Ngoài ra, Vương quốc Anh cũng đang hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến FATCA.
Đồng thời, Vương quốc Anh cũng là một bên tham gia các thỏa thuận với OECD và thỏa thuận đa phương khác. Theo đó, cơ quan thuế của Anh đã thực hiện trao đổi thông tin khách hàng theo tiêu chuẩn toàn cầu của OECD. Thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan thuế theo Tiêu chuẩn báo cáo (Common Reporting Standard - CRS) và Chỉ thị của Hội đồng EU15 triển khai CRS và được gọi là Chỉ thị về Hợp tác hành chính (Directive on Administrative Cooperation - DAC).
Thứ năm, TCTD phải công bố các thông tin liên quan đến nghi ngờ rửa tiền, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm xuyên quốc gia
i) Theo Luật tố tụng hình sự năm 2002 (Proceeds of Crime Act - PCA), sửa đổi, bổ sung năm 2008, bất kỳ người nào nếu có cơ sở hợp lý để biết hoặc nghi ngờ rửa tiền mà không cung cấp thông tin sẽ bị coi là tội phạm.
Cũng theo Điều 328 PCA năm 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2008, việc không cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến chuyển động của dòng tiền, việc giữ các quỹ có nguồn gốc hình sự trong một tài khoản không hoạt động sẽ cấu thành một hành vi phạm tội theo Điều này. Tiền thu được từ trốn thuế cũng sẽ được xem xét thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều luật này.
ii) Liên quan đến tội phạm nghiêm trọng và tội phạm xuyên quốc gia
Theo Điều 50 của Đạo luật buôn bán ma túy năm 1994 (Drug Trafficking Act - DTA), sửa đổi, bổ sung năm 2003, Ngân hàng được miễn trừ nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng khi cung cấp thông tin bí mật của khách hàng trong trường hợp ngân hàng biết hoặc nghi ngờ rằng khách hàng có liên quan đến buôn bán ma túy.
Phần 3 Luật An ninh và chống tội phạm khủng bố năm 2001 (Anti-Terrorism Crime and Security Act - ATCSA), sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định việc buộc TCTD tịch thu và đóng băng tiền trong một số tài khoản định danh của khách hàng và cho phép các thẩm phán thực hiện các lệnh giám sát tài khoản để bảo đảm rằng chính phủ có thể thu thập bất kỳ thông tin nào liên quan và điều này có thể kéo dài tới 90 ngày.
Các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và chống khủng bố yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng nếu có cơ sở hợp lý để tin rằng khách hàng của họ tham gia thực hiện hành vi phạm tội khủng bố hoặc nghi ngờ rửa tiền.
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Hạn Thực Hiện Nghĩa Vụ Bảo Đảm Bí Mật Thông Tin Khách Hàng
- Giới Hạn Của Nghĩa Vụ Bảo Đảm Bí Mật Thông Tin Khách Hàng Trong Hoạt Động Ngân Hàng
- Pháp luật về bảo đảm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam - 11
- Tổ Chức Tín Dụng Cung Cấp Thông Tin Của Khách Hàng Khi Được Sự Đồng Ý Của Khách Hàng
- Tổ Chức Tín Dụng Cung Cấp Thông Tin Của Khách Hàng Vì Lợi Ích Công Cộng
- Đánh Giá Pháp Luật Việt Nam Về Giới Hạn Của Nghĩa Vụ Bảo Mật Thông Tin Khách Hàng Trong Hoạt Động Ngân Hàng Trong Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Một
Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật Anh, các giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong án lệ Tournier cũng đã được luật hóa và cũng giống như Thụy Sĩ, nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng hiện được giới hạn trong nhiều trường hợp liên quan đến minh bạch thuế, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm xuyên quốc gia.
Liên quan đến nội dung này, pháp luật của Trung Quốc cũng có những quy định nhằm tạo thuận lợi cho các thủ tục tư pháp hoặc để hỗ trợ các cuộc điều tra và giám sát của chính phủ. Theo Điều 4 Thông tư số 01 ngày 15/1/2002 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hướng dẫn Luật về Ngân hàng nhân dân Trung Quốc năm 1995, sửa đổi, bổ sung năm 2003 quy định: các tổ chức tài chính có nghĩa vụ hỗ trợ điều tra, đóng băng hoặc khấu trừ tiền gửi.111 Cụ thể là các cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính, cơ quan quân sự và các cơ quan khác có quyền yêu cầu tổ chức tài chính hỗ trợ đóng băng và khấu trừ tiền gửi của các tổ chức, cá nhân theo luật định.112 Danh sách các cơ quan có thẩm quyền truy vấn, đóng băng và khấu trừ tiền gửi của pháp nhân và cá nhân gồm: Tòa án nhân dân, Cơ quan thuế, Hải quan, Viện kiểm sát, Cơ quan an ninh công cộng (cơ quan công an), Cơ quan an ninh nhà nước, Cục an ninh quân đội, nhà tù, cơ quan điều tra, cơ quan giám sát, cơ quan kiểm toán, cơ quan quản lý hành chính công thương, cơ quan quản lý chứng khoán. Cụ thể:
Thứ nhất, TCTD phải cung cấp các thông tin liên quan đến thủ tục tư pháp
Tòa án, Viện Kiểm sát và Cơ quan An ninh công cộng có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện việc cung cấp thông tin khách hàng liên quan đến thủ tục tư pháp. Thủ tục này cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định có quyền truy vấn tài khoản của khách hàng trong các trường hợp sau:
111 Theo Điều 2 Thông tư số 01 ngày 15/1/2002 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thì Thuật ngữ “hỗ trợ điều tra tiền gửi” dùng để chỉ hành động, theo đó các tổ chức tài chính thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền về thông tin tiền gửi như số tiền và loại tiền gửi của một pháp nhân hoặc cá nhân theo luật pháp hoặc quy định hành chính có liên quan và yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu.
“Hỗ trợ đóng băng tiền gửi” đề cập đến một hành động, theo đó các tổ chức tài chính cấm các pháp nhân hoặc cá nhân rút toàn bộ hoặc một phần tiền gửi trong tài khoản tiền gửi tương ứng của họ trong một thời gian nhất định theo luật pháp liên quan và yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền để đóng băng .
“Hỗ trợ trong việc khấu trừ tiền gửi” đề cập đến một hành động, theo đó các tổ chức tài chính chuyển toàn bộ hoặc một phần tiền gửi trong tài khoản tiền gửi của một pháp nhân hoặc cá nhân vào một tài khoản được chỉ định theo luật pháp liên quan và yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền để khấu trừ
112 Circular of the People's Bank of China on Promulgating the Provisions on the Administration of Financial Institutions' Assistance in the Inquiry, Freezing or Deduction of Deposits, Promulgation Date:2002-01-15, Promulgation Number:Yin Fa [2002] No. 1 Promulgation Department:The People's Bank of China,
<http://www.fdi.gov.cn/1800000121_39_2203_0_7.html
Luật tố tụng dân sự năm 2017 trao quyền cho các tòa án thu thập các bằng chứng từ các tổ chức và cá nhân có liên quan.113 Ở Trung Quốc, tòa án có thể thu thập chứng cứ cả trong trường hợp các bên không thể tự mình thu thập hoặc khi tòa án xem xét là cần thiết. Nếu có trường hợp không chấp hành các phán quyết của tòa, tòa sẽ ra thông báo yêu cầu hỗ trợ cho việc thực thi.114 Trong trường hợp này, nếu ngân hàng không tuân theo lệnh của tòa án, ngân hàng sẽ bị tòa án áp dụng hình phạt tiền.115
Trong tố tụng hình sự, Luật tố tụng hình sự trao quyền cho Tòa án, Viện Kiểm sát và Cơ quan An ninh công cộng tiếp cận thông tin khách hàng của ngân hàng.116 Trong quá trình điều tra, Cơ quan An ninh công cộng và Viện Kiểm sát có thể điều tra tiền gửi ngân hàng và kiều hối của nghi phạm hình sự.117 Tuy nhiên, luật pháp ở Trung Quốc đã không quy định điều kiện tiên quyết cho Cảnh sát và Kiểm sát viên tiến hành một cuộc điều tra về các tài khoản của các nghi phạm hình sự. Điều này có khả năng dẫn đến việc vi phạm quyền riêng tư của khách hàng. Ngoài ra, trong phiên điều trần, tòa án có thể truy vấn các tài khoản ngân hàng của các nghi phạm hình sự để xác minh bằng chứng.118
Trong thủ tục hành chính, Luật tố tụng hành chính cũng cho phép các tòa án thu
113 Điều 67 Luật tố tụng dân sự năm 2017 (Civil Procedure Law of the People's Republic of China)
Article 67 The people's court shall have the right to investigate and take evidence from the relevant units or individuals, and such units or individuals shall not refuse to cooperate.
The people's court shall examine and determine the authenticity and validity of documentary evidence provided by relevant units and individuals.
114 Điều 242 Luật tố tụng dân sự năm 2017
Where a person subject to execution fails to perform the obligation specified in the legal document in accordance with the notice of execution, the people's court shall have the power to direct inquiries to the relevant units about the property of deposits, bonds, stocks and funds of the person subject to execution, and shall have the power to distrain, freeze, transfer or sell the property of such person, provided that such inquiries, distraint, freezing, transfer or sale does not exceed the scope of the obligation to be performed by the person subject to execution.
For distraint, freezing, transfer or sale of deposits, a people's court shall make a ruling and issue a notice requesting for assistance for enforcement, which must be complied with by relevant units.
115 Điều 114 Luật tố tụng dân sự năm 2017
If any of the following units under an obligation to assist in investigation and execution commits any of the listed acts, the people's court may, in addition to ordering it to perform its assistance obligation, impose a fine:
1. relevant units that refuse to cooperate with or that obstruct the investigation or collection of evidence by the people's court;
2. where units concerned refuse to provide assistance in connection with the inquiry, seizure, freeze, transfer or appraisal of property after receiving the notice of the people's court requiring such assistance;
3. relevant units that, after receiving a notice from the people's court to assist in execution, refuse to assist in withholding the revenue of the person subject to execution, or in transferring the relevant title deeds, or in passing on the relevant negotiable instruments, certificates, or other property; or
4. other units that refuse to assist in execution.
A people's court may fine the principally responsible person or any other person directly responsible for an unit that commits any of the acts described in the preceding paragraph; the people's court may detain any person that refuses to carry out his duty to assist and submit a judicial proposal to the supervisory authorities or other relevant authorities suggesting the imposition of disciplinary sanctions.
116 Điều 47 Criminal Procedure Law of the People's Republic of China năm 2012, sửa đổi năm 2018
117 Điều 119 Criminal Procedure Law năm 2012, sửa đổi năm 2018
118 Điều 160 Criminal Procedure Law năm 2012, sửa đổi năm 2018.
thập chứng cứ từ các cơ quan chính phủ, các tổ chức và công dân khác.119 Điều này tương tự như quy định trong Luật tố tụng dân sự như đã trình bày ở trên.
Thứ hai, TCTD phải cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan giám sát
Một số luật và quy định hành chính khác cho phép một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng. Cụ thể, theo quy định của Luật Giám sát năm 2018, các thành viên lãnh đạo của Văn phòng giám sát hành chính ở cấp quận hoặc cấp cao hơn có thể yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng (là tổ chức gửi tiền hoặc cá nhân) về tiền gửi tại ngân hàng nếu có nghi ngờ. Cụ thể khi tiến hành điều tra những vi phạm liên quan đến tham nhũng, hối lộ, lãng phí tài sản, cơ quan giám sát có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng của tổ chức hoặc cá nhân vi phạm nếu được sự đồng ý của Thủ trưởng Cơ quan giám sát cùng cấp hoặc cấp cao hơn; trong trường hợp cần thiết, Cơ quan giám sát có thể yêu cầu tòa án thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật (đóng băng tiền gửi của người bị nghi ngờ tại ngân hàng hoặc tại các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật).120
Thứ ba, TCTD phải cung cấp thông tin khách hàng cho Ủy ban quản lý giám sát chứng khoán Trung Quốc (CSRC)
Ủy ban quản lý giám sát chứng khoán Trung Quốc và các chi nhánh của cơ quan này được trao quyền xem xét tài khoản quỹ của những người liên quan đến vụ việc đang được điều tra.121
Thứ tư, TCTD phải cung cấp thông tin khách hàng cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC), Ủy ban giám sát quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), Ủy ban quản lý giám sát bảo hiểm Trung Quốc (CIRC)
Trong số các 13 cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng nhằm hỗ trợ điều tra, đóng băng hoặc khấu trừ tiền gửi theo Thông tư số 01 ngày 15/1/2002 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hướng dẫn
119 Điều 39, Điều 40 Administrative Litigation Law of the People’s Republic of China. Toà án nhân dân có quyền yêu cầu các bên cung cấp hoặc bổ sung bằng chứng. Tòa án nhân dân có thẩm quyền lấy bằng chứng từ cơ quan hành chính có liên quan, tổ chức, công dân khác.
120 Luật Giám sát hành chính (Administrative Supervision Law of the People's Republic of China) được banh hành năm 1997, sửa đổi 2010, được thay thế bởi Luật Giám sát năm 2018 (Supervision Law of the People's Republic of China) Điều 23, Supervision Law of the People's Republic of China năm 2018
121 Securities Law of the People's Republic of China, 168(4), <http://www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007- 12/11/content_1383569.htm>
các tổ chức tài chính trong việc hỗ trợ điều tra, đóng băng hoặc khấu trừ tiền gửi, chỉ có một cơ quan quản lý tài chính là Ủy ban quản lý giám sát chứng khoán Trung Quốc (CSRC). Tuy nhiên ba cơ quan quan quản lý tài chính khác là PBC, CBRC, CIRC cũng có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng, cụ thể như sau:
Theo Luật Ngân hàng Trung ương Trung Quốc năm 1995, sửa đổi, bổ sung năm 2003 quy định: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc122 và các chi nhánh ngân hàng địa phương được trao quyền kiểm soát và kiểm tra các hoạt động liên quan đến quy định ngoại hối, quy định về đồng RMB (đồng Nhân dân tệ), quy tắc chống rửa tiền.v.v..123 Thẩm quyền này cho phép PBC yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin của khách hàng cho những mục đích trên. Hơn nữa, khi một ngân hàng gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng và có nguy cơ khủng hoảng tài chính cao, PBC có thể, với sự chấp thuận của Hội đồng nhà nước124 điều tra toàn diện ngân hàng.125 Trong tình huống đó, PBC có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin của khách hàng miễn là nó có liên quan đến nhiệm vụ của PBC.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Quản lý và Giám sát Ngân hàng được ban hành năm 2003 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2 năm 2004, CBRC với tư cách là cơ quan quản lý ngân hàng có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp các báo cáo tài chính và bất kỳ tài liệu nào liên quan đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng.126 Hơn nữa, CBRC có thể yêu cầu và sao chép tất cả các tài liệu liên quan.127 Do đó, thông tin liên
122 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC hoặc PBOC) là ngân hàng trung ương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và quản lý các định chế tài chính của nước này
123 Law of the People's Republic of China on the People's Bank of China, Điều 32 Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động sau đây của tổ chức tài chính và các đơn vị khác và cá nhân:
(1) Thực hiện các quy định về kiểm soát dự trữ tiền gửi;
(2) Các hoạt động liên quan đến các khoản vay đặc biệt của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc;
(3) Thực hiện các quy định để kiểm soát Nhân dân tệ;
(4) Thực hiện các quy định về kiểm soát thị trường cho vay liên ngân hàng và thị trường trái phiếu liên ngân hàng;
(5) Thực hiện các quy định về kiểm soát ngoại hối;
(6) Thực hiện các quy định về kiểm soát vàng;
(7) Quản lý Kho bạc Nhà nước thay mặt cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc;
(8) Thực hiện các quy định về kiểm soát thanh toán bù trừ; và
(9) Thực hiện các quy định chống rửa tiền.
124 Hội đồng nhà nước của Trung Quốc hiện nay là Quốc Vụ viện (Chính phủ)
125 Điều 34 Law of the People's Republic of China on the People's Bank of China,
126 Luật Giám sát và Quản lý các tập đoàn tài chính tại Trung Quốc - Banking Supervision and Regulation Law, Điều 33 Cơ quan quản lý ngân hàng, khi cần thực hiện nhiệm vụ, có quyền yêu cầu các tổ chức tài chính của ngành ngân hàng nộp, theo các quy định có liên quan, bảng cân đối kế toán, báo cáo lợi nhuận, báo cáo kế toán tài chính khác, báo cáo thống kê và thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh và quản lý, cũng như báo cáo kiểm toán được chuẩn bị bởi kế toán viên được chứng nhận.
127 Luật Giám sát và Quản lý các tập đoàn tài chính tại Trung Quốc - Banking Supervision and Regulation Law,
quan đến khách hàng của ngân hàng có thể được CBRC yêu cầu ngân hàng cung cấp để tạo điều kiện cho hoạt động quản lý của CBRC.
Ngoài ra, theo Điều 154 (5), Điều 154 (7) Luật Bảo hiểm năm 1995, sửa đổi, bổ sung năm 2015 (Insurance Law of the People's Republic of China), CIRC có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp tài khoản của các công ty bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, công ty quản lý tài sản bảo hiểm và văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài bị cáo buộc tham gia vào hoạt động kinh doanh bất hợp pháp và tài khoản ngân hàng của các tổ chức và cá nhân có nghi ngờ hoặc liên quan đến hoạt động kinh doanh bất hợp pháp đó; và nếu cần thiết thì người phụ trách chính của CIRC có thể yêu cầu Tòa án đóng băng hoặc tịch thu tài sản.
Thứ năm, TCTD phải cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan kiểm toán
Theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật Kiểm toán năm 2011, tổ chức kiểm toán khi tiến hành kiểm toán có quyền yêu cầu các đơn vị và cá nhân liên quan hỗ trợ bằng cách cung cấp cho họ thông tin và tài liệu có liên quan một cách trung thực với sự chấp thuận của người phụ trách cơ quan kiểm toán cấp quận trở lên.
Thứ sáu, TCTD phải cung cấp thông tin khách hàng cho Bộ Tài chính
Theo quy định tại Điều 32 (2) Luật Kế toán năm 2007, Bộ Tài chính và các văn phòng địa phương trực thuộc có quyền yêu cầu các ngân hàng liên quan cung cấp thông tin về tổ chức đang bị điều tra hoặc tổ chức khác có giao dịch với tổ chức đang bị điều tra để kiểm tra sự tuân thủ chế độ kế toán.128
Điều 34 Cơ quan quản lý ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp sau để tiến hành kiểm tra tại chỗ, theo yêu cầu của giám sát:
(1) Kiểm tra tại chỗ tổ chức tài chính của ngành ngân hàng;
(2) Phỏng vấn các nhân viên của một tổ chức tài chính và yêu cầu họ cung cấp các tài liệu về nội dung đang được kiểm tra;
(3) Kiểm tra và sao chụp các tài liệu, tài liệu của tổ chức tài chính liên quan đến nội dung đang được kiểm tra và niêm phong các tài liệu, tài liệu có khả năng bị loại bỏ, che giấu hoặc tiêu hủy; và
(4) Kiểm tra hệ thống máy tính mà tổ chức tài chính kiểm soát dữ liệu kinh doanh của mình.
Việc kiểm tra tại chỗ phải được sự chấp thuận của người đứng đầu cơ quan quản lý ngân hàng. Để kiểm tra tại chỗ, phải có ít nhất hai thanh tra viên, họ phải xuất trình giấy chứng nhận hợp pháp và văn bản thông báo thanh tra. Trường hợp có ít hơn hai thanh tra viên hoặc không có giấy chứng nhận hợp pháp và thông báo kiểm tra bằng văn bản được ban hành thì tổ chức tài chính có quyền từ chối chấp nhận thanh tra.
128 Accounting Law of the People's Republic of China, <http://www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007- 12/13/content_1383953.htm>. Điều 32. Sở Tài chính chịu trách nhiệm giám sát các tổ chức trong các trường hợp sau:
(1) Sổ sách kế toán có được thành lập theo luật hay không;
(2) Tài liệu kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán tài chính và các tài liệu kế toán khác là trung thực và đầy đủ;
(3) Việc thực hành kế toán có tuân thủ các quy định của Luật này và hệ thống kế toán thống nhất của Nhà nước hay không; và
(4) Những người tham gia vào công việc kế toán có đủ tiêu chuẩn hay không.
Trong việc thực hiện giám sát trong tình huống đề cập trong đoạn (2), nếu có nghi ngờ về vi phạm pháp luật nghiêm trọng, Sở Tài chính trực thuộc Hội đồng Nhà nước và các cơ quan được chỉ định của nó có thể thực hiện yêu cầu của các đơn vị có kinh tế giao dịch kinh doanh với đơn vị thuộc sự giám sát và của các tổ chức tài chính mà đơn vị được giám sát đã mở tài khoản; Các đơn vị và tổ chức tài chính có liên quan sẽ được hỗ trợ.
Thứ bảy, TCTD phải cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan thuế
Theo Luật quản lý thuế năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001, để điều tra các vi phạm liên quan đến pháp luật về thuế, cơ quan thuế theo sự phân cấp có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về tiền gửi của khách hàng, cụ thể: Ủy viên Cục thuế (hoặc Chi cục trưởng Cục thuế) từ cấp quận trở lên được trao quyền để yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin về các tài khoản tiền gửi của đối tượng tham gia kinh doanh hoặc đại lý khấu trừ đã mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác. Khi điều tra các vi phạm về thuế, cơ quan thuế có thể, với sự chấp thuận của Ủy viên Cục thuế (hoặc Chi cục trưởng Cục thuế) cấp thành phố trở lên có quyền yều cầu các tổ chức liên quan cung cấp thông tin tài khoản và tiền gửi của các nghi can trong vụ án. Thông tin mà cơ quan thuế có được qua quá trình điều tra sẽ không được sử dụng cho các mục đích khác ngoài thuế.129 Như vậy, theo quy định của Luật quản lý thuế thì tùy thuộc vào phạm vi thông tin khách hàng và mục đích của việc cung cấp thông tin khách hàng, việc yêu cầu cung cấp thông tin về tiền gửi tiết kiệm của khách hàng phải tuân theo quy trình phê duyệt khác nhau.
Thứ tám, TCTD phải cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan hải quan
Theo quy định của Luật Hải quan năm 1987, sửa đổi, bổ sung năm 2000, trong quá trình điều tra vụ buôn lậu, tùy thuộc vào sự chấp thuận của người đứng đầu Hải quan khu vực hoặc người đứng đầu Hải quan cấp dưới được người đó ủy quyền, có quyền thẩm tra thông tin về tài khoản ngân hàng và số tiền chuyển của những nghi can tại các tổ chức tài chính hoặc dịch vụ bưu chính.130
Tóm lại, thông qua việc hệ thống hóa và phân tích giới hạn của nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH tại Trung Quốc, có thể thấy, có ít nhất 16 tổ chức có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng. Điều này cho thấy, nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng bị giới hạn trong rất nhiều trường hợp và có quá nhiều cơ quan chính phủ được trao quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng.
129 Law of the People's Republic of China on the Administration of Tax Collection 1992, amended 2001.
Điều 54 (6) upon approval of the commissioner of the tax bureau (or sub-bureau) at or above the county level, to inquire about the deposit accounts that a taxpayer engaged in production or business operations or a withholding agent has opened with a bank or any other financial institution. Upon approval of the commissioner of the tax bureau (sub-bureau) at or above the level of the city divided into districts or the autonomous prefecture, inquire about the savings a suspect involved in a case. No information obtained through inquiry by the tax authorities may be used for purposes other than tax collection.
130 Điều 6 (5) Luật Hải quan Trung Quốc - Customs Law of the People’s Republic of China 1987, sửa đổi, bổ sung 2000
Liên quan đến những tác động của xu thế thế giới về báo cáo các giao dịch đáng ngờ, hợp tác quốc tế về đến thuế, các vấn đề này ít ảnh hưởng đến Trung Quốc. Các yêu cầu về báo cáo các giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền không được nêu rõ trong pháp luật hiện hành. Do đó, khi phát hiện các giao dịch nghi ngờ liên quan đến tội phạm rửa tiền, ngân hàng có thể báo cáo với cảnh sát hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. Tuy nhiên, vì không có yêu cầu pháp lý rõ ràng để cung cấp thông tin trong tình huống như vậy, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện vì vi phạm nghĩa vụ bảo mật nếu họ báo cáo các nghi ngờ cho chính quyền, đặc biệt là khi các nghi phạm chứng minh là vô tội. Do đó, ngân hàng ở Trung Quốc có thể miễn cưỡng hợp tác với chính quyền trong việc chủ động báo cáo các giao dịch đáng ngờ về rửa tiền hoặc tội phạm khác.
Về hợp tác quốc tế liên quan đến thuế, cho đến thời điểm này, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký kết rất “khiêm tốn” các hiệp ước về thuế. Trung Quốc đã ký kết hiệp ước thuế đầu tiên vào năm 1983 với Nhật Bản, ký kết Hiệp ước tránh đánh thuế hai lần với Hoa Kỳ vào năm 1984.131 Trung Quốc và Hoa kỳ cũng đã đạt được thỏa thuận liên chính phủ về chia sẻ thông tin về thuế trong khuôn khổ thực thi Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản nước ngoài (FATCA) vào ngày 26/6/2014. Phó Giáo sư Wang Wei, Trường Luật Đại học Fudan Trung Quốc trình bày trong Hội thảo Bank Secrecy Symposium: “Bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH tại Trung Quốc là yếu. Nó đã không ban hành trong bất kỳ luật riêng tư chính thức nào và không có kế hoạch lập pháp để làm như vậy. Các quy tắc hiện hành chi phối bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng không được thực hiện chặt chẽ và ít khi được thi hành. Ngược lại, quyền hạn của các cơ quan chính phủ khác nhau để yêu cầu các tổ chức tài chính cung cấp thông tin khách hàng thì rộng hơn và thực tế hơn.”132
Trong vấn đề này, các nhà lập pháp của Singapore lại có một cách tiếp cận rõ ràng, cụ thể hơn. Những giới hạn về nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong HĐNH được quy định tại Điều 47 của Luật Ngân hàng năm 1970, sửa đổi năm 2018: “Thông tin khách hàng của ngân hàng sẽ không bị tiết lộ bởi ngân hàng hoặc bất kỳ nhân viên
131 Agreement between the Government of the United States of America and the Government of the People’s republic of China for the Avoidance of Double Taxation and the Prevention of Tax Evasion with Respect to Taxes on Income (30 April 1984) effective from 1 January 1987.
132 Hu Ying (2015), Report of Proceedings: Bank Secrecy Symposium, A Symposium at the Faculty of Law, National University of Singapore, 4-5 December 2014