Đánh Giá Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phân Tích Mối Quan Hệ Chi Phí

Cần sử dụng tiết kiệm tránh lãng phí các thiết bị, dụng cụ văn phòng, sử dụng tiết kiệm chi phí in ấn, lập một biên độ dao động thích hợp đối với các khoản chi phí tiếp khách , hội họp.

Bồi dưỡng chuyên nghiệp cho các cán bộ nhân viên, tăng cường chính sách đào tạo nhân viên có trình độ khoa học kỷ thuật giỏi có khả năng tiếp cận làm chủ thiết bị mới.

Ngoài ra trong việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận được đặt trong giả định hàng tồn kho không đổi, số lượng tiêu thụ bằng với số lượng sản phẩm dù giả định này trong thực tế không xảy ra tuy nhiên công ty nên có một số biện pháp cụ thể để giảm lượng hàng tồn kho tại công ty như giảm giá sản phẩm, mở rộng phương pháp bán hàng trả góp, bán hàng lưu động định kỳ tổ chức các chuyến xe đưa hàng hóa về vùng ngoại ô, vùng sâu, vùng xa nơi người dân có nhu cầu sử dụng nhưng bị hạn chế về giao thông và giao tiếp,…

4.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí

– khối lượng – lợi nhuận:

4.2.1 Đánh giá về kết quả nghiên cứu:

- Đối với nhân tố sự hiểu biết về KTQT của người chủ/ điều hành doanh nghiệp:

Theo kết quả nghiên cứu thì đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất, nó ảnh hưởng đến 0,335 đến việc phân tích CVP. Để các chủ doanh nghiệp có sự quan tâm đến KTQT thì cần phải tạo điều kiện cho họ hiểu được, nhận thức được tầm quan trọng của KTQT nói chung và lợi ích của việc phân tích CVP nói riêng đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Mặt khác, với tình hình hiện tại ở các doanh nghiệp, mọi quyết định người chủ/ điều hành doanh nghiệp đưa ra đều mang tính tự quyết theo cảm tính hay theo kinh nghiệm làm việc lâu năm chứ không dựa trên cơ sở nào cả, bên cạnh đó các nhân viên trong doanh nghiệp cũng không phát huy được khả năng chuyên môn của mình. Cho nên nếu như người chủ/ điều hành doanh nghiệp hiểu biết về KTQT và có thể chia sẻ công việc cho nhân viên thì người chủ/ doanh nghiệp có thể giảm bớt áp lực đồng thời giúp cho nhân viên có thể phát huy được năng lực của mình làm cho mối quan hệ giữa hai bên trở nên hòa hợp hơn. Bên cạnh đó, có thể giúp cho doanh nghiệp cho nhiều phương hướng phát triển hơn, không bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định. Tóm lại, nhân tố sự hiểu biết về KTQT của

người chủ/ điều hành doanh nghiệp phải được chú trọng và quan tâm nhiều hơn để việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận được ứng dụng nhiều hơn tại các doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

- Đối với nhân tố phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP

Theo kết quả khảo sát, ta thấy nhân tố phân loại chi phí ảnh hưởng tới 0,290 đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Bản chất ban đầu của kế toán quản trị là kế toán chi phí do đó việc đầu tiên khi muốn phân tích CVP thì cần tổ chức thật tốt việc ghi nhận chi phí, sử dụng những kỹ thuật chi phí của kế toán quản trị để có thể nhận dạng và phân loại chi phí theo cách ứng xử ngay khi phát sinh dùng cho mục đích quản trị.

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này - 16

Việc phân loại chi phí tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hiện nay đơn thuần chỉ theo kế toán tài chính nên chưa thỏa mãn được nhu cầu thông tin của kế toán quản trị. Hệ thống tài khoản kế toán có phân chi tiết nhưng chưa phù hợp với việc phân tích chi phí theo chi phí khả biến và bất biến .

- Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp:

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng 0,279 đến việc phân tích CVP. Tuy nhân tố này ảnh hưởng không nhiều đến việc phân tích CVP nhưng thực tế cho thấy rằng những doanh nghiệp có quy mô lớn thì thường có nhu cầu cho việc phân tích công cụ này hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, số lượng nhân viên và phòng ban nhiều thì đòi hỏi về nhu cầu công việc cao hơn, bên cạnh đó số liệu kế toán cũng đáp ứng được thông tin cho việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng

– lợi nhuận được tách bạch rò ràng hơn .

- Đối với nhân tố vấn đề hàng tồn kho còn tồn động cao:

Theo kết quả của mô hình hồi quy cho thấy việc hàng tồn kho ảnh hưởng 0,259 đến phân tích CVP. Với giả định điều kiện là số lượng sản phẩm sản xuất bằng với số lượng sản phẩm tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất làm cho các doanh nghiệp có nhu cầu phân tích CVP bị hạn chế. Tuy nhiên, giả định này trong thực tế không hợp lý, các doanh nghiệp thường dự trữ rất nhiều nhất là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại. Ví dụ như tại một thời điểm như tết, các dịp lễ các nguyên vật liệu lên giá các doanh nghiệp thương mại hay sản xuất thường dự trữ hàng rất lớn mong muốn phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng , mặt khác có thể làm tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, với tình hình kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với vấn đề có

nhiều đối thủ cạnh tranh, những vấn đề đó sẽ làm cho sức mua của người tiêu dùng giảm làm ảnh hưởng đến tình hình hàng tồn cao.

- Đối với trình độ nhân viên kế toán:

Kết quả nghiên cứu của mô hình hồi quy cho thấy nhân tố này ảnh hưởng 0,252 đến việc phân tích CVP. Tuy đây là nhân tố ảnh hưởng ít nhất nhưng không thể không quan tâm đến vấn đề này. Vì nếu như nhân viên kế toán có trình độ cao cũng như hiểu biết về KTQT thì việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận sẽ đạt hiệu quả hơn. Trình độ nhân viên càng cao thì càng phân tích được các chi phí dễ dàng hơn và có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao.

4.2.2 Đề xuất liên quan:

Về phần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất phương hướng nghiên cứu tiếp theo:

+ Một là, do chỉ khảo sát trên một địa bàn TP.Cần Thơ nên đối tượng khảo sát còn hạn chế, chưa có độ tin cậy cao nên mở rộng mẫu khảo sát ra nhiều thành phố hay một khu vực như khu vực miền nam, miềm bắc ,… để đối tượng khảo sát, nghiên cứu được đa dạng hơn và chạy mô hình có độ tin cậy cao hơn.

+ Hai là đề tài chưa khảo sát được đối tượng là người chủ/ điều hành doanh nghiệp nên chưa tìm hiểu sâu được về những nhu cầu cũng như mong muốn của người chủ/ điều hành doanh nghiệp về KTQT nói chung và về việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Nên khi mở rộng phạm vi khảo sát và được khảo sát trực tiếp các người chủ/ doanh nghiệp thì sẽ làm cho mô hình nghiên cứu đa dạng và có độ tin cậy cao hơn. Bên cạnh đó có thể giúp cho người chủ/điều hành doanh nghiệp hiểu rò hơn về lợi ích của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

+ Vấn đề hàng tồn kho tuy không phải là một vấn đề mới nhưng vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nên việc tập hợp dữ liệu còn nhiều khó khăn. Vì vậy nên mở rộng nhiều hướng nghiên cứu cho vấn đề này và đưa ra hướng để giúp cho vần đề hàng tồn kho được giảm bớt, vì đây là một vấn đề thiết yếu thường gặp cũng như là nổi lo âu của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

+ Trong bảng model summary, Adjusted R(Square) = 0,640 có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến 64% sự biến động của biến phụ thuộc. Còn lại 36% là do sự ảnh hưởng của những biến ngoài mô hình

mà đề tài chưa tìm được và ảnh hưởng của sai số ngẫu nhiên. Vì vậy các nghiên cứu tiếp theo nên tìm hiểu thêm một số nhân tố ảnh hưởng để góp phần hoàn thiện mô hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 5: KIẾN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận:

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với bề dày lịch sử 43 năm hình thành và phát triển, đã trải qua rất nhiều khó khăn từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường chuyển qua nền kinh tế hội nhập như hiện nay. Nhưng với đội ngũ nhân viên có trình độ cao và huấn luyện tốt, khả năng quản lý của nhà lãnh đạo cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, Dược Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp lớn nhất cả nước, đã và đang giữ được uy tín và thị phần trên thị trường trong nước cũng như thế giới, tin rằng trong tương lai Dược Hậu Giang sẽ không ngừng phát triển. Trong những năm gần đây ngành dược nói chung và Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang nói riêng luôn phải chật vật để tìm ra hướng đi phù hợp với nhu cầu thị trường, đây cũng được xem là giai đoạn phục hồi sau một thời gian dài chịu nhiều biến động của nền kinh tế thị trường.

Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp gắn liền với mối quan hệ chi phí – doanh thu – lợi nhuận. Hiểu và vận dụng tốt mối quan hệ này để ra quyết định cho hoạt động kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động.

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một việc làm cần thiết cho nhà quản trị, thông qua điều này thấy được mối quan hệ của ba nhân tố chính, quyết định đến sự thành công của mỗi công ty. Từ khối lượng bán ra với chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận thu về. Để có thể đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề tuyên quyết đầu tiên là phải kiểm soát được chi phí. Muốn được nhu vậy thì mỗi công ty cần biết được cơ cấu chi phí của mình, biết được ưu nhược điểm để từ đó có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và điều hành chi phí sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Mặt khác phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận giúp cho nhà quản trị có cơ sở để đưa ra kế hoạch, quyết định, lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp như ra quyết định cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để công ty hòa vốn, sản lượng ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận, khi cắt giảm chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá bán, sản lượng, lợi nhuận,… tất cả những quyết định trên đều rất cần sự trợ giúp đắc lực của việc phân tích CVP nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, hạn chế những rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.

5.2 Kiến nghị:

Qua thời gian thực tập tại Công ty, được tiếp xúc với tình hình thực tế và sau khi phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của công ty, tôi xin phép có một số kiến nghị như sau:

- Đối với công ty:

Công ty có thể tổ chức nhiều hoạt đồng cộng đồng, qua đó có thể giúp đỡ các đối tượng cần giúp đỡ và các thể đưa mặt hàng đến gần với người tiêu dùng hơn.

Công ty có thể tổ chức khen thưởng đối với những cá nhân bán hàng đạt doanh số để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên bên cạnh đó có thể làm tăng sản phẩm tiêu thụ cho công ty.

Nâng cao năng lực quản lý chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả các nhân viên, đặc biệt là các công nhân chuyên tạo ra các mẫu mã sản phẩm mới để nâng cao tính đa dạng cũng như nâng suất chất lượng lao động.

Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường lao động an toàn cho các nhân viên để có thể yên tâm làm việc đem lại hiệu suất cao nhất gắn bó lâu dài với Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến chính sách tiền lương thưởng cho nhân viên để thu nhập của họ nâng lên kích thích họ phát huy hết khả năng cống hiến hết mình cho công ty.

Tích cực chủ động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu để nâng cao số lượng thu mua vào. Đồng thời mở rộng chủ động tìm kiếm và duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng cũ để tăng cường sản lượng bán ra cũng như mua vào để tăng doanh thu cho công ty.

Giữa các phòng cần có sự phối hợp thống nhất với nhau trong công việc vì mục tiêu chung để cùng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty ngày càng phát triển đi lên và ngày càng đứng vững trên thị trường.

Đặc biệt qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – sản phẩm tại công ty về cơ cấu chi phí cho thấy tỷ lệ chi phí khả biến khá cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh , công ty nên tăng cường kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.

- Đối với nhà nước:

Nhà nước nên tăng cường quản lý đối với ngành Dược và có những chính sách khuyến khích ngành dược phát triển. Đồng thời nhà nước cần có chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô góp phần bình ổn chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp dược trong nước, tránh tình trạng hàng gian, hàng giả kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và uy tín của những doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh.

Trong điều kiện cạnh tranh theo cơ chế thị trường thì vấn đề quan trọng của mỗi công ty là vốn. Do đó, ngân hàng nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tín dụng cho các công ty vay vốn để đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, mua sắm dây chuyền hiện đại với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu và trợ giúp việc vượt qua hàng rào thương mại của các nước để thuận tiện cho việc xuất khẩu sản phẩm.

- Đối với địa phương:

Tạo điều kiện để ngành dược phát triển tại địa phương.

Nâng cao hệ thống cầu đường để thuận tiện công tác vận chuyển dược phẩm ở địa phương.

Cơ quan môi trường ở địa phương tổ chức hướng dẫn công ty thực hiện đúng các yêu cầu về xử lý môi trường, xử lý nước thải đảm bảo không gây ô nhiễm.

Tạo điều kiện thuận lợi để các công ty tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm, hội trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Số liệu thu thập tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

2.Thái Thị Bích Trân. 2016. Tài liệu giảng dạy “Kế Toán Quản Trị” 3.Phạm Văn Dược. 2010. Kế toán quản trị Phần II, Nhà xuất bản Đại

học công nghệ TP.Hồ Chí Minh.

4.Trần Ngọc Hùng. 2016. Luận án “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

5.Hồ Thị Huệ. 2011. Luận văn thạc sĩ “Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh”

6.Đào Khánh Trí. 2015. Luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh”

7.Trần Thế Nữ. 2013. Luận án “Xây dựng mô hình quản trị chi phí trong doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam”.

8.Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc.2008.Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức

9.Nguyễn Thị Giàu. 2016. Luận văn “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang”

10.Huỳnh Lợi. 2012. Kế toán quản trị dành cho sinh viên khối ngành kinh tế. Nhà xuất bản Phương Đông.

11.Nguyễn Tấn Bình. 2011. Kế toán quản trị.Nhà xuất bản thống kê 12.Phan Đức Dũng. 2009. Kế toán quản trị.Nhà xuất bản thống kê 13.Đoàn Ngọc Quế. 2011. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản lao động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022