Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán Phần 2 - Thái Bá Cẩn - 8

nhất là thành lập những quy luật mua và bán từ những nghiên cứu về lịch sử thị trường, những quy luật dựa trên nền tảng câu hỏi thực sự thị trường đang hoạt động như thế nào, và trong quá khứ mỗi khi thị trường gặp hoàn cảnh ấy thì diễn biến như thế nào, những quy luật dựa trên sự thống kê khoa học chứ không phải dựa trên những ý kiến hay thành kiến cá nhân. Bạn càng hiểu về quá khứ của một loại cổ phiếu bao nhiêu, bạn càng có thể nhìn nhận những cơ hội trong tương lai một cách chính xác bấy nhiêu. Việc giá cả giao động hàng ngày có thể dọa dẫm cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm nhất nhưng một cái nhìn về quá khứ sẽ giúp chúng ta hiểu ra có một xu hướng đi lên trong toàn bộ thị trường. Chu kỳ nối tiếp chu kỳ, chúng sẽ tạo ra những cơ hội lớn thực sự cho các nhà đầu tư.

- Không mua những cổ phiếu rẻ tiền

Đừng đầu tư vào các loại cổ phiếu rẻ tiền với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận và nghĩ rằng các loại cổ phiếu ăn khách đã đạt đến ngưỡng, bản chất giá cổ phiếu cũng phần nào phản ánh được kỳ vọng vào nó. Nên mua 100 cổ phiếu với giá 60.000 đồng một cổ phiếu hơn là mua 600 cổ phiếu với giá 10.000 đồng một cổ phiếu. Các tổ chức đầu tư chứng khoán lớn sẽ bỏ hàng triệu đô la vào loại 60.000/cổ phiếu và tránh xa các loại cổ phiếu rẻ tiền. Và các bạn nên biết các tổ chức đầu tư chứng khoán lớn thực hiện phần lớn các giao dịch trên thị trường và thực sự có thể tác động vào giá cả.

Các nhà đầu tư mới thường rất thích đầu tư cổ phiếu giá rẻ. Thị trường chứng khoán là một thị trường đấu giá hai chiều, cổ phiếu được giao dịch với giá xấp xỉ bằng giá trị của chúng tại thời điểm giao dịch. Khi bạn mua một loại cổ phiếu rẻ tiền, bạn chỉ sở hữu những giá trị cũng rẻ như cổ phiếu bạn đã mua. Những cổ phiếu rẻ tiền thường rất rủi ro.

Học cách thừa nhận sai lầm của bản thân

Không ai muốn thừa nhận mình sai lầm cả, ai cũng luôn cho rằng mình đúng!? Những thất bại của chúng ta chỉ là do thiếu may mắn, do thị trường sai lầm, và sẽ có ngày thị trường nhận ra sai lầm ấy. Do đó ta dễ dàng để cái tôi lấn áp trong việc thi hành các phi vụ giao dịch. Hoặc chúng ta quá mê muội, kỳ

vọng vào các loại cổ phiếu mà không có một cái nhìn khách quan vào thị trường. Điều này sẽ dễ dàng dẫn tới những quyết định sai lầm.

Một công cụ quý báu để chống lại những cảm xúc trên là tiến hành các bản phân tích lại tất cả những cuộc mua bán của bạn, hãy đánh dấu trên đồ thị những thời điểm mua và bán cũng như lý do tại sao bạn mua hoặc bán các loại cổ phiếu ấy.

Sau đó hãy chia ra những vụ bạn mua bán có lời và những vụ thua lỗ. Bạn đã nhận xét chính xác như thế nào đối với những loại cổ phiếu lên giá, và đã phạm sai lầm thế nào với những loại còn lại.

Tiếp theo đó hãy xây dựng những nguyên tắc mới, những nguyên tắc sẽ giúp bạn tìm kiếm lợi nhuận và ngăn ngừa những lỗi lầm tương tự trong tương lai. Nếu bạn không nhìn lại những gì mình đã làm sai bạn sẽ không bao giờ trở thành một nhà đầu tư giỏi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Rất nhiều người nghĩ rằng chứng khoán có thể giúp chúng ta làm giàu chỉ trong một buổi tối, điều này hoàn toàn không thể xảy ra. Sự thành công đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và nhìn nhận khách quan, trung thực về những sai lầm của chính mình.

Đó là chìa khóa để đi tới thành công của tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc

Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán Phần 2 - Thái Bá Cẩn - 8

sống.

5.2.2.4. Phối hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Trong đầu tư chúng ta không thể mua bán theo cảm tính, cần có một hệ thống các nguyên tắc để lựa chọn những loại chứng khoán tốt nhất cũng như thời điểm hợp lý nhất để mua chúng.

Phân tích cơ bản xem xét lợi nhuận của công ty, mức tăng lợi nhuận, doanh số, lợi nhuận biên và lợi nhuận vốn cổ đông. Nó giúp bạn lựa chọn chính xác những loại cổ phiếu có chất lượng.

Phân tích kỹ thuật giúp bạn đọc các đồ thị, xem xét giá chứng khoán dựa trên khối lượng giao dịch để tìm kiếm thời điểm mua bán thích hợp.

Sự phối hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là một trong những chìa khóa để gặt hái những thành công trong chứng khoán

5.2.2.5. Lựa chọn thời điểm mua thích hợp

Những loại chứng khoán thành công đặc biệt thường tạo thành những mô hình cơ bản. Những mô hình cơ bản này thường hình thành ngay trước khi chứng khoán phá vỡ những mức giá cao cũ đi vào một nền giá mới và đem lại những lợi nhuận to lớn.

Thời điểm chính xác để mua cổ phiếu là “điểm then chốt” (pivot point), điểm cuối tại mô hình khu vực cơ bản khi cổ phiếu đang đi tới những mức giá mới. Đừng cố gắng theo đuổi khi giá đã vượt quá điểm then chốt 5%, rủi ro bạn chịu trước những đợt điều chỉnh giá thông thường của thị trường thực sự tăng lên đáng kế

Vào ngày cổ phiếu phá vỡ mức giá cũ, khối lượng giao dịch sẽ tăng ít nhất 50% trên khối lượng giao dịch trung bình.

Nên nhớ bạn muốn mua cổ phiếu khi nó đang đi vào mức giá cao mới, 98% các nhà đầu tư cá nhân không mua theo cách này, đó là lý do chỉ có một số ít trở thành các nhà đầu tư thành công.

Việc khối lượng giao dịch tăng trong ngày trước cùng với giá cả đi lên là một dấu hiệu tích cực.

Việc khối lượng giao dịch tăng trong ngày trước cùng với giá cả đi xuống là một dấu hiệu không tốt.

Việc giá cả đi xuống cùng với một sự sụt giảm trong khối lượng giao dịch chỉ ra rằng không có những vụ bán lớn.

5.2.2.6. Dấu hiệu nhận biết khi thị trường lên đỉnh

Ba phần tư các loại cổ phiếu, không hề phân biệt biết tốt hay xấu đến đâu, cuối cùng cũng đi theo khuynh hướng của thị trường nói chung. Vì thế học cách nhận ra khi nào thị trường đụng đỉnh là rất quan trọng.

Sau khi thị trường phân phối tới bốn hoặc năm ngày trong vòng hai hay ba tuần, thông thường thị trường sẽ chuyển hướng đi xuống.

Thông thường, sự phân phối được chỉ ra khi giá đóng cửa thấp hơn phiên trước với một khối lượng giao dịch tăng, hoặc một ngày cố gắng trì hoãn sự tăng giá (thay đổi rất nhỏ trong giá) với khối lượng giao dịch lớn hơn ngày hôm

trước. Khi đó hãy xem xét lại danh mục đầu tư của bạn và tìm kiếm những cổ phiếu có dấu hiệu bán. Bán chúng đi.

5.2.2.7. Dấu hiệu nhận biết khi thị trường chạm đáy và đang xoay chiều đi lên

Thị trường giảm giá dữ dội tạo ra sự sợ hãi và do dự, khi cổ phiếu chạm đáy, đi lên và bắt đầu một chu kỳ mới sẽ mang theo những cơ hội to lớn. Nhưng hầu hết mọi người lại không tin vào điều này.

Tại một vài điểm trên đường đi xuống cổ phiếu sẽ cố gắng bình phục. “Bình phục” là sự cố gắng của một cổ phiếu riêng lẻ hay toàn bộ thị trường nói chung để đảo chiều và tăng giá sau một khoảng thời gian giá hạ.

Thị trường khủng hoảng thường dâng lên một vài con sóng, bị gián đoạn bởi một vài sự cố gắng bình phục nhưng thất bại sau một tới ba tuần, đôi khi lên tới năm, sáu tuần hay hơn.

Cuối cùng một trong những đợt cố gắng bình phục sẽ lấy đà cho thị trường đi lên. Ngày lấy đà diễn ra khi một trong các chỉ số quan trọng của nó tăng 1% hay hơn với một sự nhảy vọt về khối lượng giao dịch so với ngày trước đó. Ngày này thường diễn ra vào ngày thứ tư tới ngày thứ bảy của một đợt cố gắng bình phục.

Theo dõi những cổ phiếu hàng đầu của thị trường có thể cho những dấu hiệu chính xác khi thị trường đụng đỉnh.

Hầu hết những công cụ kỹ thuật xem xét thị trường thường rất ít có giá trị. Các dấu hiệu tâm lý có thể giúp việc xác định sự thay đổi trong những đợt điều chỉnh của thị trường.

5.3. Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các định chế tài chính khác

Các định chế tài chính là các tổ chức đầu tư lớn, nắm quyền kiểm soát độ lớn và chất lượng thị trường chứng khoán vì đầu tư và quản lý phần lớn chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Họ cũng kiểm soát phần lớn các quỹ tiền tệ, được trang bị đầy đủ các phương tiện và kỹ năng đầu tư. Tuy nhiên khả năng kinh doanh chứng khoán của họ là khác nhau tùy theo tính chất thị trường, cơ cấu thị trường cũng như các quy định về pháp luật của mỗi nước.

Tỷ trọng đầu tư chứng khoán của các định chế tài chính thường là cao hơn các nhà đầu tư cá nhân tại các nước phát triển.

Các định chế tài chính có vai trò rất quan trọng. Nhờ các định chế tài chính mà: Nền kinh tế được cung cấp vốn đầu tư dài hạn thông qua hoạt động bảo lãnh và đầu tư chứng khoán; Bình ổn thị trường chứng khoán; Phổ cập hóa chứng khoán thông qua đầu tư gián tiếp cho các nhà đầu tư nhỏ; tạo kênh huy động vốn nước ngoài; tăng độ chuẩn xác trong quản lý công ty.

Tuy nhiên, cũng qua hoạt động của các định chế tài chính mà có thể làm sai lệch giá chứng khoán, gia tăng rủi ro chứng khoán vì nắm giữ và quản lý các chứng khoán thượng hạng. Mặt khác, họ có thể bị chính phủ kiểm soát tài sản.

Cách thức các định chế tài chính (công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư…) kinh doanh chứng khoán phụ thuộc vào mô hình tổ chức ngân hàng thương mại ở mỗi nước. Với các nước theo mô hình ngân hàng đa năng thì các định chế tài chính này được trực tiếp kinh doanh chứng khoán ở một bộ phận chuyên trách của mình, tuân thủ theo đạo đức nghề nghiệp. Ở đó, các nghiệp vụ chứng khoán tách biệt hoàn toàn với các nghiệp vụ ngân hàng. Với các nước theo mô hình ngân hàng chuyên doanh thì các định chế phải thành lập các công ty chứng khoán của mình dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cỏ phần… để kinh doanh chứng khoán. Các công ty chứng khoán phải đăng ký nghiệp vụ chứng khoán với Ủy ban chứng khoán Quốc gia để xin giấy phép kinh doanh. Tùy vào khả năng của mình mà họ có thể thực hiện một hay nhiều nghiệp vụ chứng khoán theo luật định. Chỉ những công ty chứng khoán có quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán trong điều lệ của mình mới được phép hành nghề này. Khi đó, trong cơ cấu tổ chức của công ty phải thành lập phòng đầu tư chứng khoán, hoặc phòng kinh doanh chứng khoán với đầy đủ các điều kiện cần thiết về con người, cơ sở vật chất, vốn, thông tin… theo luật định. Quy trình kinh doanh chứng khoán được thực hiện theo quy chế hoạt động của công ty chứng khoán do ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ban hành

Câu hỏi ôn tập chương 5

Câu 1: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo mục đích đầu tư?

Câu 2: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo cơ cấu huy động vốn sau khi thành lập? Câu 3: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo đối tượng đầu tư?

Câu 4: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo mức độ tự do trong quản lý? Câu 5: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo hình thức tổ chức?

Câu 6: Hãy phân tích ưu điểm và nhược điểm của Quỹ đầu tư dạng công ty? Câu 7: Để thành lập quỹ đầu tư dạng hợp đồng phải tiến hành những thủ tục gì? Câu 8: Trình bày hoạt động huy động vốn của Quỹ đầu tư?

Câu 9: Thông thường, quy trình đầu tư của quỹ gồm 6 bước, đó là những bước nào?

Câu 10: Các chi phí liên quan đến việc phát hành ra công chúng lần đầu của quỹ đầu tư là gì?

Câu 11: Các chi phí cơ bản liên quan đến hoạt động của quỹ sau khi thành lập và tiến hành hoạt động đầu tư là gì?

Câu 12: Thu nhập của quỹ đầu tư từ các nguồn nào?

Câu 13: Tổng thu nhập của Quỹ được cấu thành từ các khoản thu chính nào? Câu 14: Mục đích đầu tư của nhà đầu tư cá nhân là gì?

Câu 15: Hãy phân tích lại sao nhà đầu tư phải “cắt giảm thua lỗ”?

Câu 16: Những điều quan trọng cần biết khi đầu tư chứng khoán là gì?

Câu 17: Vì sao nhà đầu tư cá nhân phải tuân theo một hệ thống các nguyên tắc thay vì hành động theo những cảm xúc?

Câu 18: Tại sao phải phối hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật? Câu 19: Mua chứng khoán vào thời điểm nào là thích hợp?

Câu 20: Hãy trình bày dấu hiệu nhận biết khi thị trường lên đỉnh?

Câu 21: Hãy trình bày dấu hiệu nhận biết khi thị trường chạm đáy và đang xoay chiều đi lên?

Câu 22: Giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ F được nhà đầu tư mua vào đầu năm khi NAV của quỹ là 12.000 đồng, có một khoản phân phối lãi vốn là 1000 đồng và

phân phối thu nhập là 300 đồng. NAV vào thời điểm cuối năm tăng lên là

14.500. Tổng thu nhập của năm đó (TR) là bao nhiêu?

Câu 23: Giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ D được nhà đầu tư mua vào đầu năm khi NAV của quỹ là 11.200 đồng, có một khoản phân phối lãi vốn là 850 đồng và phân phối thu nhập là 250 đồng. NAV vào thời điểm cuối năm tăng lên là 13.800. Tổng thu nhập của năm đó (TR) là bao nhiêu?

Câu 24: Giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ M được nhà đầu tư mua vào đầu năm khi NAV của quỹ là 21.400 đồng, có một khoản phân phối lãi vốn là 1.500 đồng và phân phối thu nhập là 500 đồng. NAV vào thời điểm cuối năm tăng lên là 23.900. Tổng thu nhập của năm đó (TR) là bao nhiêu?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán- phân tích cơ bản, Nxb ĐH kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp (tái bản lần 2), Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng (2009), Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2002), Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2003), Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Võ Ngoạn (2008), Thị trường chứng khoán, Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội

8. Kiên Cường (2006), Bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán, Nxb Tài Chính.

9. Nguyễn Thị Mùi (2007), Kinh doanh chứng khoán, Nxb Tài chính.

10. Vương Quân Hoàng, Ngô Phương Chí (2000), Nguyên lý tài chính- toán của thị trường chứng khoán, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán, Nxb Thống Kê.

12. Bernad J. Foley (1996), Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính.

13. Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Thị Hoài Lê (2010), Kinh doanh chứng khoán, Nxb Tài chính.

14. Arthur J.Keown, David F.Scott, John D.Martin, Jay William Retty (1996), Basic Financial Management, 7th Edition.

15. Charles P.Jonh (1995), Investment Analysis and management, seventh

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 13/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí