Phân tích và hoạch định tài chính công ty cổ phần Nam Việt (NAVIFICO) - 13

một xu hướng và tầm nhìn khá tốt về công ty. Nhưng để biết rõ về tình hình hoạt động của công ty ta tìm hiểu về bảng báo cáo ngân lưu.

Qua bảng báo cáo ngân lưu ta thấy được dòng tiền ra vào công ty trong các năm. Trong đó năm 2012 ngân lưu từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm mạnh do các chi phí tăng quá nhanh, ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư âm cho thấy công ty đang trên đà phát triển mở rộng sản xuất, quy mô. Đồng thời ngân lưu từ hoạt động tài chính tăn dần qua các năm cho thấy trong điều kiện lạm phát cao, kinh tế khủng hoảng công ty bắt buộc sử dụng tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn.

Hoạch định tài chính 2014:

Kết quả hoạch định 2014 cho thấy tình hình hoạt động trong năm 2014 phần nào đã tốt hơn so với năm trước, cơ cấu nguồn vốn tăng thêm được hoạch định theo hướng xây dựng cơ cấu ổn định hơn. Tuy nhiên kết quả dự toán cũng cho thấy các chi phí vẫn ở mức cao, dẫn tới lợi nhuận trước và sau thuế đều giảm. Sau khi trích lập các quỹ và trả cổ tức như mức đã công bố với cổ đông thì lợi nhuận giữ lại âm, phải sử dụng nguồn từ các năm trước. Vấn đề rất bức bách đối với công ty hiện nay là phải tối thiểu hóa các chi phí, chỉ như vậy lợi nhuận công ty mới tăng lên được.

Qua các phân tích trên ta thấy rằng mặc dù Navifico các năm gần đây tình hình kinh doanh không mấy khả quan nhưng vẫn là một công ty vật liệu xây dựng có thâm niên hoạt động lâu năm, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngành. Đồng thời khi so sánh với các công ty khác đã cho thấy trong giai đoạn khó khăn hiện nay, Navifico vẫn đứng vững. Điều này cho thấy sự nỗ lực vươn lên của Navifico.

6.2. KIẾN NGHỊ:

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, lợi nhuận là nguồn kinh tế quan trọng để bổ sung vốn tự có của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn hình thành quỹ phúc lợi, nâng cao mức thu nhập của cán bộ công nhân viên. Chính vì tầm quan trọng đó các doanh nghiệp luôn tìm cách để nâng cao lợi nhuận.

Nguyên lý cơ bản để tăng lợi nhuận đó là tăng doanh thu và giảm chi phí. Do đó, để tăng lợi nhuận phải nghiên cứu tìm ra các giải pháp để làm tăng doanh thu cũng như các biện pháp để làm giảm chi phí. Trong tình hình hiện tại của Navifico, việc tăng doanh thu là rất khó thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế không ổn định như hiện nay. Vì vậy, để tối ưu hóa lợi nhuận thì việc quan trọng nhất giai đoạn này là cần phải giảm thiểu chi phí xuống mức thấp nhất, nhưng vẫn ổn định được việc sản xuất, không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động.

Để tiết giảm chi phí, Navifico có thể sử dụng các biện pháp sau đây:

Tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí quản lý:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó công ty cần phải:

Phân tích và hoạch định tài chính công ty cổ phần Nam Việt (NAVIFICO) - 13

- Xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liêu phù hợp với hoạt động sản xuất chế biến của công ty, không để xảy ra tình trạng ứ đọng nguyên liệu;

- Thu mua nguyên liệu đúng yêu cầu, chất lượng, có thể tìm những nguồn cung ứng gần nơi sản xuất để giảm thiểu chi phí thu mua và vận chuyển nguyên vật liệu;

- Xây dựng hệ thống kho hàng để bảo đảm nguyên vật liệu an toàn chống lũ lụt hỏa hoạn, quản lý hàng tồn kho một cách hợp lý và hiệu quả giảm tối thiểu chi phí lưu kho.

- Tăng cường công tác quản lý trong khâu sản xuất, giảm tỷ lệ phế phẩm, hạ thấp định mức sử dụng nguyên liệu. công ty cần phải tiến hành cải tiến công nghệ, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo quản sửa chữa máy móc. Đồng thời cần có biện pháp thu hồi phế liệu, phế phẩm, thường xuyên kiểm tra quá trình thu mua vận chuyển bao gói bóc dở nguyên liệu.

Tiết kiệm chi phí nhân công: Sử dụng hợp lý lao động bao gồm: sử dụng số lượng lao động, thời gian lao động, chất lượng lao động, năng suất lao động và cường độ lao động.

Tiết kiệm chi phí quản lý: phần lớn chi phí này là chi phí cố định do đó muốn tiết kiệm chi phí này cần phải sắp xếp lại bộ máy quản lý, tạo ra bộ máy hoạt động gọn nhẹ nhưng có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cần phải có cơ chế chế tài cũng như khen thưởng hợp lý nhằm động viên cá nhân và bộ phận thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát chi phí tại đơn vị mình.

Kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu


Cần đánh giá phân loại khách hàng dựa vào lịch sử quan hệ mua bán giữa công ty với khách hàng hoặc đánh giá hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng để đưa ra quyết định phù hợp, nếu khách hàng tốt thì bán với khôi lượng lớn, khách hàng trung bình thì bán với khối lượng hạn chế, khách hàng yếu kém thì không nên bán chịu nhằm hạn chế rủi ro. Áp dụng các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh như chiết khấu thanh toán. Kiểm soát chặt chẽ việc theo dõi nợ công và thu nợ. Xử lý về mặt pháp lý đối với những trường hợp nợ quá hạn, cố tình chiếm dụng vốn của công ty.

Tăng cường liên kết liên doanh:


Tham gia liên doanh liên kết là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tham gia liên kết liên doanh doanh nghiệp không chỉ tăng cường bổ sung vốn kinh doanh mà còn có nhiều cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, tận dụng công nghệ sản xuất máy móc thiết bị từ đó nâng cao lợi nhuận công ty. Doanh nghiệp cần hiểu rõ về tiềm lực tài chính, thị trường tiêu thụ và những yêu cầu lợi ích của đối tác để đưa ra quyết định đúng đắn.

KẾT LUẬN

Thế giới đã và đang diễn ra nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Những thay đổi đó, một mặt tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các nước đang phát triển nếu biết nắm bắt vận dụng kịp thời có thể đạt những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng. Mặt khác, cũng đặt ra những thách thức, vấn đề phức tạp đòi hỏi mọi quốc gia phải đối phó, giải quyết. Và để giải quyết những vấn đề khó khăn đó cần phải có sự nỗ lực, cộng tác chung giữa các nước thông qua những quan hệ hợp tác trong khuôn khổ khu vực, cũng như quy ước toàn cầu. Đồng thời, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên mọi lĩnh vực đã đẩy nhanh tốc độ quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới. Việc này đòi hỏi Việt Nam phải xác định được một xu hướng phát triển mọi mặt nền kinh tế trong công cuộc phát triển xây dựng đất nước hiện nay.

Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, Công ty Cổ phần Nam Việt đã và đang góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. Để có được thành quả như ngày hôm nay là do sự quản lý sáng suốt của tập thể lãnh đạo cùng cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên đã và đang không ngừng hoàn thiện chuyên môn và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, sử dụng vốn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế, vẫn còn một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty, cũng như chưa thể khai thác hết tiềm năng của công ty. Do đó, với mong muốn công ty ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn đòi hỏi người quản lý phải chỉ ra được những ưu điểm, cũng như nhược điểm của tình hình tài chính để từ đó phát huy hơn nữa những ưu điểm đã có, đồng thời hạn chế vả khắc phục những nhược điểm nhằm làm cho tình hình công ty ngày càng tốt hơn.

Ngoài ra, để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi thì công ty cũng cần sự quan tâm, giúp đỡ của nhà nước, các cấp có thẩm quyền trong quá trình hoạt động của mình. Chẳng hạn như để hỗ trợ cho công ty trong quá trình hoạt động thì nhà nước và các cấp có thẩm quyền cần có những chính sách cụ thể, những quyết định nhanh chóng kịp thời và phù hợp nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, mở rộng hoạt động xuất khẩu.

Tôi tin rằng Công ty Cổ phần Nam Việt với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, đầy bản lĩnh trên thương trường sẽ ngày càng nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2011), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Tái bản lần thứ 2, NXB Lao Động Xã Hội, TP. Hồ Chí Minh

2. TS. Nguyễn Văn Thuận (2011), Quản trị tài chính, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh

3. TS. Nguyễn Quang Thu (2005), Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh

4. Đình Sơn (26/12/2012), “Sức mua càng “kích” càng yếu – Kỳ 2: Vật liệu xây dựng ế ẩm”, Thanh Niên online, xem bài viết tại địa chỉ:

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121226/suc-mua-cang-kich-cang-yeu-ky-2-vat-lieu-xay- dung-e-am.aspx

5. TS. Võ Quang Diệm (30/05/2013), “Những thách thức của ngành Tấm lợp fibro xi măng Việt Nam”, Báo Xây Dựng điện tử - cơ quan của Bộ Xây dựng, xem bài viết tại địa chỉ:

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/vat-lieu/nhung-thach-thuc-cua-nganh-tam-lop-fibro-xi- mang-viet-nam.html

6. Kiều Thuật (17/02/2014), “Bất động sản ồ ạt chào hàng đón tín hiệu tốt của thị trường”, Cafef, xem bài viết tại địa chỉ:

http://cafef.vn/thi-truong-dau-tu/bat-dong-san-o-at-chao-hang-don-tin-hieu-tot-cua- thi-truong-201402171203317201ca43.chn

7. Các báo cáo tài chính của CTCP Nam Việt

8. Website: http://www.vietstock.vn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


- BQ: Bình quân

- CNĐKKD: Chứng nhận đăng kí kinh doanh

- CTCP: Công ty cổ phần

- DT: Doanh thu

- GVHB: Giá vốn hàng bán

- HĐĐT: Hoạt động đầu tư

- HĐKD: Hoạt động kinh doanh

- HĐTC: Hoạt động tài chính

- HTK: Hàng tồn kho

- KPT: Khoản phải thu

- LNST: Lợi nhuận sau thuế

- TGĐ: Tổng giám đốc

- TNCN: Thu nhập cá nhân

- TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

- TS: Tài sản

- TSDH: Tài sản dài hạn

- TSNH: Tài sản ngắn hạn

- TSTT: Tỷ số thanh toán

- UBND: Ủy ban nhân dân

- VCSH: Vốn chủ sở hữu

- VLXD: Vật liệu xây dựng

- VQ: Vòng quay

- VQTTS: Vòng quay tổng tài sản

- XN: xí nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 3.1: Quy trình sản xuất tấm lợp 28

Hình 3.2: Quy trình tạo phôi sản xuất đồ gỗ 28

Hình 3.3: Quy trình gia công hoàn thiện đồ gỗ 29

Hình 3.4: Cơ cấu tổ chức, nhân sự công ty 30

Hình 3.5: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 31

Bảng 4.1: Biến động tài sản CTCP Nam Việt 2010 – 2013 36

Bảng 4.2: Biến động cơ cấu tài sản CTCP Nam Việt 2010 – 2013 36

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu tài sản Công ty CP Nam Việt 2010 – 2013 37

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu nguồn vốn Công ty CP Nam Việt 2010 – 2013 39

Bảng 4.3: Biến động nguồn vốn CTCP Nam Việt 2010 – 2013 40

Bảng 4.4: Biến động cơ cấu nguồn vốn CTCP Nam Việt 2010 – 2013 40

Bảng 4.5: Biến động doanh thu CTCP Nam Việt 2010 – 2013 42

Bảng 4.6: Biến động cơ cấu doanh thu CTCP Nam Việt 2010 – 2013 42

Bảng 4.7: Bảng tổng hợp báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Navifico giai đoạn

2010 – 2013 ................................................................................................ 46

Bảng 4.8: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 2011-2013 47

Bảng 4.9: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 2011-2013 48

Bảng 4.10: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 2011-2013 49

Bảng 4.11: Tỷ số thanh toán của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 50

Biểu đồ 4.3: Tỷ số thanh toán ngắn hạn của NAV và DCT 51

Biểu đồ 4.4: Tỷ số thanh toán nhanh của NAV và DCT 52

Biểu đồ 4.5: Tỷ số thanh toán bằng tiền của NAV và DCT 53

Bảng 4.12: Tỷ số thanh toán của CTCP Nam Việt và CTCP tấm lợp VLXD

Đồng Nai 2010 – 2013 54

Biểu đồ 4.6: Vòng quay hàng tồn kho của NAV và DCT 54

Biểu đồ 4.7: Vòng quay khoản phải thu NAV và DCT 55

Biểu đồ 4.8: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định NAV và DCT 56

Biểu đồ 4.9: Vòng quay tổng tài sản NAV và DCT 56

Bảng 4.13: Tỷ số nợ so với tổng tài sản của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 57

Bảng 4.14: Tỷ số nợ so với tổng VCSH của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 58

Bảng 4.15: Tỷ số trang trải lãi vay của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 58

Bảng 4.16: Lợi nhuận gộp trên doanh thu của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 59

Bảng 4.17: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 59

Biểu đồ 4.10: ROA của NAV và DCT 60

Biểu đồ 4.11: ROE của NAV và DCT 61

Bảng 4.18: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 62

Bảng 4.19: Tỷ số P/E của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 62

Bảng 4.20: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu thường của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 63

Bảng 4.21: Tỷ số cổ tức của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 63

Bảng 4.22: Tỷ số giá thị trường và giá sổ sách cổ phiếu CTCP Nam Việt

2010 – 2013............................................................................................... 63

Hình 4.1: Sơ đồ Dupont năm 2013 của CTCP Nam Việt 66

Bảng 4.23: Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính của CTCP Nam Việt 2010 – 2013 67

Bảng 5.1: Doanh thu CTCP Nam Việt 2005 – 2013 70

Biểu đồ 5.1: Biến động doanh thu CTCP Nam Việt 2003 – 2013 70

Hình 5.1: Sử dụng Solver để tìm giá trị alpha tối ưu 71

Hình 5.2: Dự báo doanh thu CTCP Nam Việt 2014 theo phương pháp Brown 71

Hình 5.3: Sử dụng Solver để tìm giá trị alpha và gamma tối ưu 72

Hình 5.4: Dự báo doanh thu CTCP Nam Việt 2014 theo phương pháp Holt 72

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí