ra, vấn đề “điều khoản lạm dụng” - tức là hợp đồng giữa nhà chuyên môn với người tiêu dùng chứa các điều khoản bất lợi cho người tiêu dùng đã được nhà lập pháp Pháp sớm ý thức. Pháp luật Pháp đã đưa ra khái niệm về “điều khoản lạm dụng” mang tính chất nguyên tắc chung: "Trong các hợp đồng được giao kết giữa nhà chuyên môn và người tiêu dùng, các điều khoản bị coi là điều khoản lạm dụng người tiêu dùng nếu có đối tượng hoặc hệ quả tạo ra một sự mất cân xứng một cách rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng”. Các điều khoản lạm dụng người tiêu dùng có hệ quả bị vô hiệu. Các điều khoản khác của hợp đồng vẫn có giá trị áp dụng nếu không bị tuyên vô hiệu.

Thiết chế xã hội đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việt Nam nên tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm của Pháp về việc quy định và phát huy vai trò của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Hiệp hội

bảo vệ người tiêu dùng là một thiết chế được quy định tại Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng của Pháp. Các hiệp hội này được Chính phủ mời tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Thực tế đã cho thấy các đóng góp rất tích cực của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng vào quá trình xây dựng và thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Một trong những điểm đặc biệt mà Việt Nam có thể tham khảo trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Pháp chính là sự can thiệp khá mạnh của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền của người tiêu dùng được tôn trọng trên thực tế. Cụ thể:

- Pháp có hệ thống các cơ quan ngành dọc từ trung ương đến địa phương chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

- Thiết chế tư pháp đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Pháp cũng rất được chú trọng, các tòa án dân sự các cấp đều bố trí thẩm phán chuyên trách phụ trách về lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.

- Ở Pháp còn tồn tại một thiết chế đặc thù, mang tính nửa nhà nước, nửa phi nhà nước, tham gia vào quá trình bảo vệ người tiêu dùng, ví dụ như Uỷ ban quốc gia về điều khoản lạm dụng; Uỷ ban liên bộ về bảo vệ người tiêu dùng; Uỷ ban quốc gia về các sản phẩm sữa, Uỷ ban về an toàn cho người tiêu dùng, Uy ban phá sản cá nhân...

1.4.2. Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đi tiên phong trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Những hành vi quảng cáo gian dối đã bị pháp luật liên bang Hoa Kỳ cấm từ năm 1914 theo Luật về uy ban thương mai Liên bang (the Federal Trade Commission Act of 1914). Việc kiểm soát chất lượng

thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm cũng đã được quy định từ năm 1938 theo Luật về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm (the Federal Food, Drug and Cosmetic Act of 1938). Năm 1966, chính quyền liên bang đã ban hành Luật về việc ghi nhãn hàng hóa công bằng (the Fair Packing and Labeling Act ò 1966). Năm 1968, chính quyền liên bang ban hành Luật về bảo vệ tín dụng tiêu dùng (the Consumer Credit Protection Act of 1968), năm 1972, ban hành Luật về sản phẩm tiêu dùng an toàn (the Consumer Product Safety Act of 1972), … Có thể nói, mục tiêu chung của các đạo luật này là nhằm ngăn chặn các hành vị kinh doanh gian dối trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước các hành vi lạm dụng của các thương nhân, doanh nghiệp [1].

Một trong những điểm đáng chú ý của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hoa Kỳ là các quy tắc về chế độ trách nhiệm sản phẩm (product liability). Theo đó, người bị thiệt hại có thể tiến hành khởi kiện đòi bồi thường đối với bất cứ ai trong chuỗi phân phối từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng. Ngoài ra, ngay cả khi người thiệt hại không phải là người trực tiếp sản phẩm thì người bị thiệt hại vẫn có quyền tiến hành khởi kiện khi người này đã tiêu dùng sản phẩm và gánh chịu hậu quả (Điều 402A Bản quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phiên bản 2).

Về thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Hoa Kỳ, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phân chia cho nhiều cơ quan khác nhau ở cấp liên bang và cấp bang. Ở cấp liên bang cơ quan chịu trách nhiệm thực thi chủ yếu là Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ. Bên cạnh còn một số cơ quan khác của liên bang cũng có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, như là: Ủy ban An toàn thực phẩm tiêu dùng, ủy ban an toàn dược phẩm và mỹ phẩm,… Ở cấp bang, việc thực thi các đạo luật về các hành vi gian dối đối với người tiêu dùng thường do cơ quan công tố

của bang đảm nhận. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có nhiều tổ chức người tiêu dùng hoạt động tích cực và hiệu quả. Một số tổ chức có thể kể đến như Liên minh người tiêu dùng, Liên đoàn người tiêu dùng quốc gia, Liên đoàn người tiêu dùng Hoa Kỳ [1].

Ngoài ra, một điểm nổi bật khác của pháp luật Hoa Kỳ về bảo vệ người tiêu dùng rất nên tham khảo là cơ chế giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ở Hoa Kỳ tồn tại của cơ chế khởi kiện tập thể và cơ chế giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện nhỏ thông qua thủ tục đơn giản, tòa án đóng vai trò rất tích cực trong việc giải quyết các vụ kiện do người tiêu dùng tiến hành chống lại các hành vi vi phạm của các thương nhân, doanh nghiệp, trong đó có cả các công ty, tập đoàn siêu thị lớn trong nền kinh tế.

1.4.3. Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Trung Quốc

Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Trung Quốc là lĩnh vực pháp luật được hình thành và phát triển cùng với quá trình cải cách, mở cửa (bắt đầu từ năm 1978), chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung kiểu Stalin sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Ngay từ những giai đoạn đầu của thời kỳ cải cách, mở cửa, chính quyền Trung Quốc đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có cả các quy định về an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng thuốc, các quy định vê quy chuẩn, tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa. Năm 1984, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc chính thức được thành lập. từ năm 1988, Trung Quốc bắt đầu tổ chức ngày Tiêu dùng thế giới (ngày 15 tháng 03 hàng năm) [1, tr. 265, 267].

Mặc dù vậy, phải đợi tới năm 1993, lần đầu tiên một đạo luật chuyên

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 01/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí