Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1


Đại học quốc gia Hà nội

Khoa luật


Lê Lan Chi


Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý

vụ án hình sự trong luật tố tụng hình sự việt nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn


Chuyên ngành : Luật hình sự

Mã số : 62 38 40 01


Luận án tiến sĩ luật học


Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Ngọc Chí

2. TS. Trần Quang Tiệp


Hà nội - 2010

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐÊ CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÁCH 17

1.1.

Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự

17

1.2.

Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong chế

37


định những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Việt Nam


1.3.

Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

60


Chương 2: SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM KHỞI

75


TỐ VÀ XỬ LÝ VỤ ÁN HÌNH SỰ TRONG CÁC QUY ĐỊNH



CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN



THỰC HIỆN


2.1.

Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự

75

2.2.

Thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ

102


án hình sự



Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN

135


NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM KHỞI TỐ VÀ XỬ LÝ VỤ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1

NHIỆM KHỞI TỐ VÀ XỬ LÝ VỤ ÁN HÌNH SỰ


ÁN HÌNH SỰ

3.1. Nhu cầu, quan điểm về việc nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự


135

3.2. Giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật 142

3.3. Các giải pháp nâng cao vai trò công tác kiểm sát, thanh tra, giám sát hoạt động khởi tố và xử lý vụ án hình sự

3.4. Các giải pháp về công tác cán bộ và cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí cho hoạt động tố tụng hình sự

161

168

KẾT LUẬN 178

NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

181

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 182


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT‌


BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra

TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TNHS : Trách nhiệm hình sự

TTHS : Tố tụng hình sự


VAHS : Vụ án hình sự


VKS : Viện kiểm sát


VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa


Danh mục các bảng


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Số lượng vụ án được khởi tố theo từng năm

103

2.2

Số vụ án do Viện kiểm sát và Tòa án (Hội đồng xét xử) thực hiện việc khởi tố

105

2.3

Số vụ án do Cơ quan điều tra trong Quân đội thực hiện việc khởi tố

105

2.4

Kết quả xác minh tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSNDTC

111

2.5

Kết quả xử lý vụ án hình sự của Cơ quan điều tra

120

2.6

Kết quả xử lý vụ án hình sự của Viện kiểm sát

121

2.7

Kết quả hoạt động truy cứu TNHS qua xét xử sơ thẩm

124

2.8

Kết quả hoạt động truy cứu TNHS qua xét xử phúc thẩm

124



Danh mục các biểu đồ


Số hiệu biểu đồ


Tên biểu đồ


Trang

2.1

Biểu đồ so sánh số vụ án được khởi tố trên toàn quốc theo từng năm

103

2.2

Biểu đồ so sánh số vụ Viện kiểm sát hủy quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra theo từng năm

107

2.3

Biểu đồ tỷ lệ các trường hợp khởi tố khi có các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

107

2.4

Biểu đồ so sánh số bị can được Cơ quan điều tra kết thúc điều tra, đề nghị truy tố và đình chỉ điều tra theo từng năm

119

2.5

Biểu đồ so sánh số bị can đã được Viện kiểm sát xử lý, truy tố và đình chỉ vụ án theo từng năm

122

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, là hiện tượng tiêu cực mang tính khách quan trong đời sống xã hội. Do đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) người phạm tội cũng là một đòi hỏi mang tính khách quan và luôn thường trực đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Hoạt động truy cứu TNHS người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm được rất nhiều yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm mà Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác trên thế giới đang áp dụng, thì hoạt động này trước hết phải bảo đảm yêu cầu về tính hiệu quả, cụ thể, đó là bảo đảm không bỏ lọt nhiều tội phạm, bảo đảm ở mức độ cao tỷ lệ truy cứu TNHS thành công, bảo đảm xử lý tội phạm nhanh chóng, kịp thời - đúng thời hạn luật định. Để khởi đầu hoạt động truy cứu TNHS người phạm tội, phải tiến hành khởi tố vụ án hình sự (VAHS), khởi tố là giai đoạn tố tụng đầu tiên, cung cấp toàn bộ "nguyên liệu" đầu vào cho quy trình tố tụng. Dù phát hiện có dấu hiệu của tội phạm nhưng nếu các cơ quan có thẩm quyền không thực hiện trách nhiệm khởi tố VAHS thì tội phạm sẽ bị bỏ lọt ngay tại "cửa ngò" của tố tụng hình sự (TTHS). Do vậy, Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 khẳng định:

Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định [51].

Đây là một nguyên tắc quan trọng trong chế định các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS Việt Nam, đặt ra trách nhiệm bảo đảm tính hiệu quả, chủ

động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện trách nhiệm khởi tố VAHS và truy cứu TNHS người phạm tội, trong việc thực hiện phần lớn các nhiệm vụ, mục tiêu của TTHS được xác định tại Điều 1 BLTTHS, đó là "... phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội". Thể hiện các yêu cầu của nguyên tắc này, BLTTHS hiện hành đã có những quy định, chế định - những công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo đảm cho quá trình khởi tố vụ án và truy cứu TNHS được vận hành với hiệu suất cao. Thực tiễn TTHS với một số lượng vụ án rất lớn được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mỗi năm cũng như với kết quả đại đa số các vụ án, việc truy cứu TNHS là đúng người, đúng tội đã chứng minh tính hiệu quả của bộ máy TTHS, chứng minh tính tích cực, chủ động của các bộ phận trong bộ máy TTHS, cũng như phản ánh tính phù hợp của pháp luật TTHS với thực tiễn TTHS. Tuy nhiên, các quy định của BLTTHS và một số văn bản hướng dẫn thi hành việc thực hiện trách nhiệm khởi tố VAHS vẫn còn nhiều bất cập, chưa cụ thể, chưa phù hợp với những đặc thù về điều kiện khách quan, chủ quan của giai đoạn tố tụng này (ví dụ: chưa phân định hợp lý các chủ thể của trách nhiệm khởi tố, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong những trường hợp cần phải khởi tố để truy cứu TNHS, chưa bảo đảm được vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát (VKS) trong giai đoạn khởi tố VAHS, chưa có đủ cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại...), dẫn tới nhiều khó khăn, bất cập trong việc bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và công bằng xã hội.

Mặt khác, trên thực tiễn, tuy số lượng VAHS được khởi tố và xử lý về cơ bản đều tăng theo hằng năm nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm, vẫn còn nhiều trường hợp việc quyết định khởi tố hay không khởi tố VAHS tại một số địa phương tương đối tùy tiện, thiếu khách quan. Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và tới các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức và công dân. Theo Báo cáo kết quả giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo năm 2008

của Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội: "Trong lĩnh vực điều tra, chủ yếu khiếu nại về việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự..." [19]. Trong khi đó, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong giai đoạn khởi tố cũng còn nhiều hạn chế, các trường hợp Cơ quan điều tra (CQĐT) không tiến hành những biện pháp kiểm tra, xác minh thông tin về tội phạm hoặc không khởi tố mà chuyển xử lý bằng biện pháp khác... rất khó kiểm sát, các cơ quan có thẩm quyền hiện nay "vẫn chưa có được các số liệu thống kê cụ thể, thống nhất về việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố" [118].

Thực tiễn tội phạm hóa và phi tội phạm hóa (trong lĩnh vực áp dụng pháp luật), vấn đề tội phạm ẩn, tình trạng oan sai... ở Việt Nam hiện nay cũng cho thấy những hạn chế của pháp luật TTHS cũng như vấn đề đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, ý thức chủ động, tích cực trong hoạt động khởi tố và truy cứu TNHS người phạm tội của hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự.

Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng ngay từ giai đoạn khởi tố VAHS được xác định là một trong những yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rò: "... thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, tăng cường phối hợp giữa công tác điều tra chuyên trách với cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra để phục vụ tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm" [15] và "hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội" [15].

Từ những phân tích trên đây, có thể thấy nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý VAHS rất cần được nghiên cứu trên nhiều phương diện, từ phương diện lý luận cho đến sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật TTHS cũng như thực tiễn áp dụng, để từ đó, đi đến các giải pháp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022