Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THANH HIẾU


PHáP LUậT VIệT NAM

Về BảO Vệ QUYềN LợI NGƯờI TIÊU DùNG TRONG LĩNH VựC KINH DOANH SIÊU THị


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị - 1

KHOA LUẬT


NGUYỄN THANH HIẾU


PHáP LUậT VIệT NAM

Về BảO Vệ QUYềN LợI NGƯờI TIÊU DùNG TRONG LĩNH VựC KINH DOANH SIÊU THị


Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI NGỌC CƯỜNG

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thanh Hiếu

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH SIÊU THỊ 6

1.1. Khái niệm, đặc điểm của kinh doanh siêu thị6

1.1.1. Khái niệm siêu thị 6

1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh siêu thị 7

1.2. Quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị và rủi ro của người tiêu dùng khi mua bán hàng hóa, dịch

vụ của siêu thị 9

1.2.1. Quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị 9

1.2.2. Rủi ro mà người tiêu dùng thường gặp khi mua bán hàng hóa,

dịch vụ ở siêu thị 11

1.3. Khái niệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị 13

1.4. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp

luật của một số nước trên thế giới 14

1.4.1. Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Pháp 14

1.4.2. Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của

Hoa Kỳ 16

1.4.3. Kinh nghiệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Trung Quốc 18

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH SIÊU THỊ

Ở VIỆT NAM 21

2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị 21

2.1.1. Nhóm quy định về điều kiện kinh doanh siêu thị 21

2.1.2. Nhóm quy định về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa được đưa

vào kinh doanh trong siêu thị 25

2.1.3. Nhóm quy định về thông tin đối với hàng hóa 29

2.1.4. Nhóm quy định về kiểm soát các nội quy bán hàng (điều kiện

bán hàng) do siêu thị đưa ra 31

2.1.5. Quy định về giá cả hàng hóa, dịch vụ 35

2.1.6. Nhóm quy định về bảo hành 38

2.1.7. Quy định về giải quyết tranh chấp 42

2.1.8. Quy định về trách nhiệm của nhà kinh doanh siêu thị và xử lý hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị 51

2.2. Thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh siêu thị tại Việt Nam 54

2.2.1. Mặt tích cực 54

2.2.2. Một số vi phạm và nguyên nhân 56

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH SIÊU THỊ 65

3.1. Một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật 65

3.1.1. Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh siêu thị 65

3.1.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng

hóa được kinh doanh trong siêu thị 65

3.1.3. Hoàn thiện các quy định về kiểm soát các nội quy (điều kiện)

bán hàng của bên kinh doanh siêu thị 66

3.1.4. Ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về thủ tục đơn giản giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh 66

3.1.5. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp, thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng 67

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật 68

3.2.1. Tăng cường các biện pháp hậu kiểm và xử lý những vi phạm trong việc thực hiện điều kiện bán hàng của nhà kinh doanh siêu

thị để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng 68

3.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp

luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 68

3.2.3. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh và cán bộ làm công tác

bảo vệ người tiêu dùng 69

3.2.4. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế và các cơ quan

bảo vệ người tiêu dùng các nước trong khu vực và trên thế giới 70

3.2.5. Tăng cường hoạt động của các thiết chế xã hội 70

3.2.6. Công khai, minh bạch các nội quy, điều kiện bán hàng của siêu thị 71

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Người tiêu dùng là chủ thể quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại, đem lại nguồn lợi nhuận chính cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ. Các doanh nghiệp thương mại không ngừng thực hiện các hoạt động nhằm kích thích nhu cầu và hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng. Trong tình hình nền kinh tế suy thoái, nhu cầu và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng giảm, doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và có lợi nhuận phải sử dụng nhiều hơn các biện pháp để bán được hàng hóa, dịch vụ thậm chí là cả những biện pháp không lành mạnh, không đúng quy định pháp luật. Những biện pháp đó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng. Hiện nay, một trong những loại hình kinh doanh phổ biến thực hiện việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng là siêu thị. Siêu thị đã cung ứng đến đông đảo người tiêu dùng với số lượng hàng hóa lớn, đa dạng cùng các dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, những lợi ích của người tiêu dùng trong việc mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không phải lúc nào cũng đạt được. Thực tế vì chạy theo mục đích lợi nhuận, nhiều siêu thị đã có hành vi như: bán hàng sai quy cách, mẫu mã, hàng hết hạn sử dụng, khuyến mại hàng chất lượng kém… ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật các nước nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đã có những quy định pháp lý về vấn đề này. Ở nước ta, trước đây là Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiện nay đến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và văn bản hướng dẫn cùng các quy định của pháp luật có liên quan như luật cạnh tranh, luật thương mại… tạo thành khung pháp lý cơ bản và quan trọng điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị nói riêng.

Tuy nhiên, thực tế quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh siêu thị tại Việt Nam chưa được đảm bảo tốt, thậm chí còn bị vi phạm nghiêm trọng. Nhiều trường hợp các hành vi không tôn trọng quyền lợi người tiêu dùng của siêu thị đã không bị xử lý triệt để, nghiêm minh. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: quy định pháp luật còn hạn chế, tâm lý của người tiêu dùng ngại rắc rối, không tin tưởng vào khả năng thắng kiện nếu khởi kiện siêu thị có hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, siêu thị… Để thực hiện tốt vấn đề đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh siêu thị thì biện pháp quan trọng và cấp thiết nhất là phải hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Do vậy, tôi chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị” làm đề tài luận văn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Ở Việt Nam, đã một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay” (năm 2013) của tác giả Nguyễn Thị Thư, Học viện Khoa học xã hội, Luận án tiến sĩ “Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” (năm 2012) của tác giả Lê Thanh Bình, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Những công trình trên đã đi sâu nghiên cứu vấn đề lý luận và các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các lĩnh vực cụ thể, có một số công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ “Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến” của tác giả Trần Huy Hưng, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Luận văn thạc sĩ “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập” (năm 2010) của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2024