Kiến Nghị Các Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo


thương lần lượt là 0,517 và 0,524. Nhìn chung, đa số các hộ nuôi tôm ở tỉnh Bến

Tre có chỉ số dễ bị tổn thương từ mức trung bình đến cao.

Kết quả hồi quy Multivariate Probit cho thấy giữa biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ và điều chỉnh kỹ thuật có tính bổ sung cho nhau. Giữa biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ và phòng ngừa rủi ro, giữa biện pháp điều chỉnh kỹ thuật và đa dạng hóa sản xuất, giữa biện pháp đa dạng hóa sản xuất và phòng ngừa rủi ro có thể thay thế cho nhau. Các yếu tố bao gồm đặc điểm hộ, tiếp cận dịch vụ xã hội, nhận thức về biến đổi khí hậu và chỉ số phơi lộ có ảnh hưởng khác nhau đến việc áp dụng các biện pháp thích ứng. Các hộ có điều kiện sản xuất, tiếp cận dịch vụ xã hội, nhận thức về BĐKH tốt hơn thì khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cao hơn. Ngược lại, hộ có chỉ số phơi lộ ở mức dễ bị tổn thương càng cao thì khả năng áp dụng các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu càng thấp.

Mức hiệu quả tài chính, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm trong nghiên cứu này là thấp hơn so với một số nghiên cứu trước đây do nghiên cứu có xem xét đến ảnh hưởng của BĐKH. Những hộ nuôi tôm có chỉ số dễ bị tổn thương do BĐKH càng cao thì hiệu quả sản xuất mang lại sẽ càng thấp.

Kiểm định trung bình mẫu độc lập, ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và lợi nhuận biên ngẫu nhiên đều cho thấy nhóm hộ áp dụng các biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ, điều chỉnh kỹ thuật, phòng ngừa rủi ro có hiệu quả nuôi tôm cao hơn so với nhóm hộ không áp dụng. Tuy nhiên, hộ nuôi tôm áp dụng biện pháp đa dạng hóa sản xuất lại có xu hướng đạt hiệu quả sản xuất thấp hơn so với hộ không áp dụng do tính chất công việc nuôi tôm có sự chuyên môn hóa cao. Ngoài ra, trình độ học vấn, khuyến nông, diện tích, số lượng nguồn thông tin tiếp cận về BĐKH cũng là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng khác nhau đến mức hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi tôm.

Luận án đã đề xuất được 4 giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH cho hộ nuôi tôm là nâng cao nhận thức về BĐKH, giải pháp về mặt tài chính, cải thiện nguồn vốn xã hội và phòng ngừa sự tác động của BĐKH. Đồng thời, 2 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm trong bối cảnh BĐKH là giải pháp về mặt kỹ thuật và giải pháp giảm chi phí sản xuất.


2. Kiến nghị

2.1. Đối với hộ nuôi tôm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Hộ nuôi tôm cần chủ động thường xuyên theo dõi các thông tin dự báo thời tiết/môi trường để có biện pháp ứng phó kịp thời với vấn đề biến đổi khí hậu. Hộ nuôi tôm cần tăng cường áp dụng các biện pháp thích ứng BĐKH như điều chỉnh lịch thời vụ, điều chỉnh kỹ thuật, phòng ngừa rủi ro, đa dạng hóa sản xuất một cách linh hoạt và có hiệu quả. Cập nhật các thông tin liên quan đến nuôi trồng thủy sản như con giống mới, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiến bộ áp dụng vào sản xuất. Hộ nuôi tôm cần nắm bắt thông tin thị trường, giá cả con giống và các đầu vào quan trọng như thức ăn, thuốc, kháng sinh, máy móc thiết bị và chọn mua ở những cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý. Nông hộ cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập huấn của địa phương, tham gia các tổ chức đoàn thể, các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ nuôi tôm trên địa bàn nhằm chia sẻ thông tin thích ứng với biến đổi khí hậu, được hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất và theo dõi sự biến động giá cả đầu vào và đầu ra. Ngoài ra, hộ nuôi tôm cần tự nâng cao kiến thức kỹ thuật nuôi tôm, chủ động tìm kiếm, sáng tạo các biện pháp thích ứng mới thông qua sách báo, mạng internet, tivi, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè và người thân.

2.2. Đối với chính quyền địa phương

Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển nông hộ tại tỉnh Bến Tre - 21

Các cơ quan chức năng có liên quan có thể hỗ trợ một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng và hiệu quả nuôi tôm như sau:

Cơ quan tài nguyên và môi trường cần phổ biến các thông tin về sự thay đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, hạn hán, xâm nhập mặn, độ mặn) một cách nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông như Tivi, báo, đài . . . để các hộ nuôi tôm nắm bắt và có biện pháp ứng phó kịp thời.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần thường xuyên, định kỳ thực hiện phân tích mẫu nước tại các cửa cống, lấy nước ở các vùng nuôi cũng như mẫu tôm tại một số ao nuôi để có thông tin cảnh báo sớm về môi trường và bệnh dịch.

Sở khoa học công nghệ cần nghiên cứu sản xuất và chuyển giao tôm giống

tăng trưởng nhanh, kháng bệnh và có khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt


ở địa phương bằng cách phối hợp Viện, Trường và Doanh nghiệp có năng lực thực hiện nghiên cứu. Đầu tư mỗi huyện ven biển ít nhất một khu sản xuất giống tập trung để chủ động cung cấp đủ số lượng và đảm bảo chất lượng cho các vùng nuôi.

Ngành điện cần đầu tư hệ thống điện 3 pha vùng nuôi tập trung, nâng cấp công suất đảm bảo có điện ổn định đến các ao nuôi, đặc biệt là trong mùa mưa bão.

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư và cán bộ phụ trách nông nghiệp cần tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao và nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ trong và ngoài nước về nuôi tôm thích ứng với BĐKH cho hộ nuôi tôm bằng nhiều hình thức khác nhau (trao đổi, hội thảo chuyên đề, tham quan).

Quản lý các cơ sở sản xuất, các đại lý mua bán giống, thức ăn, thuốc và cung cấp máy móc thiết bị phục vụ nuôi tôm trên địa bàn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh trường hợp đầu cơ tăng giá.

2.3. Kiến nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo

Trên cơ sở phương pháp tính toán và bộ chỉ số đã được đề xuất nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, có thể áp dụng cho các hộ nuôi tôm ở địa phương khác, thậm chí có thể điều chỉnh vận dụng đánh giá tính dễ bị tổn thương cho các loại cây trồng, vật nuôi khác.

Nên xây dựng phần mềm để tính chỉ số dễ bị tổn thương cấp hộ, nếu có sự thay đổi các thành phần trong bộ chỉ số thì việc tính toán diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn.

Cần có những nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của các hộ nuôi tôm theo những kịch bản biến đổi khí hậu nhằm có định hướng tốt hơn, giúp ngành nuôi tôm phát triển một cách bền vững.

Do hạn chế về thời gian, kinh phí và nhân lực, đề tài chưa thể mở rộng nghiên cứu ở quy mô lớn hơn để đánh giá tính dễ bị tổn thương, sự thích ứng và hiệu quả sản xuất cho các hộ nuôi tôm ở các mô hình khác hay địa phương khác hay cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


1. Võ Thái Hiệp, Đặng Thanh Hà, Châu Tấn Lực, Nguyễn Ngọc Thùy, 2020. Đánh giá tính dễ bị tổn thương của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ven biển tỉnh Bến Tre do biến đổi khí hậu. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ISSN: 1859 – 4581, số 15, tr.112 – 121.

2. Võ Thái Hiệp, Đặng Thanh Hà, Nguyễn Ngọc Thùy, 2020. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ nuôi tôm nước lợ tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. ISSN: 1859 – 4581, Chuyên đề biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Bền vững, tr.235 – 240.

3. Võ Thái Hiệp, Mai Đình Quý, 2020. Phân tích nguồn lực sinh kế của hộ nuôi tôm nước lợ trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương, ISSN: 0866-7802, số 31, tr.89-98.

4. Võ Thái Hiệp, Đặng Thanh Hà, 2020. Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, ISSN: 1859 – 1558, số 10(119), tr.127 – 134.

5. Võ Thái Hiệp, Đặng Thanh Hà, Nguyễn Ngọc Thùy, 2021. Ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kinh tế hộ nuôi tôm nước nước lợ tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ISSN: 1859 – 4581, số 19, tr.142 – 149.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Abid M., Scheffran J., Schneider U. A., and Ashfaq M., 2015. Farmers’ perceptions of and adaptation strategies to climate change and their determinants: the case of Punjab province, Pakistan. Earth System Dynamics 6:225–243.

2. Adger W.N., 2006. Vulnerability. Global Environmental Change, 16: 268-281.

3. Advancing Capacity to Support Climate Change (ACCCA), 2010. Improving decision-making capacity of smallholder farmers in response to climate risk adaptation in three drought-prone districts of Tigray, Northern Ethiopia. Farm level climate-change perception and adaptation in drought prone areas of Tigray, Northern Ethiopia. Project No. 093.

4. Afroz R. and Akhtar R., 2017. Determinants of Malaysian Farmers' Choice of Adaptation Strategies for Adapting to Climate Change in Kedah Malaysia. Asian Journal of Agricultural Research 11 (4): 120-127.

5. Aigner D., Lovell C. and Schmidt P., 1977. Formulation and estimation of stochastic frontier production function models, Journal of econometrics, 6(1), 21-37.

6. Akinnagbe O.M. and Irohibe I.J., 2014. Agricultural adaptation strategies to climate change impacts in Africa: a review. Bangladesh Journal Agricultural Research, 39 (3): 407-418.

7. Alam, M.A., Rahman, K.M.M., and Quddus, M.A., 2005. Measurement of economic efficiency of producing fish in Bangladesh with translog stochastic cost frontier. Bangladesh J. Agric. Econs XXVIII, 1&2: 33-48.

8. Alexander Feteke, 2009. Assessment of Social Vulnerability for River - Floods in Germany. Ph.D, thesis techniques, University Fakultat der Rheinischen Friedrichs-Wilhelm-Bonn.

9. Allison E.H., Perry A.L., Badjeck M.C., Neil A.W., Brown K., Conway D., Halls A.S., Pilling G.M., Reynolds J.D., Andrew A.L. and Dulvy N.K., 2009. Vulnerability of national economies to the impacts of climate change on fisheries. Journal of Fish and Fisheries 10 (2): 173-196.

10. Ali M. and Flinn J.C., 1989. Profit Efficiency among Basmati Rice Producers in Pakistan Punjab. American Journal of Agricultural Economics, 7: 303-310.

11. Ali M., Parikh, A. and Shah, M.K., 1994. Measurement of Profit Efficiency Using Behavioral and Stochastic Frontier Approaches. Applied Economics. 26(2): 181-188

12. Ali A. and Olaf E., 2017. Assessing farmer use of climate change adaptation practices and impacts on food security and poverty in Pakistan. Climate Risk Management 16: 183–194.

13. Amare Z.Y., Ayoade J.O., Adelekan I.O. and Zeleke M.T., 2018. Barriers to and determinants of the choice of crop management strategies to combat


climate change in Dejen District, Nile Basin of Ethiopia. PAUWES Research-2-Practice Forum 2018.

14. Antwi-Agyei P., Andrew J. D. and Lindsay C. S., 2013. Barriers to climate change adaptation in sub-Saharan Africa: evidence from northeast Ghana & systematic literature review. School of Earth and Environment, University of Leeds, Leeds, LS2 9JT, UK.

15. Aulong S., Kast R., 2011. A conceptual framework for vulnerability assessment: application to global change stressors among South Indian farmers. Presses Universitaires de Provence et Presses Universitairesd’ Aix-Marseille

16. Balew S., Agwata J., Anyango S., 2014. Determinants of Adoption Choices of Climate Change Adaptation Strategies in Crop Production by Small Scale Farmers in Some Regions of Central Ethiopia. Journal of Natural Sciences Research 4(4): 78-93.

17. Battese, G.E. and Coelli, T.J., 1992. Frontier production functions, technical efficiency and panel data with application to paddy farmers in India. Journal of Productivity Analysis, 3: 153-169.

18. Battese, G.E. and Corra, G.S., 1977. Estimation of a Production Frontier Model: With Application to the Pastoral Zone off Eastern Australia. Australian Journal of Agricultural Economics, 21(3): 169-179.

19. Begum, M.E.A, Hossain M.I.,Tsiouni M. and Papanagiotou E., 2015. Technical Efficiency of Shrimp and Prawn Farming: Evidence from Coastal Region of Bangladesh. 7thInternational Conference on Information and Communication Technologies in Agriculture, Food and Environment, Kavala, Greece, 17-20.

20. Belderbos, R., Carree, M., Diederen, B., Lokshin, B. and Veugelers, R., 2004, “Heterogeneity in R&D cooperation strategies”, International Journal of Industrial Organization, Vol. 22 Nos 8/9, pp. 1237-1263.

21. Belay S. and Benjamin F. Z. and Jeremy D. F, (2014). Agroecosystem specific climate vulnerability analysis: application of the livelihood vulnerability index to a tropical highland region. Mitig Adapt Strateg Glob Change, 39–65.

22. Below TB, Mutabazi KD, Kirschke D, Franke C, Sieber S, Siebert R, Tscherning K., 2012. Can farmers’ adaptation to climate change be explained by socio-economic household-level variables? Global Environ Change, 22(1):223–235. https://doi.org/10.1016/j.gloenvcha.2011.11.012.

23. Birkmann J., 2013. Measuring Vulnerability to Natural Hazards: Towards Disaster Resilient Societies. 2nd edition, United Nations University Press, 720p

24. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), 2008. Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ), Hà Nội.

25. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, 83 trang.


26. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), 2016. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, 94 trang.

27. Boansi D., Tambo J.A. and Muller M., 2017. Analysis of farmers’ adaptation to weather extremes in West African Sudan Savanna. Weather and Climate Extremes Journal,16: 1-13.

28. Bucaram S.J,, Fernandez M.A, Renteria W., 2016. Assessing local vulnerability to climate change in Rio Dela Platabasin, Uruguay. Compendium, ISSN Online 1390-9894, Volumen 3, Nº6, Diciembre, pp 1 – 19.

29. Bradshaw B., Dolan H., Smit B., 2004. Farm-level adaptation to climatic variability and change: crop diversification in the Canadian Prairies. Climatic Change 67: 119–141.

30. Bryan E., Ringler C., Okoba B., Roncoli C., Silvesti S. and Herrero M., 2013. Adapting agriculture to climate change in Kenya: household strategies and determinants. Journal of Environmental Management, 14: 26-35.

31. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 200 trang.

32. Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi, 2010. Hiệu quả sản xuất tôm của nông hộ ở ĐBSCL: Trường hợp so sánh mô hình nuôi bán thâm canh Trà Vinh với Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 13, trang 105-112 .

33. Cấn Thu Văn, 2015. Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học trong đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai. Luận án tiến sĩ thủy văn học, Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học tự nhiên.

34. Cao Lệ Quyên, Trịnh Quang Tú và Phan Phương Thanh, 2015. Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nước lợ ven biển: Mối tương quan giữa nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí trong mô hình dự báo. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.

35. Charnes, A., Cooper, W.W., and Rhodes, E.L., 1978. Measuring the Efficiency of Decision Making Units. Economic Journal, 2: 429-444.

36. Chambers R. and Conway G. R., 1992. Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century. Article in IDS Discussion Paper, 29 pages.

37. Chen, C. M., Delmas, M. A., & Lieberman, M. B., 2015. Production frontier methodologies and efficiency as a performance measure in strategic management research. Strategic Management Journal, 36(1), 19-36.

38. Chiwaka, E. and Yates, R., 2005. Participatory Vulnerability Analysis - A step- by-step guide for field staff. Action Aid International, 35 pp., London

39. Coelli, T., 1996. A Guide to DEAP Version 2.1: A Data Envelopment Analysis (Computer) Program. CEPA Working Papers, Centre for Efficiency and Productivity Analysis, University of New England, Australia.

40. Coelli, T., and Battese, G.E., 1996. Identification of factors which influence the technical efficiency of indian farmers. Australian Journal of Agricultural Economics, 2: 19-44.


41. David Begg, 1992. Kinh tế học. Tái bản lần thứ 3, NXB Giáo dục, 502 trang.

42. Dasgupta S., Laplante B., Meisner C., David W., and Jianping Y., 2007. The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Research, Working Paper 4136, 51 pages.

43. Dang H.L., Li E., Bruwer J. and Nuberg I., 2014. Farmers’ perceptions of climate variability and barriers to adaptation: lessons learned from an exploratory study in Vietnam. Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change, 19: 531–548.

44. Den, D.T., Tihomir, A., and Michael, H., 2007. Technical efficiency of prawn farms in the Mekong Delta, Vietnam. 51st AARES Annual Conference. Queenstown, NZ, Feb 12-15, 2007.

45. Deressa T.T., Hassan R.M., and Ringler C., 2008. Measuring Ethiopian Farmers’ Vulnerability to Climate Change across Regional States. International food policy research institute, 22 pages.

46. Deressa T.T., Hassan R.M., 2009. Economic impact of climate change on crop production in Ethiopia: Evidence from cross-section measures. J. Afr. Econ,18: 529-554.

47. Derick T.A., John K.M.K., HenryAnim S. and Nophea S., 2018. Application of livelihood vulnerability index in assessing smallholder maize farming households' vulnerability to climate change in Brong-Ahafo region of Ghana. Kasetsart Journal of Social Sciences, 39: 22-32.

48. Denkyirah E.K., Okoffo E.D., Adu D.T. and Bosompem O.A., 2017. What are the drivers of cocoa farmers’ choice of climate change adaptation strategies in Ghana? Cogent Food and Agriculture, 3: 1-21

49. Devkota N., Phuyal R.K., Shrestha D.L., 2018. Perception, Determinants and Barriers for the Adoption of Climate Change Adaptation Options among Nepalese Rice Farmers. Agricultural Sciences 9: 272–298.

50. DFID, 2001. Sustainable Livelihoods Guidance Sheets. Section 7. Sustainable Livelihoods in Practice. London, DFID.

51. Dinh VT; Nguyen V. 2014. Climate Change impacts on agricultural sector and response solutions. Agricultural Publishing House.

52. Dương Hồng Giang, 2017. Đánh giá tính dễ bị tổn thương lĩnh vực trồng trọt do biến đổi khí hậu huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ Biến đổi khí hậu, Đại học quốc gia Hà Nội, Việt Nam.

53. Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu, 2013. Giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

54. Đặng Thị Phượng, Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Thị Kim Quyên, Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nobuyuki Yagi, 2020. Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) qui mô nông hộ ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 56: 110-116.

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 26/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí