Tăng Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn

3.2.2.3. Kết quả dự kiến đạt được


Nếu quản trị các khoản phải thu và hàng tồn kho tốt, công ty có thể giảm được các chi phí tồn kho, chi phí thu hồi nợ, đồng thời giúp công ty có thể thu hồi tiền nhanh chóng, giảm áp lực khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền, giúp công ty hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả hơn.

3.2.3. Tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

 

3.2.3.1. Cơ sở của giải pháp3.2.3.2. Thực hiện giải pháp3.2.3.3. Kết quả dự kiến đạt được

3.2.3.1. Cơ sở của giải pháp


Tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011 – 2013 tăng từ 263.511 triệu đồng lên 391.809 triệu đồng, chiếm hơn 59,1% tổng tài sản năm 2013. Tuy nhiên, giai đoạn này vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty không có sự chênh lệch nhiều mặc dù tài sản ngắn hạn đang được đầu tư khá lớn với tốc độ tăng 24,5% năm 2013 so với năm 2012. Năm 2013 để có 2,62 đồng doanh thu phải bỏ ra 1 đồng tài sản ngắn hạn và phải mất tới 137 ngày. Điều này cho ta thấy công ty sử dụng tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả.

3.2.3.2. Thực hiện giải pháp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Công ty cần phân bố tài sản ngắn hạn cho hợp lý bằng cách quản trị hàng tồn kho hợp lý nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, bám sát quy trình quản lý hao hụt ở tất cả các khâu như nhập, tồn chứa, vận chuyển nhằm giảm hao hụt về chất lượng cũng như số lượng vì hàng hóa của công ty là xăng dầu, hóa chất,….rất dễ thất thoát.

Hạn chế tăng các khoản phải thu bằng các chính sách bán chịu hợp lý và tối ưu hoặc tăng doanh thu tiêu thụ góp phần tăng vòng quay vốn. Để tăng doanh thu đòi hỏi phải nâng cao chất lượng dịch vụ và làm tốt công tác tiếp thị….

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hóa dầu Quân Đội - 20

3.2.3.3. Kết quả dự kiến đạt được


Nếu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty có tiến triển tốt, một mặt công ty sẽ đạt được doanh thu cao hơn, mặt khác công ty sẽ giải quyết đồng thời các hạn chế còn tồn tại về hàng tồn kho, các khoản phải thu,… giúp công ty quản lý tốt nguồn vốn, nguồn tài sản của mình và có điều kiện tốt để đẩy mạnh phát triển sản xuất và kinh doanh.

3.2.4. Giảm khoản chi phí quản lý doanh nghiệp

 

3.2.4.1. Cơ sở của giải pháp3.2.4.2. Thực hiện giải pháp3.2.4.3. Kết quả dự kiến đạt được

3.2.4.1. Cơ sở của giải pháp


Qua 3 năm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên đáng kể, năm 2011 là 16.365 triệu đồng đến năm 2013 tăng gần gấp đôi là 30.448 triệu đồng và có xu hướng ngày càng tăng. Có sự tăng đó nguyên nhân một phần là do chi phí hằng năm cho cán bộ đi học trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời còn các chi phí đồ dùng, thiết bị,.. cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chi phí quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy, cần phải có các biện pháp chi tiêu thích hợp cho việc quản lý doanh nghiệp.

3.2.4.2. Thực hiện giải pháp


Công ty phải xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí không cần thiết và cần thiết. Chi phí nào tạo được giá trị gia tăng và không tạo ra giá trị gia tăng. Cắt giảm chi phí theo phương pháp hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của công ty.

Công ty cần xây dựng các điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại. Thay đổi các quy trình quản lý, tổ chức hiệu quả luôn là những điều kiện tiên quyết cho hoạt động cắt giảm chi phí hiệu quả nhất.

Cần phân loại các nhóm chi phí. Nhóm các chi phí này bao gồm các chi phí cho hoạt động chức năng chủ chốt lẫn các hoạt động kinh doanh quan trọng. Mục đích của việc này nhằm quản lý tốt hơn các chi phí quan trọng, và để nhận ra những khoản ngân sách có thể tiết kiệm được hiệu quả hơn nữa nhưng vẫn đảm bảo được những mục tiêu cơ bản. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 04/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí