Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 29

chính có tổn thương đến vận mệnh chính trị của mình, tổn thương đến thanh danh của tập đoàn và có ảnh hưởng không tốt đến tình đoàn kết Bắc Nam.

CHƯƠNG III:

Điều 9: Góp vốn xây dựng quỹ và sử dụng quỹ.

Khoản 1: Đoàn viên được gia nhập tập đoàn được chính phủ cho mượn một số tiền phải đóng góp cho tổ mình để mua sắm thuyền lưới xây dựng nhà cửa, tiền trợ cấp lương ăn sản xuất đều phải đóng góp cho tổ để tổ chuẩn bị việc ăn uống hàng ngày. Trường hợp tổ vay thêm bạc ngân hàng thì mỗi đoàn viên trong tổ phải chịu một phân vay như nhau.

Khoản 2: Tổ sản xuất được hàng tháng trích một số tiền đài thọ cho đoàn viên ăn uống bằng 18.000đ mỗi đoàn viên, số còn lại chia mấy phân bỏ vào mấy loại quỹ như sau:

a) Quỹ cứu tế: trích 1.5% tổng số thu hoạch được đã trừ tiền ăn bỏ vào quỹ cứu tế của tập đoàn do ban quản trị giữ. Quỹ cứu tế tập đoàn sử dụng vào việc cho mượm hoặc tương trợ hạn cho các tổ hoạc đoàn viên khi gặp hoạn nạn không thể tự mình giải quyết được, tương trợ cho các gia đình địa phương cũng lấy ở quỹ này.

b) Quỹ sinh hoạt tập đoàn: Trích 0.5% tổng số thu hoạch được của mỗi tổ đã trừ tiền ăn bỏ vào quỹ sinh hoạt tập đoàn do ban quản trị giữ. Quỹ sinh hoạt sử dụng vào việc mua dầu đen, bút chì văn phòng cho ban quản trị tập đoàn làm việc, trợ cấp những khoản cần thiết cho ban quản trị hoặc đoàn viên được cử đi công tác cho tập đoàn, chi tiêu những khoản linh tinh khác thuộc về sinh hoạt của tập đoàn.

c) Quỹ sinh hoạt tổ: trích 2% tổng số thu hoạch được của tổ (do ban phụ trách tổ giữ) bỏ vào quỹ sinh hoạt của tổ (đã trừ tiền ăn). Quỹ sinh hoạt của tổ dùng vào việc mua bút chì văn phòng cho ban phụ trách làm việc, mua dầu đen bao chi tài liệu chính trị văn hóa cho tổ, cấp tiền bồi dưỡng và phụ cấp ốm đau cho đoàn viên, chi tiêu những khoản lặt vặt khác thuộc sinh hoạt của tổ.

d) Quỹ xây dựng: trích …… tổng số thu hoạch được của tổ đã trừ tiền ăn bỏ vào quỹ xây dựng do ban phụ trách giữ. Quỹ xây dựng dùng vào việc tu bổ nhà cửa, thuyền lưới và mua sắm thêm dụng cụ, thời gian chưa trả hết tiền ngân hàng và hoàn vốn cho chính phủ thì quỹ này chỉ dùng trong việc tu bổ thuyền lưới nhà cửa và để trả nợ cho ngân hàng hoàn vốn lại cho chính phủ, nếu sắm thêm thuyền lưới phải vay thêm ngân hàng.

e) Quỹ tiết kiệm của đoàn viên: số …………….. còn lại tổng số thu hoạch được của tổ đã trừ tiền ăn thì chia cho đoàn viên theo số điểm của mỗi đoàn viên đã đạt được qua sự bình công chấm điểm hàng ngày. Số tiền của mỗi đoàn viên được chia lưu lại quỹ tiết kiệm của đoàn viên do ban phụ trách tổ chức trách nhiệm giữ. Hàng tháng tổ chỉ cấp tiền tiêu vặt cho đoàn viên (mức tiền tiêu sẽ quy định sau) để mau thanh toán xong nợ cho ngân hàng hoàn vốn cho chính phủ. Tổ trích tiền quỹ tiết kiệm để trả chỉ để lại trong quỹ cho đoàn viên một số tiền bằng một tháng tiền ăn về mùa nắng, bằng 2 tháng tiền ăn về mùa mưa để đề phòng khi không làm được có ăn uống và tiêu dùng.

Điều 10: Nguyên tắc bình công chấm điểm để chia quyền lợi thu hoạch được hàng ngày.

Phân chia quyền lợi dựa trên sự bình công chấm điểm hàng ngày, lấy điểm 10 làm khối điểm và điểm 13 là điểm tối đa, hàng tháng cộng số điểm của mỗi đoàn viên đã đạt được để phân chia. Các tổ cần thống nhất quy định số điểm nhất định cho mỗi loại nghề để chấm điểm hàng ngày cho được dễ dàng.

Điều 11: Chế độ sinh hoạt phí, chế độ ốm đau, chế độ nghỉ việc.

Khoản 1: Chế độ sinh hoạt phí: mỗi đoàn viên phải tụ túc tiền ăn trong 5 tháng kể từ ngày về tập đoàn (lấp tiền phụ cấp 6 tháng ăn của chính phủ). Hàng tháng tùy theo khả năng của mỗi tổ mà cấp thêm tiền tiêu dùng may mặc tối đa là 8.000đ cho mỗi đoàn viên. Thời hạn hết tiền ăn trong 5 tháng của chính phủ đã trợ cấp tùy theo khả năng của mỗi tổ mà đài thọ tiền ăn tối đa 18.000đ mỗi tháng cho mỗi đoàn viên.

Chỉ khi nào hội nghị toàn đoàn quyết định thì mức sinh hoạt phí hàng tháng mới được nâng lên, các tổ không được tự ý sửa đổi.

Khoản 2: chế độ đau ốm.

a)Trường hợp đoàn viên bị ốm phải nghỉ việc thì được chấm công trong 15 ngày với điểm 10 kể từ ngày nghỉ. Trường hợp bị ốm nhiều ngày mà đoàn viên đó đã sử dụng hết số tiền trong quỹ tiết kiệm thì tổ đài thọ cho đoàn viên đó như mức sinh hoạt phí của đoàn viên khác.

b) Trường hợp bị ốm nặng phải đi bệnh viện cũng được chấm công 15 ngày với điểm 10 kể từ ngày nghỉ việc, khi đã trở về tập đoàn trong lúc còn nghỉ việc để

bồi dưỡng sức khỏe thì được tổ xét cấp tiền bồi dưỡng mỗi ngày từ 100đ đến 200đ do quỹ sinh hoạt tổ đài thọ.

c) Vì công tác cho tổ mà bị tai nạn lao động phải nghỉ việc hoặc phải đi bệnh viện thì được chấm công thường xuyên điểm 10.

Khoản 3: Chế độ nghỉ việc: Kể cả nghỉ việc đi thăm những người thân thuộc hoặc nghỉ việc khi có việc cần thiết cho bản thân được tổ và đoàn đồng ý thì được chấm công, hạn trong 1 năm chấm công 12 ngày nghỉ với 10 điểm, ngoài ra là không được chấm công.

Nghỉ việc không có lý do không được tổ đoàn đồng ý thì không được chấm

công.


Điều 12: Điều kiện được gia nhập đoàn và ra đoàn. Khoản 1: Điều kiện được gia nhập đoàn:

a)Không phân biệt nam nữ tình nguyện vào tập đoàn và tán thành nội quy

điều lệ của tập đoàn.

b) Phải được phòng miền nam LK4 giới thiệu và được ban quản trị tập đoàn và tổ đó chấp nhận.

Khoản 2: Điều kiện ra đoàn:

a) Được cấp trên điều động đi công tác thì được ra đoàn, được rút số tiền còn lại trong quỹ tiết kiệm. Phân quyền lợi trong quỹ dự trù kể cả tiền mặt và dụng cụ như thuyền lưới nhà cửa và các đồ vật khác tổ p hải trị giá mà chia khi đó, tổ có điều kiện thì trả cả, trường hợp thiếu tiền thì tổ nợ lại sau sẽ trả dần nhưng hạn sau 6 tháng tổ phải trả đủ, quyền lợi còn lại ở tổ không tính lợi. Trong phạm vi 6 tháng đã quy định nếu rủi ro gặp tai nạn hư hỏng, mất mát thì được đỡ chịu chịu thiệt thòi một phân, mức phải chịu thiệt do sự thỏa thuận giữa 2 bên. Nếu sau 6 tháng không trả mà sau đó bị hư hỏng mất mát thì tổ đó chịu bồi thường choa đoàn viên được đi công tác.

Trường hợp ra đoàn khi tổ chức trả nợ cho ngân hàng chưa hoàn vốn lại cho chính phủ thì tổ đó chỉ trả lại tiền công mà đoàn viên đó đã đóng góp xây dựng nhà cửa, sắm thuyền lưới và dụng cụ khác cho tổ, tổ phải bảo đảm trả tiền vay ngân hàng và phần mượn của chính phủ cho đoàn viên được ra đoàn.

Trường hợp ra đoàn giữa lúc tổ đã trả một phần nợ cho ngân hàng và đã trả được một phần vốn cho chính phủ thì tổ cũng phải bảo đảm trả phần nợ còn lại của

đoàn viên đó lấy tiền ở quyền lợi đoàn viên đó được chia. Giấy bảo lãnh trả tiền ngân hàng, hoàn vốn lại cho chính phủ cho đoàn viên được ra đoàn của tổ phải được ban quản trị tập đoàn chứng nhận mới gửi cho ngân hàng và cơ quan cho đoàn viên đó vay mượn tiền.

Quỹ cứu tế của tập đoàn, quỹ sinh hoạt của tập đoàn và tổ, đoàn viên ra đoàn không được chia.

b) Không giải quyết cho đoàn viên từ tổ này qua tổ khác, từ đoàn này qua đoàn khác, trừ trường hợp đặc biệt vì tình cảm ruột thịt chính đáng được phòng miền nam LK4 đồng ý, được ban quản trị tập đoàn và tổ đó chấp nhận thì được giải quyết ra đoàn. Về quyền lợi cũng được giải quyết như trường hợp đoàn viên được ra đoàn để đi công tác.

c) Trường hợp đoàn viên phạm lỗi đến mức độ phải khai trừ ra khỏi đoàn thì quyền lợi cũng được thanh toán như đoàn viên đi công tác.

Điều 13: Bầu ban quản trị tập đoàn và ban phụ trách tổ.

Khoản 1: Tập đoàn có một ban quản trị từ 5 đến 7 người để điều khiển mọi công tác trong tập đoàn, phải có: 1 trưởng ban phụ trách chung; 1 phó trưởng ban phụ trách về tài chính; 1 phó trưởng ban phụ trách về kế hoạch sản xuất xây dựng tập đoàn.

Ban quản trị do tập thể bầu lên theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và đa số tuyệt đối, nhiệm kỳ trong 1 năm bầu lại ban quản trị một lần. Trường hợp chưa hết nhiệm kỳ mà đa số đoàn viên yêu cầu bầu lại ban quản trị thì tổ chức đại hội bầu lại ban quản trị.

Khoản 2: Mỗi tổ có một ban phụ trách từ 3 đến 5 người để điều khiển mọi công tác trong tổ, phải có: 1 trưởng ban phụ trách chung; 1 phó trưởng ban phụ trách về tài chính; 1 phó trưởng ban phụ trách về kế hoạch sản xuất xây dựng tổ.

Ban phụ trách do toàn thể đoàn viên trong tổ cử ra, nhiệm kỳ trong một năm sẽ được cử lại. Trường hợp khi đa số đoàn viên trong tổ đề nghị cử lại ban phụ trách hoặc đề nghị thay một người trong ban phụ trách thì được cử lại ban phụ trách hoặc cử một người khác thay thế.

Điều 14: Nề nếp sinh hoạt tập đoàn, tổ, nhóm.

a)Sinh hoạt nhóm: Hàng ngày nhóm sinh hoạt với hình thức nhẹ nhàng để kiểm điểm công tác phân công trách nhiệm và bình công chấm điểm hàng ngày.

b) Sinh hoạt tổ: Mỗi tháng tổ họp thường kỳ một lần để kiểm điểm công tác, trường hợp cần thiết ban phụ trách tổ được triệu tập cuộc họp tổ bát thường.

c) Sinh hoạt tập đoàn: Mỗi tháng tập đoàn hợp thường kỳ một lần để kiểm điểm tình hình công tác của tập đoàn, đúc kết kinh nghiệm xây dựng báo cáo gửi lên cấp trên. Trường hợp cần thiết ban quản trị được triệt tập họp đoàn bất thường.

CHƯƠNG V:

Điều 15: Khen thưởng kỷ luật:

a)Khen thưởng: Để động viên đoàn viên phấn khởi trong công tác thực hiện kế hoạch xây dựng tập đoàn, tập đoàn tổ chức phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoạch sơ kết tổng kết bình bầu đơn vị cá nhân xuất sắc để đề nghị lên cấp trên tuyên dương khen thưởng kịp thời.

b) Kỷ luật: Để giáo dục những đoàn viên phạm sai lầm khuyết điểm như không phục tùng điều lệ, nội quy của tập đoàn và tổ, không chấp hành nghị quyết của tập đoàn và tổ, lười biếng trong công tác, gây bè phái trong nội bộ, gây chia rẽ giữa tập đoàn và nhân dân địa phương, không tôn trọng pháp luật nhà nước, làm những việc có tác hại đến thanh danh của tập đoàn thì tùy theo lỗi nặng nhẹ mà áp dụng những hình thức kỷ luật sau đây:

- Phê bình trong tổ-phê bình trong tập đoàn.

- Cảnh cáo trong tổ-cảnh cáo trong tập đoàn.

Cuối cùng nếu giáo dục đúng mức mà không chịu sửa chữa cứ cố tình phá hoại thì phải khai trừ ra khỏi đoàn, khi áp dụng hình thức khai trừ phải được sự đồng ý của phòng miền nam LK4.

ĐIỀU KIỆN BAN NỘI QUY ĐIỀU LỆ.

Ban nội quy điều lệ này quy định những điều khoản thi hành tạm thời trong thời gian 6 tháng. Trong thời gian nội quy điều lệ đang được thi hành tạm thời thì được sửa đổi những chi tiết cho thích hợp với tình hình thực tế hoặc bổ sung cho đầy đủ nhưng phải được đa số đoàn viên yêu cầu và được đông đủ anh chị em trong tập đoàn tham gia ý kiến và được phòng miền nam Liên Khu IV đồng ý.

(Nguồn, Ủy Ban thống nhất Chính phủ: Báo cáo tình hình các tập đoàn sản xuất miền Nam từ khi thành lập (tháng 4/1957) đến năm 1958, hồ sơ số 229).

Mục lục 2.2: Quyết định phê chuẩn việc thành lập 2 thị trấn nông trường thuộc tỉnh Hòa-Bình


BỘ NỘI VỤ

******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 269-NV

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 1967

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 29


QUYẾT ĐỊNH

PHÊ CHUẨN VIỆC THÀNH LẬP 2 THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG THUỘC TỈNH HÒA-BÌNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ nghị định số 130-CP ngày 29-9-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Quyết định số 56-CP ngày 24-4-1963 của Hội đồng Chính phủ ủy nhiệm cho Bộ Nội vụ phê chuẩn việc phân vạch địa giới c liên quan đến các đơn vị hành chính xã và thị trấn;

Theo đề nghị của Ủy ban hành chính tỉnh Hòa-bình.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: - Nay phê chuẩn việc thành lập thị trấn ở các nông trường quốc doanh có tên dưới đây thuộc tỉnh Hòa – bình:

- Thị trấn nông trường Thanh – hà trực thuộc huyện Kim – bôi;

- Thị trấn nông trường Sông – bôi trực thuộc huyện Lạc - thủy;

Điều 2: - Ủy ban hành chính tỉnh Hòa – bình, các ông Chánh văn phòng và Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.


(Nguồn, http://thuvienphapluat.vn)

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ THỨ TRƯỞNG

Tô Quang Đẩu

Mục lục 2.2: Quyết định phê chuẩn việc thành lập thị trấn Nông trường Thạch Thành, thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Hòa Bình


BỘ NỘI VỤ

******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 162-NV

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 1967

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ CHUẨN VIỆC THÀNH LẬP THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG THẠCH THÀNH, THUỘC HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 130-CP ngày 29-9-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ.

Căn cứ Quyết định số 56-CP ngày 24-4-1963 của Hội đồng Chính phủ ủy nhiệm cho Bộ Nội vụ phê chuẩn việc phân vạch địa giới c liên quan đến các đơn vị hành chính xã, thị trấn.

Theo đề nghị của Ủy ban hành chính tỉnh Thanh H a.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. – Nay phê chuẩn việc thành lập thị trấn nông trường Thạch Thành, trực thuộc huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. – Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa, các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.


KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ THỨ TRƯỞNG


Lê Tất Đắc

(Nguồn, http://thuvienphapluat.vn)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022