Phân tích tình hình kinh doanh thẻ đa năng tại ngân hàng đông á chi nhánh Cần Thơ - 2

chọn đề tài: “Phân tích tình hình kinh doanh thẻ Đa năng tại Ngân hàng Đông

Á chi nhánh Cần Thơ”

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung:

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ Đa Năng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2005 – 2007, từ đó đề ra những giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích tình hình triển khai hoạt động thẻ Đa Năng Đông Á từ

2005 – 2007

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ

- Phân tích SWOT hoạt động thẻ tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Cần Thơ

- Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ

Phân tích tình hình kinh doanh thẻ đa năng tại ngân hàng đông á chi nhánh Cần Thơ - 2

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh thẻ Đa Năng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2005 - 2007 và đưa ra các giải pháp thích hợp để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ. Trong quá trình nghiên cứu, những câu hỏi được đặt ra là:

- Tình hình kinh doanh thẻ Đa Năng Ngân hàng Đông Á trong giai đoạn 2005 - 2007: kết quả kinh doanh, số lượng thẻ, số điểm POS, ATM,...?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng ?

- Các điểm mạnh, điểm yếu nội tại của Ngân hàng trong kinh doanh thẻ và các cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng?

- Ngân hàng cần thực hiện những giải pháp gì để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ?

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Không gian:

Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ

1.3.2. Thời gian:

Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu 3 năm 2005, 2006, 2007.

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu:

Các số liệu về hoạt động kinh doanh thẻ Đa Năng tại Ngân hàng

Đông Á chi nhánh Cần Thơ.

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU:

- Luận văn với đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ". Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Tú Trinh. Lớp Tài chính K29. Đề tài này đã nhấn mạnh nghiên cứu tâm lý khách hàng khi sử dụng thẻ là hoạt động quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ.

- Luận văn với đề tài: " Hoạch định chiến lược Marketing cho dịch vụ thẻ ATM ở chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ”. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Châu Hoàng Uyên. Lớp Ngoại thương K26. Tác giả cho rằng chỉ có hoạt động marketing là biện pháp hữu hiệu trong việc xúc tiến bán hàng của ngân hàng giúp cho dịch vụ này được biết đến ở người tiêu dùng nhanh chóng.

- Thị trường Tài chính tiền tệ: Số 1 + 2 (01/01/2006): Góp phần phát triển bền vững thị trường thẻ và Định hướng thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tới. Tài liệu này cho rằng để góp phần phát triển bền vững thị trường thẻ thì phải thành lập một liên minh thẻ giữa các ngân hàng, đồng thời chuyển các loại thẻ của các ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip điện tử để giảm rủi ro gian lận thẻ.


CHƯƠNG 2:


PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh

2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:

Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình nghiên cứu tất cả các sự vật, hiện tượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo.

2.1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh:

- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế mà mình đề ra.

- Phát hiện khả năng tiềm tàng của đơn vị.

- Giúp đơn vị nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và hạn chế của

mình.

- Là công cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động

kinh doanh cho các nhà Quản trị một cách hiệu quả.

- Nhận diện, phòng ngừa và xử lý rủi ro.

2.1.1.3. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh:

- Đánh giá quá trình hướng đến kết quả kinh doanh, kết quả kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế.

- Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.

2.1.1.4. Các bước tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh:

- Thu thập tài liệu và xử lý số liệu.

- Xác định các biểu bảng, các chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình hình hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.

- Tổng hợp kết quả phân tích, đưa ra các kết luận đánh giá thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xác định định hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể.

2.1.2. Những vấn đề chung về thẻ ngân hàng:

2.1.2.1. Giới thiệu các loại thẻ ngân hàng và tiện ích:

Các loại thẻ ngân hàng:

- Thẻ tín dụng (credit): chủ thẻ được ngân hàng cấp một hạn mức (số tiền được sử dụng tối đa). Hằng tháng (hoặc định kỳ) ngân hàng sẽ gửi bản liệt kê những khoản tiền đã sử dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán lại cho Ngân hàng.

- Thẻ thanh toán (thẻ ghi nợ - debit): chủ thẻ nạp tiền vào tài khoản thẻ

và sử dụng trong phạm vi số tiền mình có.

- Thẻ ATM: là thẻ chỉ dùng để rút tiền trên máy ATM.

- Thẻ đa năng: được phát triển bởi Ngân hàng Đông Á và hệ thống Viet Nam Bank Card, được tích hợp và mở rộng tất cả các tính chất của các loại thẻ trên; có thể nạp tiền vào tài khoản, rút tiền mặt tại quầy giao dịch ngân hàng hoặc trên ATM, thực hiện các giao dịch chuyển khoản...; ngoài ra còn có thể được cấp một hạn mức tín dụng - gọi là thấu chi. Đặc điểm nổi bật của thẻ đa năng là khách hàng có thể nạp tiền trực tiếp tại các máy ATM.

- Thẻ liên kết: là sự phối hợp phát hành thẻ của ngân hàng và một đối tác phi ngân hàng, ví dụ như thẻ Đông Á - Manulife; thẻ Đông Á - Mai Linh...; đặc trưng của loại thẻ này là ngoài các chức năng là thẻ ngân hàng, nó còn là thẻ thành viên, thẻ khách hàng thân thiết hoặc thẻ VIP của đơn vị liên kết.

- Thẻ từ: phía sau thẻ có băng từ, trên đó có lưu một số thông tin cơ bản của thẻ và chủ thẻ (ngoại trừ những thông tin bảo mật). Đây là loại thẻ thông dụng và vẫn được ưa chuộng trên thế giới vì giá thành rẻ.

- Thẻ CHIP: trên mặt trước thẻ được gắn một con chip điện tử, nó có

khả năng lưu trữ nhiều thông tin hơn và khó làm thẻ giả hơn.

- Thẻ tổng hợp: là loại thẻ vừa có băng từ vừa có chip điện tử, có thể lưu trữ thêm một số thông tin cá nhân khác. Hiện nay một số ngân hàng đã có hướng chuyển qua loại thẻ này.

Tiện ích của các loại thẻ ngân hàng:

Thẻ là công cụ để quản lý tài khoản cá nhân, có thể thực hiện được

tất cả các chức năng cơ bản của tài khoản như sau:

- Nạp tiền: chủ thẻ có thể nạp tiền vào tài khoản trực tiếp tại ngân

hàng, nạp tại máy ATM.

- Rút tiền: tại ngân hàng, qua hệ thống máy ATM, tại các điểm ứng

tiền của ngân hàng.

- Chuyển khoản: qua các tài khoản tại bất kỳ ngân hàng nào, thanh toán các giao dịch kinh doanh, các hóa đơn dịch vụ (điện, nước, điện thoại...).

- Nhận chuyển khoản: từ các ngân hàng trong và ngoài nước, nhận lương, thưởng...

Nhưng tính chất chính của thẻ là sự linh hoạt và khả năng mở rộng rất nhiều ứng dụng, hiện nay hầu hết các loại thẻ trên thị trường đã đưa vào một số tiện ích mở rộng như sau:

- Thanh toán hàng hóa - dịch vụ: tại các cửa hàng, trung tâm thương

mại, siêu thị, nhà sách, nhà hàng - khách sạn...

- Thanh toán trực tiếp hoặc tự động các dịch vụ điện, nước, điện thoại, Internet, phí bảo hiểm...

- Mua các loại thẻ trả trước, thanh toán phí dịch vụ trực tiếp trên máy

ATM.


2.1.2.2. Khái niệm và tiện ích của thẻ đa năng:

Khái niệm thẻ đa năng:

Thẻ đa năng là loại thẻ được tích hợp đầy đủ các tính năng của thẻ

thanh toán, đồng thời là loại thẻ có nhiều tính năng rất nổi bật như gửi tiền trực tiếp qua máy ATM, tiện ích thấu chi,… là một công cụ hữu hiệu giúp khách hàng thực hiện nhiều giao dịch qua ngân hàng rất tiện lợi và an toàn.

Tiện ích của thẻ đa năng:

Với công nghệ hiện đại được áp dụng và sẽ ngày càng có nhiều tiện ích hơn nữa. Xu hướng là chiếc thẻ đa năng sẽ trở thành vật duy nhất để quản lý và giao dịch tất cả các dịch vụ ngân hàng:

- Về mặt tài chính: thẻ đa năng sẽ quản lý tất cả các tài khoản tại Ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, tiền gửi, tiền vay...), kể cả tài khoản ngoại tệ.

- Về mặt xã hội: thẻ đa năng sẽ phát triển thành thẻ từ có gắn chip để lưu trữ những thông tin cá nhân quan trọng khác như: sổ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhóm máu, các tiền sử bệnh...

- Về mặt tiện ích cá nhân: thẻ đa năng là thẻ ghi nợ được cấp thêm hạn mức tín dụng - gọi là thấu chi, chủ thẻ có thể ngồi tại nhà sử dụng các dịch vụ Internet banking, Phone banking để thanh toán các loại phí dịch vụ, mua hàng trực tuyến...

2.1.2.3. Quy trình phát hành và thanh toán bằng thẻ đa năng:

Từ chối

Quy trình phát hành thẻ đa năng:



Khách hàng

Nhân viên giao dịch thẻ

Khách hàng cung cấp thông tin

(1) (3) (4)

(2)


Lập hồ sơ

quản lý

(6)

(5)


Kiểm tra

Mở tài khoản thẻ

(5)



cần thiết

Hình 1: Quy trình phát hành thẻ đa năng

(1) Khách hàng đến Ngân hàng yêu cầu nhân viên giao dịch thẻ mở thẻ

(2) Nhân viên giao dịch thẻ yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin


(3) Khách hàng cung cấp các thông tin cho nhân viên giao dịch thẻ

(4) Nhân viên giao dịch kiểm tra các thông tin do khách hàng cung cấp

(5) Trong 24 giờ, nhân viên giao dịch thẻ mở tài khỏan thẻ cho khách

hàng hoặc từ chối mở thẻ

(6) Nhân viên giao dịch thẻ lập hồ sơ quản lý các giao dịch phát sinh qua tài khoản thẻ của khách hàng

Quy trình thanh toán bằng thẻ đa năng:

(7)

Ngân hàng phát hành


Ngân hàng đại lý

(6)


(3)

(3)

ATM


Người sử dụng thẻ

(1a) (1b) (8) (5) (4)


Cơ sở tiếp nhận thẻ

(2)


Hình 2: Quy trình thanh toán bằng thẻ đa năng


(1a) Các đơn vị, cá nhân đến Ngân hàng phát hành xin được sử dụng thẻ (ký quỹ hoặc vay).

(1b) Ngân hàng phát hành cung cấp thẻ cho người sử dụng và thông báo

cho Ngân hàng đại lý và cơ sở tiếp nhận thẻ.

(2) Người sử dụng thẻ mua hàng hoá, dịch vụ và giao thẻ cho cơ sở tiếp nhận thẻ.

(3) Rút tiền ở hộp ATM hoặc ở Ngân hàng đại lý.

(4) Trong vòng 10 ngày, cơ sở tiếp nhận nộp biên lai vào Ngân hàng đại lý

đòi tiền.

(5) Trong vòng 1 ngày, Ngân hàng đại lý trả tiền cho cơ sở tiếp nhận.

(6) Ngân hàng đại lý chuyển biên lai để thanh toán, lập bảng kê cho Ngân hàng phát hành.

(7) Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà Ngân hàng đại lý đã thanh toán.

(8) Người sử dụng thẻ không muốn sử dụng nữa hoặc sử dụng hết số tiền trên thẻ thì Ngân hàng phát hành tất toán quá trình sử dụng thẻ.

2.1.2.4. Tình hình phát triển thẻ đa năng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, từ năm 1993, thị trường thẻ Việt Nam mới xuất hiện những sản phẩm thẻ đầu tiên do Vietcombank phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam. Đặc biệt là trong năm

2007, nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ. Có thể nói, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ. Hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm 6% trong tổng số giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông những năm gần đây tăng khoảng 150-300%/năm. Tính đến 31/12/2007, cả nước có 32 ngân hàng phát hành thẻ với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, 4.300 máy ATM và hơn 23.000 máy POS, lượng thẻ phát hành ra lưu thông là 8,3 triệu thẻ, so với khoảng hơn 200 nghìn thẻ của năm 2003 và 3,5 triệu thẻ của năm 2006. (Nguồn: http://taichinhvietnam.com, 26/01/2008)

Riêng thẻ đa năng lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 07/2002 do Ngân hàng Đông Á phát hành. Cho đến nay, trong tất cả các loại thẻ có mặt trên thị trường, có thể nói thẻ đa năng là loại thẻ được ưa chuộng hàng đầu với nhiều tính năng nổi bật, đặc biệt là tính năng gửi tiền trực tiếp qua máy ATM rất tiện lợi và an toàn cho chủ thẻ. Hiện nay, thẻ đa năng chủ yếu được phát hành bởi các Ngân hàng trong liên minh thẻ Viet Nam Bank Card mà dẫn đầu liên minh này là Ngân hàng Đông Á với sản phẩm thẻ Đa Năng Đông Á và các Ngân hàng còn lại là Ngân hàng Sài Gòn Công Thương với sản phẩm thẻ đa năng AIO, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long với sản phẩm thẻ e – Cash, Ngân hàng Phát Triển Nhà Hà Nội với sản phẩm thẻ Habubank Vantage, và mới đây là Ngân hàng United Overseas (UOB) của Singapore. Hiện nay liên minh này đã phát hành 1.766.053 thẻ, với 783 máy ATM, và 1682 máy POS. (Nguồn: www.sbv.gov.vn, 11/01/2008).

2.1.3. Một số thuật ngữ cần biết:

- Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant):

Là các thành phần kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có ký kết với ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng... Các đơn vị này phải trang bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ, trả nợ thay cho tiền mặt.

- Ngân hàng đại lý hay Ngân hàng thanh toán (Acquirer):

Là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở tiếp nhận và thanh toán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023