Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa - 2

DANH MỤC BIỂU

Biểu 1. Lượt khách qua sân bay Cam Ranh - Khánh Hòa 53

Biểu 2. Lượt khách Quốc tế đến Khánh Hòa giai đoạn 2010-2019 63

Biểu 3. Lượt khách trong nước đến Nha Trang - Khánh Hòa 2012-2016 64

Biểu 4. Số ngày lưu trú bình quân từ 2011 - 2018 64

Biểu 5. Công suất sử dụng phòng tại Khánh Hòa 65

Biểu 6. Doanh thu Du lịch tại Khánh Hòa 2013 – 2017 66

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



Viết tắt

Tên đầy đủ

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

(Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á)

GT

Gross tonnage (Tổng dung tích)

GDP

Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội )

MITT

Ministry of International Trade and Technology (Bộ quốc tế thương

mại và công nghệ)

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

NQ/TW

Nghị quyết/Trung ương

HCM

Hồ Chí Minh

QĐ-UBND

Quyết định - Ủy ban nhân dân

QĐ-

BVHTTDL

Quyết định – Bộ văn hóa, thể thao và du lịch

OMT

Organization Mondiale du Tourisme (tiếng Pháp - Tổ chức du lịch

thế giới)

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization

(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

UNWTO

World Tourism Organization (Tổ chức du lịch thế giới )

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa - 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa Chăm là một trong những nền văn hóa có nhiều thành tựu bậc nhất trong văn hóa Việt Nam, có sức hấp dẫn du lịch rất lớn. Từ lâu, du lịch di sản văn hóa Chăm đã trở thành mối quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Với địa bàn khu trú trên toàn bộ dải đất miền Trung, di sản văn hóa Chăm đã tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, góp phần quan trọng cho phát triển du lịch ở Việt Nam.

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam trãi qua hơn 4000 năm, trên mỗi địa vùng lãnh thổ có các dân tộc đã được hình thành, sinh sống, phát triển và lụi tàn theo thời gian với nhiều lý do khác nhau. Nhưng thời gian tồn tại của mỗi dân tộc dù ngắn, dài đều để lại rất nhiều dấu tích với nhiều tầng lớp văn hóa khác nhau, có dân tộc còn lưu truyền được các giá trị di sản văn hóa, nhưng cũng có những dân tộc bị lớp bụi thời gian xóa nhòa đi.

Có lịch sử tồn tại lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Chăm đã đạt được nhiều thành tựu về tổ chức xã hội với những nét đặc trưng của các giá trị văn hóa mang tính khác biệt với các dân tộc anh em khác. Để khai thác, phát triển các giá trị văn hóa ấy đòi hỏi mỗi chúng ta phải tìm hiểu, khám phá những nét đặc trưng về văn hóa của dân tộc đó.

Du lịch di sản văn hóa Chăm tại Khánh Hòa vẫn còn mang tính đơn lẻ, tự phát và chưa có hướng phát triển rõ ràng, chính vì lẽ đó tôi hy vọng rằng với phần đóng góp này các cơ quan ban ngành, công ty lữ hành Khánh Hòa sẽ có chiến lược làm cho sản phẩm du lịch văn hóa Chăm thực sự trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo có sức hút đối với du khách trong nước và khách du lịch quốc tế.

Niềm đam mê, khát vọng tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hóa của một dân tộc nhằm mục đích phục vụ du lịch Khánh Hòa. Cũng vì lẽ đó, tôi mong rằng đề tài nghiên cứu của mình sẽ đem lại kết quả tốt hơn đến việc giữ gìn và phát huy tốt các di sản văn hóa Chăm tại Khánh Hòa, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch văn hóa Chăm trong dòng chảy du lịch văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.

Khánh Hòa là một trong những trung tâm của văn hóa Chăm, nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa Chăm cả trên bình diện vật thể và phi vật thể, với những giá trị

to lớn có sức hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu, giới thiệu các di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa đã được quan tâm, tìm hiểu khá kĩ lưỡng, nhưng việc nghiên cứu, giới thiệu về du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi lựa chọn “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm: Khảo sát, đánh giá thực trạng du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa, phân tích những mặt đạt được và những hạn chế trong hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa, nhằm xác định những căn cứ khoa học góp phần phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan vấn đề nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.

- Tìm hiểu thực trạng khai thác các giá trị văn hóa Chăm trong hoạt động du lịch ở Khánh Hòa hiện nay.

- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong hoạt động khai thác các giá trị văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch ở Khánh Hòa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này chỉ tập trung tại các điểm du lịch văn hóa Chăm chính là: Tháp Bà Ponagar Nha Trang và Am Chúa Diên Khánh

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu các giá trị văn hóa Chăm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đánh giá và đưa ra những đề xuất nhằm bảo vệ, duy trì và khai thác tốt hơn các giá trị văn hóa Chăm.

- Về không gian: Các hoạt động du lịch văn hóa Chăm trong phạm vi tỉnh Khánh Hòa

- Về thời gian: Tài liệu nghiên cứu về du lịch di sản văn hóa Chăm từ năm 2013 đến năm 2018 (các số liệu thu thập để phục vụ cho đề tài).

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích tổng hợp (tiếng Anh: meta-analysis) kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan đến nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng nhiều nghiên cứu để có thể đưa ra lập luận cho vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu thực địa (field research)

Là phương pháp sử dụng rộng rãi trong du lịch để tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa thì phương pháp này giúp cho việc thu thập thông tin về điểm du lịch, khách du lịch và các dữ kiện tại điểm du lịch.

Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện khảo sát, điều tra, phỏng vấn khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và cơ quan quản lý văn hóa để thu thập thông tin số liệu phục vụ cho đề tài.

Phương pháp bản đồ, biểu đồ: thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.

Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh hình thành, phát triển vào thế kỷ XIX. Hai học giả người Đan Mạch Rasmus Rask và Karl Verner cùng học giả người Đức Jacob Grimm là những người đã có đóng góp then chốt, trong đề tài có so sánh lượng khách du lịch tham quan Tháp bà Ponagar với danh thắng Hòn Chồng Nha Trang.

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1. Tổng quan nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.

- Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.

- Chương 3. Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa.

Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CHĂM Ở KHÁNH HÕA


1.1. Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch Khánh Hòa

1.1.1. Khái quát về di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

1.1.1.1. Di sản văn hóa Chăm ở Việt Nam

Dân tộc Chăm từng đã ở ngọn nguồn của lịch sử dân tộc Việt Nam ngày nay, đã xây dựng nên một nền văn hóa riêng rất cao, không thua kém bất kỳ nền văn hóa cao đẹp nào thời cổ đại và trung cổ ở Đông Nam Á. Nền văn hóa đó là một thành phần khăng khít của văn hóa Việt Nam ngày nay” [33, tr.7].

Lần theo dấu tích lịch sử, quá trình hình thành Vương quốc Chăm pa được ghi chép trong các biên niên sử với các tên gọi Lâm Ấp (192-757), Hoàn Vương (757-859), từ (875-1471) là Chămpa (hay Chiêm Thành), Panduranga (1471-1832). Vương quốc Chămpa có nhiều thành phần tộc người, xuất hiện từ đầu công nguyên. Tại khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) có một tấm bia của vua Paksadarma Vikrantavarma I (nửa đầu thế k VII) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành vương quốc Chămpa. Theo đó thì đã có một người Ấn Độ tên là Kaudinay (có nghĩa là người Bàlamôn vĩ đại nhất) đến và lấy nữ chúa Soma, con gái vua rắn Naga và sáng lập ra một vương triều. Vương quốc Chămpa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời của cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm hiện nay. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của vương quốc. Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một hay cả ba vị Thần của Tam vị nhất thể là Brahma – Visnu – Siva. Tuy nhiên người Chăm cổ tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit) trong khu Mỹ Sơn đã tôn Siva là Chúa tể của muôn loài, là cội rễ của nước Chămpa. Người Chăm cổ có nền kinh tế đa thành phần, đó là nông nghiệp đa canh: trồng lúa, dâu tằm, bông, hoa màu…

Lâm nghiệp: khai thác gỗ và hương liệu quý… Ngư nghiệp: đánh bắt thủy hải sản và thủ công nghiệp: làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức và mỹ nghệ vàng bạc… Đặc biệt người Chăm cổ giỏi nghề buôn bán bằng đường biển và đường sông. Để thích ứng với vùng đất gần như quanh năm khí hậu khô hạn, người Chăm cổ đã có những hệ thống thủy lợi từ việc lợi dụng những mạch nước chảy từ núi, đồi gò mà xây dựng giếng, hồ đập… Sự phong phú và đa dạng của những di tích di vật Chămpa còn lại đến nay cho thấy một xã hội rất phát triển trên cơ sở một nền kinh tế có cơ cấu thích hợp mà nổi bật là tính hướng biển. Vương quốc Chămpa nổi tiếng trong lịch sử cổ trung đại với hệ thống cảng thị phục vụ cho việc đánh cá ngoài khơi xa, buôn bán, trao đổi giao lưu với những quần đảo ở biển Đông và xa hơn, đến Trung Quốc và Ấn Độ do nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng nối liền hai trung tâm văn minh lớn của thế giới. Truyền thống văn hóa bản địa của cư dân cổ Đông Nam Á ngoài văn hóa nông nghiệp (lúa cạn và lúa nước) còn có văn hóa thương nghiệp đường biển của những tộc người cư trú ven biển và trong các quần đảo trong biển Đông, trong đó có người Chăm.

Sử liệu chữ viết về vương quốc Chămpa có niên đại sớm nhất là tấm bia Võ Cạnh (Nha Trang) được xác định niên đại thế kỷ III. Nhưng những chứng tích phong phú và đa dạng, phản ánh khá toàn diện về vương quốc Chămpa thì thể hiện tập trung tại các khu di tích đền tháp Chămpa.

Khu vực Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế: hiện biết khoảng 30 di tích văn hóa Chămpa, tập trung thành từng nhóm ở bờ nam sông Gianh tiêu biểu là thành Cao Lao Hạ, những minh văn trong hang động Phong Nha ở Quảng Bình. Nhóm ven sông Thạch Hãn của đồng bằng Quảng Trị có Cổ thành, tháp Hà Trung. Nhóm ở đồng bằng Thừa Thiên Huế: thành Lồi, tháp Liễu Cốc, tháp Vân Trạch Hòa, tháp Mỹ Khánh…

Khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi: đây được xem là vùng trung tâm của vương quốc Chămpa. Tại đây tập trung những di tích quan trọng và lớn nhất, với nhiều loại hình di tích nhất. Đó là khu di tích Trà Kiệu (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), ở đây còn dấu tích của thành cổ, nơi cư trú… được các nhà nghiên cứu cho rằng đây là kinh thành Sư Tử Sinhapura. Xung quanh Trà Kiệu

gần đây đã phát hiện và khai quật nhiều di chỉ cư trú hay phế tích kiến trúc như Gò Cấm, Chùa Vua, Triền Trang, Chiêm Sơn Đông, Chiêm Sơn Tây. Thánh địa Mỹ Sơn – trung tâm tôn giáo lớn nhất của người Chăm – là một khu đền tháp tập trung trong một thung lũng, cách Trà Kiệu khoảng 20km về phía Tây. Hiện nay khu di tích này còn khoảng 70 đền tháp khá nguyên vẹn và rất nhiều đền tháp bị hư hỏng do thời gian và chiến tranh. Trung tâm Phật giáo Đồng Dương và là kinh thành Indrapura của vương quốc Chămpa trong thế kỷ IX – X. Tại đây còn dấu tích tường thành, đền tháp, di tích cư trú, nhiều tượng Phật giáo bằng đồng nổi tiếng đã được phát hiện tại đây.

Ngoài các trung tâm trên, khu vực Quảng Nam - Quảng Ngãi còn có các di tích: Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bằng An (Quảng Nam), thành Châu Sa, di tích Chánh Lộ, Khánh Vân, An Tập, Cổ Lũy… phần lớn còn lại là phế tích (Quảng Ngãi).

Khu vực Bình Định: Là một kinh đô của người Chăm trong gần 5 thế kỷ, từ thế kỷ XI – XV, vì vậy ở đây có tới 4 di tích thành cổ (Thị Nại, Thành Tra, Đồ Bàn, Chánh Mân), hàng chục đền tháp khá nguyên vẹn như khu tháp Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh… và nhiều phế tích đền tháp khác. Ngoài ra, Bình Định còn nổi tiếng với trung tâm sản xuất gốm Gò Sành.

Khu vực Phú Yên – Khánh Hòa: Các di tích ở hạ lưu sông Đà Rằng thuộc đồng bằng Tuy Hòa là Tháp Nhạn và Thành Hồ cùng với hàng chục phế tích khác. Nổi tiếng là khu tháp Pô Nagar ở Nha Trang – được coi là thánh địa phía Nam của Chămpa và đến nay vẫn còn thờ Thiên Yana – một tín ngưỡng cổ của người Chăm.

Khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận: có nhiều di tích từ niên đại sớm đến muộn, như Hòa Lai, Pô Klaung Garai, Pô Romê ở Ninh Thuận; Pô Dam, Phú Hài ở Bình Thuận… Nơi đây hiện là địa bàn cư trú chính của người Chăm nên các khu đền tháp vẫn là nơi để người Chăm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Khu vực Tây Nguyên có một số di tích đền tháp và phế tích Chămpa ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum nhưng niên đại khá muộn

Chứng tích phổ biến và tiêu biểu nhất của vương quốc Chămpa là những kiến trúc đền tháp có mặt ở tất cả các khu vực và trong mọi giai đoạn lịch sử. Trải qua hàng chục thế kỷ nhiều nhóm đền tháp đã trở nên hoang phế, không còn đầy đủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023