Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 22

165


khuyến khích nông dân vùng ĐBSH tích cực tham gia bảo hiểm trong bối cảnh CMCN

4.0 cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

i) Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm xã hội. Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng mở rộng đối tượng tham gia tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội cho toàn dân; thiết kế hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, hoàn thiện các quy định về đóng - hưởng. Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi bảo hiểm theo hướng cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm và cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi bảo hiểm. Đồng thời, các doanh nghiệp và người lao động có quyền khiếu nại, hoặc khởi kiện cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm nếu phát hiện có sai phạm trong thực hiện chính sách bảo hiểm để đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi thụ hưởng bảo hiểm của người lao động.

ii) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo hiểm cho nông dân vùng ĐBSH. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lợi ích của chính sách BHNN cần được đẩy mạnh, đặc biệt trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang thúc đẩy sản xuất hàng hóa theo chuỗi, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu và dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

iii) Ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động kinh doanh, quản lý và mua bán bảo hiểm. Công nghệ 4.0 giúp khách hàng tiếp cận, truy cập thông tin bảo hiểm online mọi lúc, mọi nơi; giúp các doanh nghiệp bảo hiểm đẩy mạnh phân phối sản phẩm qua kênh online, tiết kiệm chi phí quản lý và thanh toán thủ tục bảo hiểm kịp thời, nhanh chóng, tiện lợi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng lộ trình trải nghiệm khách hàng, đa dạng hoá kênh phân phối và phát triển cơ sở hạ tầng cho bảo hiểm trực tuyến. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường kết nối chia sẻ trong hoạt động nghiệp vụ cũng như kết nối liên thông dữ liệu với các Bộ ban ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Cục Đăng kiểm… trên cơ sở đó tạo ra một hệ cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý ngành một cách nhanh chóng, thuận tiện và thống nhất, giúp ích cho sự phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm.


Tiểu kết chương 4

Trong bối cảnh CMCN 4.0, việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBSH trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới đạt được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

166


Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 22

nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Để có được những giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh hiện nay, cần quán triệt đầy đủ những quan điểm có tính định hướng trong quá trình thực hiện. Phát huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng phải nhất quán quan điểm nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Phát huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng gắn liền với phát huy lợi thế vùng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng phải gắn với yêu cầu nâng cao năng lực của nông dân đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường vai trò của hệ thống chính trị các cấp trong việc phát huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trên cơ sở những quan điểm đó, những nhóm giải pháp được đề xuất phải mang tính đồng bộ, toàn diện để nông dân vùng ĐBSH tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh. Trước hết cần nâng cao nhận thức và năng lực của nông dân vùng ĐBSH nhằm đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0; thứ hai, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại nhằm phát huy vai trò của nông dân trong bối cảnh CMCN 4.0; thứ ba, tăng cường đầu tư xây dựng và hiện đại hóa hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn vùng ĐBSH nhằm tạo điều kiện phát huy vai trò của nông dân trong bối cảnh CMCN 4.0; thứ tư, nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của hệ thống chính trị các cấp vùng ĐBSH nhằm phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong bối cảnh CMCN 4.0; thứ năm, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội cho nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0.

167


KẾT LUẬN


Trong bối cảnh CMCN 4.0, nông dân vùng ĐBSH đã thể hiện vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh. Họ chính là lực lượng lao động sản xuất trực tiếp phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng. Bên cạnh đó, nông dân vùng ĐBSH còn là nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn; tích cực thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế ở nông thôn trong vùng; tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hóa, xã hội, môi trường; là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nông thôn; là bộ phận quan trọng trong khối liên kết cùng phát triển nền nông nghiệp hiện đại trong bối cảnh CMCN 4.0.

Việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBSH bên cạnh những thành tựu còn tồn tại nhiều hạn chế. Từ những thành tựu và hạn chế này, luận án rút ra những nguyên nhân và những vấn đề cấp thiết đặt ra trong quá trình phát huy vai trò của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò của nông dân vùng ĐBSH với năng lực của nông dân còn hạn chế; với các cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập; với tư tưởng, tâm lý, tập quán sản xuất của nông dân.

Để có được những giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò chủ thể của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh hiện nay, cần quán triệt đầy đủ những quan điểm có tính định hướng trong quá trình thực hiện. Phát huy vai trò của nông dân vùng ĐBSH phải gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh; phát huy vai trò của nông dân vùng ĐBSH phải gắn với yêu cầu nâng cao năng lực và đời sống của nông dân; phát huy vai trò của nông dân vùng ĐBSH là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trên cơ sở những quan điểm đó, những nhóm giải pháp được đề xuất phải mang tính đồng bộ, toàn diện để nông dân vùng ĐBSH tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh.

168


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


* Các công trình tiếng Việt

1. Đỗ Thị Phương Hoa (2019), “Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (12), tr.100-105.

2. Đỗ Thị Phương Hoa (2020), “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, kỳ 2, tr.7-9.

3. Đỗ Thị Phương Hoa (2021), “Xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, kỳ 1, tr.13-15.

4. Đỗ Thị Phương Hoa (2021), “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, kỳ 2, tr.7-10.

5. Đỗ Thị Phương Hoa (2021), “Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Lý luận Chính trị, Chuyên đề quý IV, tr.108-113.


* Các công trình tiếng Anh

6. Đỗ Thị Phương Hoa (2021), “Promoting the linkage between enterprises and farmers to develop high-tech agriculture in vietnam in the context of the fourth industrial revolution” (Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0), International Journal of Education and Social Science Research (ISSN 2581-5148) Vol. 4, No. 03 (Tạp chí Quốc tế về Giáo dục và Nghiên cứu Khoa học Xã hội, ISSN 2581-5148, tập 4, số 03), tr.73-85.

7. Đỗ Thị Phương Hoa (2021), “Agricultural digital transformation and digital village model in the context of industrial revolution 4.0” (Chuyển đổi số trong nông nghiệp và mô hình làng kỹ thuật số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0), Hội thảo quốc tế lần thứ 13 các vấn đề về kinh tế - xã hội và môi trường trong phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (ISBN: 978-604-79-2811-8), tr.757-772.

169


8. Đỗ Thị Phương Hoa (2021), “Building a smart village model in vietnam from the experience of some smart village models in the world (Xây dựng mô hình làng thông minh ở Việt Nam từ kinh nghiệm của một số mô hình làng thông minh trên thế giới), European journal of humanities and social sciences (Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Châu Âu) (ISSN 2414-2344), (3), tr. 65-73.

9. Đỗ Thị Phương Hoa (2021), “Vietnam’s agricultural digital transformation in the context of Fourth Industrial Revolution” (Chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0), Political Theory (Tạp chí Lý luận Chính trị (ISSN: 2525-2593), Thematic issue - Sep, 2021, tr.23-30.

170


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Thị Vân Anh (2018), Một số yếu tố tâm lý của người nông dân ảnh hưởng tới việc chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, NXB Khoa học xã hội.

2. Đức Anh, Đức Yên (2021), Bỏ biên chế nhà nước về nuôi lợn, mỗi năm thu hơn 1 triệu USD, tại trang https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/nong-dan-nuoi- lon-khep-kin-thu-tien-ty-725914.html, [truy cập ngày 10/4/2021].

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (31/10/2012), Nghị quyết số 19-NQ/TƯ ngày 31/10/2012 Về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

4. Ban chỉ đạo Phong trào Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới (12/4/2000), Quyết định số 01/2000/QĐ-BCĐ về việc ban hành Kế hoạch triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá.

5. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2019), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia (2019), Tài liệu “Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ”.

7. Ban Kinh tế Trung ương (2016), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Hội thảo quốc tế Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam, Tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam, Hà Nội.

8. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Việt Nam - WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Báo Nông thôn ngày nay - Dân Việt (2018), Chuyên đề Toàn cảnh nông nghiệp

4.0 Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội.

10. Hoàng Chí Bảo (2010), Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

171


11. Lê Thanh Bình (2009), “Tăng cường truyền thông khuyến nông thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển”, Tạp chí Truyền thông đối ngoại số, tháng 1/2009, tr.28-33.

12. Nguyễn Văn Bình (chủ biên) (2017), Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Ban Kinh tế Trung ương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

13. Bộ Chính trị (27/9/2019), Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (18/5/2021), Quyết định số 576/QĐ- LĐTBXH Công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Phụ lục số 1 (Tổng hợp số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước năm 2020).

15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ xã hội (2018), Hệ thống các chính sách trợ giúp xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội.

16. Bộ Nội vụ (5/2020), Báo cáo chỉ số Cải cách hành chính - PAR INDEX 2020 của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

17. Bộ Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam (5/2021), Báo cáo chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2020 (SIPAS 2020).

18. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Báo cáo khoa học và công nghệ nông nghiệp 20 năm đổi mới, gồm 7 tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (14/3/2017), Quyết định số 738/QĐ- BNN-KHCN về việc quy định tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao và phụ lục danh mục công nghệ cao áp dụng, Hà Nội.

20. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Báo cáo Tình hình tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp; phương thức, mô hình thực hiện và các giải pháp, Hội nghị toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

21. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2018), Chương trình Bồi dưỡng chuyên sâu về văn hóa cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cho công chức văn hóa - xã hội xã (Ban hành kèm Quyết định số 3712/QĐ-BVHTTDL ngày 3/10/2018).

22. Chính phủ (9/6/2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

23. Chính phủ (18/4/2018), Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về Bảo hiểm nông nghiệp.

172


24. Chính phủ (24/5/2018), Nghị định số 83/2018/ NĐ-CP về Khuyến nông.

25. Chính phủ (5/7/2018), Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

26. Chính phủ (17/9/2018), Nghị định số 122/2018/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “gia đình văn hóa”; “thôn văn hóa”, “làng văn hóa”, “ấp văn hóa”, “bản văn hóa”, “tổ dân phố văn hóa”.

27. Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trung tâm Thông tin khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng (2016), Hiểm họa từ mặt trái của Internet, NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội.

28. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) (8/2016), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế năm 2018, số 8, tại trang https://vista.gov.vn/tong-luan/tong-luan- khoa-hoc-cong-nghe-kinh-te-nam-2016-7.html, [truy cập ngày 15/1/2020].

29. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) (2/2017), Các công nghệ định hình ngành nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai, Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế năm 2017, số 2, tại trang https://vista.gov.vn/tong-luan/tong-luan-khoa-hoc-cong-nghe-kinh-te-nam-2017- 8.html, [truy cập ngày 15/1/2020].

30. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) (3/2017), Nông nghiệp công nghệ cao: xu thế tất yếu của nông nghiệp Việt Nam, Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế năm 2017, số 3, tại trang https://vista.gov.vn/tong-luan/tong-luan-khoa-hoc-cong-nghe-kinh-te-nam-2017- 8.html, [truy cập ngày 15/1/2020].

31. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) (3/2018), Nông nghiệp hữu cơ: tiềm năng và thách thức, Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế năm 2017, số 3, tại trang https://vista.gov.vn/tong-luan/tong- luan-khoa-hoc-cong-nghe-kinh-te-nam-2018-9.html, [truy cập ngày 15/1/2020].

32. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) (4/2019), Nông nghiệp 4.0 - dự báo các công nghệ nông nghiệp trong tương lai, Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế năm 2019, số 4, tại trang https: https://vista.gov.vn/tong-luan/tong-luan-khoa-hoc-cong-nghe-kinh-te-nam-2019- 10.html, [truy cập ngày 15/1/2020].

33. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) (7/2019), Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của một số quốc gia và một số khuyến nghị cho Việt Nam trong bối cảnh mới, Tổng luận Khoa học -

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022