Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế - 2

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài‌

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu học thuật mới về tầm quan trọng về trách nhiệm xã hội (TNXH) của các tổ chức kinh doanh, khái niệm và cách sử dụng TNXH của doanh nghiệp vẫn còn phức tạp, nhiều mặt (Aguinis & Glavas, 2012; Garriga & Mele´, 2004; Secchi, 2007). Khái niệm về TNXH của doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau từ giữa những năm 1990 (Manente và cs., 2014). TNXH của doanh nghiệp được định nghĩa là “những hành động nhằm tăng cường một số lợi ích xã hội, ngoài lợi ích của công ty cũng như những lợi ích mà pháp luật yêu cầu” (McWilliams & Siegel, 2001, tr. 117). Các học giả đã gợi ý rằng các tập đoàn công nghiệp tham gia vào các hoạt động có trách nhiệm với xã hội bởi vì họ nhận ra những lợi ích mang lại từ các hoạt động này; sự gia tăng hình ảnh tích cực, khả năng tuyển dụng những nhân viên chất lượng hàng đầu và ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của công ty (McWilliams & Siegel, 2001, Banerjee, 2006). Theo truyền thống, TNXH thường được công nhận đối với các tập đoàn lớn, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nghiên cứu TNXH có xu hướng được thực hiện chủ yếu ở các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, xã hội đương đại gây áp lực ngay cả các công ty nhỏ phải tham gia vào các hoạt động TNXH. Về vấn đề này, một số tài liệu gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện TNXH trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể rất khác so với trong các tổ chức lớn hơn (Fuller, 2003). Như vậy có thể thấy TNXH ngày càng có vai trò quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn cũng như những doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và trên mọi lĩnh vực kinh doanh. Gần đây, nó đã trở nên quan trọng hơn trong ngành du lịch (Inoue & Lee, 2011) và đã trở thành một từ thông dụng trong ngành du lịch chính thống (Fuchs, 2010).

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về thực hành TNXH ở các công ty sản xuất lớn và ít tập trung hơn vào các công ty du lịch và khách sạn (Tamajón & Aulet, 2013). Đây là lỗ hổng trong nghiên cứu về TNXH vì vậy nghiên cứu này nhằm tổng quan các lý thuyết liên quan đến TNXH, hệ thống đánh giá TNXH của doanh nghiệp và đánh giá việc thực hiện TNXH trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành. Kết quả thu được từ đề tài: “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế” là cơ sở khoa học vững chắc để đánh giá thực hành TNXH và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện tốt TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại

thành phố Huế. Đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp khác trong việc lựa chọn mô hình TNXH và hệ thống đánh giá TNXH nhằm thực hiện tốt hơn nữa TNXH của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu‌


Mục tiêu chung:


Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Mục tiêu cụ thể:


Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế - 2

- Hệ thống hóa các vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

- Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Vietravel và Saigontourist chi nhánh Huế

- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Vietravel và Saigontourist chi nhánh Huế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

3.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế đối với khách du lịch nội địa thông qua bảng hỏi khảo sát.

3.2. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi về nội dung: Các lý thuyết và thực tiễn về trách nhiệm xã hội trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, đề tài còn tìm hiểu các chính sách, chương trình thực hiện TNXH ở công ty Vietravel chi nhánh Huế và công ty Saigontourist chi nhánh Huế. Đề tài tập trung vào đánh giá TNXH của doanh nghiệp đối với khách du lịch nội địa.

- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp lữ hành đóng cửa nên nghiên cứu tiến hành điều tra khảo sát đối với khách du lịch nội địa đã hoặc đang sử dụng dịch vụ của Công ty CP

Du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam – Vietravel chi nhánh Huế và công ty du lịch Sài Gòn – Saigon Tourist chi nhánh Huế.

- Phạm vi về thời gian: chủ yếu dựa vào các dữ liệu của các doanh nghiệp nêu trên từ năm 2016 đến 2019.

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu‌


4.1. Cách tiếp cận


- Đánh giá tổng quan các lý thuyết, các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dựa trên sự tổng hợp và phân tích các sách, giáo trình, bài báo, các đề tài nghiên cứu đã được công bố.

- Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu, khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập được số liệu sơ cấp về đánh giá của khách du lịch nội địa đối với việc thực hiện TNXH của công ty Vietravel và công ty Saigontourist từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.

4..2. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp được đề tài tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau.


Số liệu thứ cấp:

- Nhóm nghiên cứu thu thập các dữ liệu, số liệu thống kê từ các báo cáo của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế về định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, tình hình phát triển du lịch Huế, số lượt khách du lịch và các dữ liệu liên quan khác. Thu thập số liệu thống kê từ các báo cáo của công ty Vietravel chi nhánh Huế và công ty Saigontourist chi nhánh Huế.

- Thu thập các lý thuyết và công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến TNXH, thực hành TNXH.

Số liệu sơ cấp: Bảng hỏi là công cụ chính hỗ trợ thu thập các dữ liệu sơ cấp. Bảng hỏi được thiết kế để biết được ý kiến đánh giá của khách du lịch nội địa đối với việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp lữ hành.

- Phương pháp chọn mẫu

Đề tài tiến hành sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất thuận tiện dành cho khách du lịch nội địa sử dụng dịch vụ của công ty Vietravel và công ty Saigontourist chi nhánh Huế.

Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane (1967- 1986):

n N

(1N * e2 )


Trong đó, n: Quy mô mẫu


N: Kích thước của tổng thể


Chọn khoảng tin cậy là 90%, nên mức độ sai lêch e = 0,1


- Tổng lượt khách đã sử dụng dịch vụ của công ty Vietravel chi nhánh Huế năm 2019 là 18,721 lượt khách. Áp dụng công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane (1967- 1986) ta có quy mô mẫu tối thiểu là 99 bảng hỏi.

- Tổng lượt khách đã sử dụng dịch vụ của công ty Saigontourist chi nhánh Huế năm 2019 là 12,546 lượt khách. Áp dụng công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane (1967-1986) ta có quy mô mẫu tối thiểu là 99 bảng hỏi.

- Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Từ số liệu thu thập được, nghiên cứu sẽ sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý.

Số liệu sau khi được làm sạch, được đưa vào phân tích với các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích so sánh: đây là phương pháp để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.

- Phương pháp thống kê mô tả: Sau khi thu thập số liệu, nhóm tác giả tiến hành chọn lọc, phân tích, xử lý để tính toán các tiêu chí phù hợp cho phân tích đề tài. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tần suất, phần trăm, giá trị trung bình) để hệ thống và tổng hợp số liệu cùng với thang đo Likert 5 điểm.

- Phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) để xem xét sự khác biệt về ý kiến đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát theo các nhân tố. Chú thích về mức độ ý nghĩa trong các kết quả kiểm định:

NS: P > 0,1: không có ý nghĩa thống kê

*: 0,05 < P ≤ 0,1: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp

**: 0,01 < P ≤ 0,05: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình

***: P ≤ 0,01: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

-: Không thể kiểm định ANOVA do phương sai không đồng nhất


5. Kết cấu của đề tài‌


Phần I: Giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Phần II bao gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu, tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành điển hình tại Huế

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế

Phần III: Kết luận của đề tài và đề xuất kiến nghị với các bên liên quan về việc phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

PHẦ N II. NÔI DUNG VÀ KẾ T QUẢ NGHIÊN CỨ U‌

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH‌

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN‌

1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp‌

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một chủ đề ngày càng được các học viên quan tâm mặc dù không phải là một khái niệm mới (Henderson, 2007). Theo Kolk (2016), nhiều nỗ lực đã và đang được thực hiện nhằm phân tích các thành tố và mối quan hệ trong phạm trù TNXH từ khi nó chính thức ra đời từ nửa cuối thế kỉ 20.

Năm 1953, lần đầu tiên thuật ngữ TNXH doanh nghiệp được đề cập bởi tác giả Howard Rothmann Bowen trong cuốn sách “TNXH của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) qua đó ông đưa ra vấn đề người quản lý doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh ngoài việc không làm tổn hại đến xã hội còn phải có lòng từ thiện và phải bồi thường cho những thiệt hại doanh nghiệp gây ra cho người lao động, nhà cung cấp… Trách nhiệm với xã hội sinh ra cùng với doanh nghiệp vì một doanh nghiệp hoạt động đều ít nhiều đóng góp cho xã hội. Tác giả Howard Rothmann Bowen chính là người đặt viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu TNXH của doanh nghiệp và sau đó có rất nhiều học giả đã đưa ra những quan điểm về TNXH của doanh nghiệp. Theo Tamajón & Aulet (2013) TNXH có thể được hiểu là “sự đóng góp tự nguyện của các công ty để cải thiện môi trường, xã hội và nền kinh tế, vì lý do vị tha và / hoặc để cải thiện vị thế cạnh tranh của họ”. Trong khi đó, Carroll (2004) đã có một bài viết mang tính bước ngoặt, đóng góp một cách hiểu sâu sắc cho lý thuyết về TNXH của doanh nghiệp (Wood, 2010) khi định nghĩa rằng “TNXH của doanh nghiệp bao hàm các kì vọng của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và thiện nguyện mà một doanh nghiệp cần đáp ứng tại một thời điểm nhất định” (Nikolova và Arsić, 2017). Ủy ban Châu Âu (2011) cũng chỉ ra rằng “TNXH doanh nghiệp là một quá trình mà các công ty tích hợp các vấn đề xã hội, môi trường và đạo đức vào các hoạt động kinh doanh và chiến lược của họ trong sự tương tác chặt chẽ với các bên liên quan, vượt trên những yêu cầu của pháp luật và thỏa ước tập thể”.

TNXH đang được nghiên cứu liên tục và tầm quan trọng của nó đã được công nhận rộng rãi và các tiêu chuẩn CSR ngày càng trở nên nhiều hơn, nhưng vẫn chưa rõ nó thực sự được định nghĩa và hiểu như thế nào trong các doanh nghiệp khác nhau (Sheehy, 2015). Theo Benedict Sheehy (2015), việc không có một định nghĩa cụ thể

không chỉ vì các học viên thiếu nỗ lực. Ông cũng gợi ý rằng tiến bộ trong việc xác định TNXH còn rất hạn chế và TNXH chưa được phát triển về ý nghĩa, nội dung và thực tiễn chính xác của nó, tính dứt khoát của mối quan hệ với luật pháp và sự rõ ràng của việc thiết kế và thực hiện quy định” (Sheehy (2015). Định nghĩa hiện tại của TNXH rất phức tạp và điều này là do bối cảnh của các vấn đề mà nó giải quyết (Sheehy, 2015) như sinh thái, xã hội và kinh tế, cũng là những khái niệm rất phức tạp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường gắn liền với một số hoạt động tổ chức nhất định như phúc lợi xã hội, quyền việc làm, sự tham gia của các bên liên quan, đóng góp từ thiện, đạo đức lãnh đạo, quản lý chuỗi cung ứng có trách nhiệm, trách nhiệm với môi trường và hành động cộng đồng (Sheehy, 2015; Coles, Fenclova, & Dinan, 2013 ). Những hành động đó không nhất thiết phải bị hạn chế và không phải tất cả chúng đều phải có mặt khi tham gia vào TNXH. Theo định nghĩa TNXH của doanh nghiệp không chỉ đơn giản là thực hiện các nghĩa vụ pháp lý, mà còn là việc các công ty chịu trách nhiệm về hành động của mình và tự nguyện vượt qua các thách thức xã hội và môi trường (Fuchs, 2010). Tuyên bố tương tự cũng được đưa ra bởi Inoue và Lee (2011), theo đó TNXH là về các hoạt động của một công ty không chỉ liên quan đến lợi ích của nó và không được luật pháp yêu cầu, mà còn là những hoạt động vượt ra ngoài phạm vi đó và hướng tới lợi ích xã hội. Tuy nhiên, có một số điểm yếu của khái niệm đặt ra câu hỏi về tính thuần khiết và minh bạch của TNXH. Sheehy (2015) đưa ra câu hỏi liệu TNXH là “đơn giản là hình thức” (Greer và Bruno 1996) hay đó là một nỗ lực thực sự nhằm kiểm soát và giảm thiểu các tác động mà các công ty có đối với môi trường và xã hội. Đây không chỉ là về cách xác định chính xác TNXH, mà nó thực sự được sử dụng để làm gì. Có những công ty coi Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cách để củng cố hình ảnh và sử dụng cho mục đích thương mại trong khi hành động của họ vẫn có thể gây hại cho xã hội.

Trước nhu cầu tất yếu về phát triển bền vững của thế giới nói chung, nhiều tổ chức quốc tế đã và đang nỗ lực cắt nghĩa khái niệm TNXH. Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới (1999) định nghĩa rằng: “Trách nhiệm xã hội là cam kết của doanh nghiệp ứng xử có đạo đức và đóng góp cho phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động, gia đình của người lao động, cũng như cộng động và xã hội nói chung”. Đóng góp cho việc làm rõ khái niệm này, dựa trên văn kiện “Thúc đẩy khung lý thuyết của Liên minh Châu Âu về Trách nhiệm xã hội doanh

nghiệp”, Ủy ban Châu Âu (2002) định nghĩa TNXH là “một khái niệm mà qua đó doanh nghiệp lồng ghép các mối quan tâm về xã hội và môi trường vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trong sự tương tác với các bên liên đới với lợi ích của doanh nghiệp trên cơ sở tự nguyện”.

Khái niệm TNXH theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các doanh nghiệp đó là phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động…), bảo vệ môi trường… Sau rất nhiều định nghĩa về TNXH, chúng ta có thể nhận thấy TNXH doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp với những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau, song tựu chung lại, các khái niệm đều cho thấy TNXH đề cập tới mối quan hệ và sự tương tác giữa doanh nghiệp và các bên liên đới về lợi ích với doanh nghiệp trên cơ sở tự nguyện. TNXH còn hàm ý như một công cụ hướng tới phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như những bên liên quan bao gồm cộng động và môi trường tự nhiên

1.1.2. Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội‌

Nhiều doanh nghiệp tin rằng TNXH cải thiện hình ảnh và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp. Một số người nhận định TNXH giúp nâng cao giá trị cổ phiếu của họ (Porter & Kramer, 2006). Điều này cho thấy các công ty khác nhau nhận thức về mục đích của TNXH khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Nghiên cứu của Lê Thùy Hương & Đặng Anh Minh (2018) chỉ ra rằng TNXH của doanh nghiệp làm tăng sự hài lòng của khách hàng còn Kalish (2002) tuyên bố rằng TNXH của doanh nghiệp là cách phát triển doanh nghiệp có trách nhiệm và bền vững, góp phần làm tăng lòng tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, TNXH nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, TNXH giúp cho doanh nghiệp tăng cường các mối quan hệ tốt đẹp với người lao động, có được sự đánh giá tốt từ khách hàng, của các doanh nghiệp cạnh tranh cũng như toàn xã hội từ đó càng mở ra cơ hội phát triển việc sản xuất, kinh doanh của doanh của doanh nghiệp.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí