Sửa Đổi, Bổ Sung Quy Định Về Điều Kiện Kinh Doanh Siêu Thị

tại quầy sách Fahasa tầng 2, loại đồ chơi hình chữ X, có 1 tem ghi mã vạch để thanh toán cho khách, không ghi đơn vị sản xuất, thực chất có thể là hàng Trung Quốc. Đáng lưu ý, loại đồ chơi này có chất lỏng ở bên trong có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ khi chơi. Ngoài ra, lực lượng Quản lý Thị trường đã lập biên bản, kê khai 32 gói gầu bò trọng lượng 500 g, tương đương với 16 kg, giá niêm yết 330.000 đồng/kg. 30 gói ba chỉ bò trọng lượng 500g, tương đương với 15 kg, giá niêm yết 220.000 đồng/kg... các sản phẩm này có nhãn gốc của nhà nhập khẩu, phân phối là Công ty TNHH thực phẩm sạch thương mại T&P và nhãn hàng hóa của Trung tâm Thương Lotte Mart. Trên hai nhãn thể hiện nội dung ngày đóng gói không trùng khớp nhau, có hai ngày đóng gói khác nhau. Tại quầy tủ bán hàng thịt gà đông lạnh, có 29 gói thịt gà trọng lượng 500g, tương đương với 14,5 kg, có nhãn hàng hóa của Lotte Mart, trong đó có nội dung ngày đóng gói nhưng không có nội dung hạn sử dụng [27] …

Ngoài ra các siêu thị BigC (Trần Duy Hưng), Ocean Mart Trung Hòa qua kiểm tra của đoàn liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm đề phát hiện hàng chục loại rau quả không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Riêng tại siêu thị Ocean Mart Trung Hòa không chỉ các mặt hàng rau, của quả tươi mà hầu hết mặt hàng như bánh kẹo, hạt dẻ, đồ khô… đều vi phạm quy định về nhãn mác. Thậm chí nhiều sản phẩm của một đơn vị sản xuất khác được sang bao, đóng gói nhưng lại gắn nhãn mác của siêu thị và không đề hạn sử dụng [22].

* Vi phạm về niêm yết giá


Thực tế vẫn còn có những siêu thị không thực hiện đúng quy định về niêm yết giá như: không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ hoặc niêm yết giá không rõ ràng, gây nhầm lần cho người tiêu dùng.

Đơn cử như Siêu thị Lotte Mart 229 Tây Sơn, Hà Nội, theo kiểm tra đột xuất của Chủ tịch Hiệp hội một số mặt hàng đồ chơi và thực phẩm tại đây đã vi phạm quy định niêm yết giá [25].

2.2.2.2. Nguyên nhân của việc vi phạm


- Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị còn thiếu những quy định thống nhất để điều chỉnh trực tiếp về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung làm cơ sở cho việc hình thành một cơ chế kiểm soát và thực thi có hiệu quả trên thực tế. Hệ thống pháp luật cũng chưa tích cực hỗ trợ người tiêu dùng. Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, khi người tiêu dùng kiện doanh nghiệp (ở đây là các siêu thị) ra tòa vì vi phạm quyền lợi người tiêu dùng sẽ được miễn nộp tạm ứng án phí, không cần chứng minh lỗi của người kinh doanh và được xét xử theo thủ tục rút gọn. Nhưng thực tế, tòa án vẫn buộc người tiêu dùng phải nộp tạm ứng án phí, nếu không sẽ không thụ lý. Nhiêu khê lại tốn kém nên người tiêu dùng e ngại trong việc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình khi bị vi phạm. Thực tế cho thấy, rất khó nhận biết hàng thật, hàng giả, chất lượng hàng hóa trong siêu thị có đúng như nhãn ghi bên ngoài... hay không. Hàng nhập từ nước ngoài về bằng linh kiện, bán thành phẩm rồi qua chế tác, gia công, gắn bao bì, nhãn mác các thương hiệu uy tín, nếu không có kiến thức chuyên môn cùng phương tiện giám định thì không thể nào nhận biết được. Ðây cũng là lý do khiến rất ít người tiêu dùng nào chịu bỏ ra một khoản tiền cho công tác giám định. Vì vậy, mặc dù đã có nghị định xử phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng nhưng vẫn ít người tiêu dùng sử dụng quyền của mình.

- Nhận thức về quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng của nhà kinh doanh siêu thị cũng như người tiêu dùng Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

+ Các nhà kinh doanh siêu thị chưa quan tâm nhiều đến những quy định của pháp luật đối với trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ hoặc phải giải thích rõ ràng những điều kiện giao dịch cho người tiêu dùng khi ký hợp đồng. Các đơn vị sở, ngành chức năng được giao nhiệm vụ giúp UBND TP thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng còn nhiều lúng túng, bất cập, công tác tuyên truyền về luật không mạnh, thiếu liên tục; nhận thức xã hội về luật không đầy đủ.

+ Nhiều siêu thị còn thờ ơ, vô trách nhiệm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Chịu sự quản lý của ba ngành: công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn và y tế nên đối với các siêu thị, việc xin giấy phép, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm phải qua rất nhiều "cửa". Còn với mỗi sản phẩm, muốn có được đưa vào kinh doanh trong siêu thị phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu gắt gao (ví dụ: Mặt hàng thực phẩm phải có hồ sơ công bố chất lượng theo quyết định của Bộ Y tế; hàng nhập khẩu phải có tờ khai hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận đạt chất lượng nhập khẩu của Bộ Y tế…) Vì vậy, quy trình để đưa một sản phẩm vào siêu thị rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Bên cạnh việc kiểm tra đầy đủ hồ sơ chứng nhận bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, siêu thị còn phải cử nhân viên kiểm tra tình hình thực tế, từ khâu nuôi trồng, quy trình sản xuất đến khâu chế biến thực phẩm của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, định kỳ hằng tháng, hằng quý, phòng quản lý chất lượng của hệ thống siêu thị sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra các chỉ tiêu về kháng sinh, dinh dưỡng, dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại, hóa lý, vi sinh… do Bộ Y tế đề ra. Tuy nhiên, mỗi siêu thị có hàng nghìn mặt hàng, nhiều siêu thị không thể đủ sức để giám sát từng đơn vị, từng mặt hàng và từ khâu nuôi trồng hay tiến hành kiểm tra, xét nghiệm mà họ cho rằng trách nhiệm này thuộc về cơ quan chức năng. Những siêu thị như vậy chỉ chủ yếu kiểm tra chất lượng sản phẩm dựa trên hồ sơ công bố tiêu chuẩn, giấy chứng

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị - 9

nhận an toàn vệ sinh thực phẩm mà nhà sản xuất cung cấp. Thậm chí, khâu kiểm tra thực tế quá trình nuôi trồng, chế biến và đóng gói sản phẩm còn bị nhiều siêu thị bị bỏ qua. Chính sự thiếu trách nhiệm này đã tạo nhiều lỗ hổng, tiếp tay cho các nhà cung cấp lợi dụng tuồn hàng kém chất lượng vào siêu thị.

+ Đối với vi phạm về bảo hành, nguyên nhân một phần là do lúc mua hàng, người tiêu dùng không tìm hiểu kỹ chế độ bảo hành, những bộ phận nào được bảo hành, thời hạn bảo hành, mà chỉ nghe nhân viên bán hàng nói chung chung là bảo hành một hoặc hai năm. Khi sản phẩm gặp sự cố, người tiêu dùng chỉ biết đến trình bày với người bán và với những món hàng có giá trị không cao, ngại tốn công sức khiếu nại nên "bấm bụng" cho qua.

- Việc quản lý chất lượng hàng hóa của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo.


Khi tiến hành kiểm tra việc kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, thực phẩm trong siêu thị, các đoàn kiểm tra cũng chỉ căn cứ vào hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc sản phẩm do siêu thị cung cấp. Hơn thế, tại thời điểm kiểm tra, có siêu thị mới chỉ xuất trình giấy kiểm dịch thú y mà chưa xuất trình các giấy tờ có giá trị pháp lý liên quan do Sở Y tế, Sở Công thương cấp hay giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn của khu vực kinh doanh ăn uống trong siêu thị. Những lỗi không hề nhỏ, có thể dẫn tới hậu quả khôn lường đối với người tiêu dùng nhưng biện pháp xử lý duy nhất được cơ quan chức năng đưa ra cũng chỉ là "nhắc nhở" và yêu cầu bổ sung giấy tờ cần thiết. Hệ quả của việc quản lý "trên giấy" khiến cho thời gian qua, không ít thực phẩm "bẩn" gắn mác sạch, hay thực phẩm "nhập nhèm" nguồn gốc, không có nguồn gốc xuất xứ… đã được đưa vào siêu thị. Nếu vấn đề này không sớm được cải thiện, thì tình trạng siêu thị lừa người tiêu dùng sẽ tiếp tục tái diễn.

- Hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương là Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương)

chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn công tác bảo vệ người tiêu dùng nói chung cũng như vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị đang đặt ra.

- Hệ thống các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó đi đầu là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) hoạt động không có hiệu quả cao.

Theo quy định tại điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

Như vậy, theo quy định này thì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã trao cho các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhiều quyền hạn, thậm chí cả quyền độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện.

Tuy nhiên, vai trò của các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay khá mờ nhạt. Phần lớn các hội thiếu sự chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cùng với đó là nguồn nhân lực, kinh phí của một số hội bảo vệ người tiêu dùng hiện nay còn nhiều hạn chế, đa phần các hội viên cũng như các thành viên trong

ban thường trực của hội không phải là người nắm vững các quy định pháp luật nên nhiều trường hợp việc hòa giải, tư vấn pháp luật cho người tiêu dùng chưa chính xác, chưa phù hợp với các quy định pháp luật. Các hội chưa triển khai được các hoạt động có thu nhằm bù đắp kinh phí hoạt động của mình.

- Hệ thống tổ chức kinh doanh siêu thị (các hiệp hội siêu thị) chưa thật sự phát huy được vai trò trong việc nâng cao nhận thức và hành động của các nhà kinh doanh siêu thị về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, các quy định pháp luật hiện hành đã tạo khung pháp lý cơ bản cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị. Tuy nhiên, một số quy định vẫn còn mang tính chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể để thống nhất áp dụng trên cả nước. Thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã cho thấy những điểm tích cực nhưng cũng tồn tại một số vi phạm. Để bảo đảm tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị thì cần phải có những biện pháp hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thi hành hiệu quả.


Chương 3


GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH SIÊU THỊ


3.1. Một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật


3.1.1. Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh siêu thị


Như đã trình bày ở Chương 2 của Luận văn, các quy định về điều kiện kinh doanh siêu thị hiện nay vẫn còn chung chung, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Hiện tại chỉ có Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại là văn bản quy phạm pháp luật quy định chung về điều kiện kinh doanh siêu thị. Việc áp dụng các điều kiện cụ thể lại tùy thuộc vào từng địa phương dẫn đến sự không thống nhất trong cả nước. Vì vậy cần nghiên cứu, bổ sung và nâng lên thành văn bản pháp luật có giá trị cao hơn như Nghị định hoặc Pháp lệnh đồng thời cụ thể hóa các quy định về điều kiện kinh doanh siêu thị để đảm bảo tính thống nhất giữa các địa phương khi xét duyệt cho thương nhân kinh doanh siêu thị cũng như đảm bảo siêu thị được thành lập là siêu thị thực sự có chất lượng, đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu mua sắm, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3.1.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa được kinh doanh trong siêu thị

Về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong siêu thị hiện nay vẫn chủ yếu được điều chỉnh bởi các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ nói chung, chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn

chất lượng hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh trong siêu thị. Thực tế đã cho thấy có nhiều siêu thị đưa vào bán các hàng hóa kém chất lượng, sai nguồn gốc… ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng; cùng một loại hàng hóa nhưng ở các siêu thị khác nhau thì chất lượng có thể khác nhau, thậm chí chênh lệch rất nhiều. Vì vậy, cần sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn hóa hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong siêu thị để đồng bộ về chất lượng, bảo đảm sự yên tâm và an toàn cho người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà kinh doanh siêu thị.

3.1.3. Hoàn thiện các quy định về kiểm soát các nội quy (điều kiện) bán hàng của bên kinh doanh siêu thị

Các điều kiện bán hàng của nhà kinh doanh siêu thị là một dạng của hợp đồng theo mẫu, các điều kiện giao dịch chung. Hiện tại theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì chỉ một số trường hợp nhất định pháp luật quy định, nhà kinh doanh siêu thị mới phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Bên cạnh đó, nội quy của siêu thị chứa đựng các điều kiện bán hàng thì được phê duyệt ở Sở Công thương các tỉnh, thành phố, dẫn đến việc không thống nhất giữa các địa phương về điều kiện bán hàng của các siêu thị. Vì vậy có thể nghiên cứu, quy định cơ quan phê duyệt và kiểm soát nội quy của siêu thị là Bộ Công thương để đảm bảo sự thống nhất giữa các siêu thị trong cả nước về vấn đề điều kiện bán hàng, hạn chế những rủi ro, bất lợi cho người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà kinh doanh siêu thị.

3.1.4. Ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về thủ tục đơn giản giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh

Hòa giải là phương thức được sử dụng rộng rãi hơn, chiếm 80% các vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, kết quả hòa giải nhiều khi

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 01/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí