Đánh Giá Độ Tin Cậy Thang Đo Thông Qua Phân Tích Cronbach’S Alpha


4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha‌


Sau khi sử dụng phần mềm SPSS để tính hệ số Cronbach’s Alpha. ết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho các thành phần giá trị thương hiệu như sau:

Thành phần nhận biết thương hiệu (AW) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.864, đây là hệ số c độ tin cậy cao. Các hệ số tương quan biến tổng của 6 biến đo lường nhân tố này đều đạt chuẩn (lớn hơn 0.3 , hệ số nhỏ nhất là AW1= 0.605, hệ số cao nhất là AW2= 0.706. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0.864. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Thành phần lòng ham muốn thương hiệu (BI) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.705, đây là hệ số c độ tin cậy khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3 thấp nhất là hệ số BI3 = 0.419 và cao nhất là hệ số BI2 = 0.614.Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0.705. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Thành phần lòng trung thành thương hiệu (LY) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.861, đây cũng là hệ số c độ tin cậy cao. Các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3 thấp nhất là hệ số LY1 = 0.625 và cao nhất là hệ số LY3 = 0.775. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0.861. Do vậy, thang đo thành phần lòng trung thành thương hiệu đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được sử dụng cho phân tích EFA.

Thành phần Hình ảnh điểm đến (DI) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.892, đây cũng là hệ số c độ tin cậy khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3 thấp nhất là hệ số DI3 = 0.673 và cao nhất là hệ số DI4 = 0.764. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0.892. Do vậy, thang đo thành phần Hình ảnh điểm đến đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được sử dụng cho phân tích EFA.


Tổng quan về giá trị thương hiệu (BE) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.856, đây cũng là hệ số c độ tin cậy khá cao. Các hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3 thấp nhất là hệ số BE2 = 0.643 và cao nhất là hệ số BE4 = 0.741. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0.856. Do vậy, biến tổng quan về giá trị thương hiệu đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được sử dụng cho phân tích EFA.

Bảng 4. 2.Tóm tắt Kiểm định độ tin cậy thang đo


Biến quan sát

Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai

thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha

nếu loại biến

Nhận biết thương hiệu – AW (Cronbach ‘s Alpha=0.864)

AW1

27.9697

24.293

0.605

0.851

AW2

28.0471

23.883

0.706

0.834

AW3

28.0438

23.630

0.664

0.840

AW4

28.2795

23.425

0.623

0.848

AW5

28.0471

23.444

0.674

0.838

AW6

27.8956

23.472

0.686

0.836

Hình ảnh điểm đến – DI (Cronbach ‘s Alpha=0.892)

DI1

25.9226

33.842

0.712

0.872

DI2

25.9865

34.878

0.710

0.874

DI3

25.9293

34.633

0.673

0.878

DI4

26.1111

30.890

0.764

0.864

DI5

26.3838

32.325

0.682

0.878

DI6

26.0303

33.469

0.743

0.868

Đam mê thương hiệu – BI (Cronbach ‘s Alpha=0.705)

BI1

14.4680

13.007

0.444

0.669

BI2

14.0640

11.371

0.615

0.567

BI3

14.8013

11.383

0.419

0.699

BI4

13.9798

12.209

0.512

0.630

Lòng trung thành thương hiệu – LY (Cronbach ‘s Alpha=0.861)

LY1

12.9630

21.374

0.625

0.854

LY2

12.9697

19.239

0.730

0.813

LY3

13.4916

18.420

0.775

0.793

LY4

13.4949

18.670

0.703

0.825

Giá trị thương hiệu – BE (Cronbach ‘s Alpha=0. 856)

BE1

14.3973

12.538

0.713

0.811

BE2

15.0572

12.797

0.643

0.839

BE3

14.9192

11.412

0.705

0.816

BE4

14.6364

12.104

0.741

0.799

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mối quan hệ các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu du lịch - 7

(Nguồn tác giả)


4.3. Đánh giá giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA‌


Các biến đã đạt yêu cầu sau khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố. Phương pháp rút trích được lựa chọn là Principal component với phép xoay Varimax để phân tích nhân tố. Trong đề tài này, tác giả tiến hành phân tích EFA cho các biến độc được phân tích cùng một lúc. Riêng biến phụ thuộc (tổng quan về giá trị thương hiệu được phân tích riêng.

4.3.1. Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập


Tác giả tiến hành đưa các biến quan sát của các thang đo thành phần giá trị thương hiệu vào phân tích nhân tố EFA ta được kết quả sau:

- Hệ số MO đạt 0.906.


- Kiểm định artlett: Đạt yêu cầu (Sig=0.000< 0.05).


- Tại giá trị Eigenvalues = 1.070 với phương pháp rút trích Principal component và phép xoay Varimax có 4 nhân tố được trích với phương sai trích được là 65.889 % (>50% , đạt yêu cầu. Điều này thể hiện rằng 4 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được gần 66% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả đạt yêu cầu.


STT

Biến


1



4

1

AW1

0.346

0.602

-0.077

0.267

2

AW2

0.080

0.790

0.017

0.208

3

AW3

0.145

0.743

0.029

0.135

4

AW4

0.268

0.683

0.217

0.040

5

AW5

0.265

0.759

0.166

-0.068

6

AW6

0.109

0.785

0.024

0.153

7

BI1

0.462

0.128

0.082

0.627

8

BI2

0.087

0.343

0.362

0.613

9

BI3

-0.110

0.187

0.748

0.275

10

BI4

0.220

0.167

0.193

0.754

11

LY1

0.072

0.187

0.787

0.185

12

LY2

0.408

-0.002

0.665

0.246

13

LY3

0.290

-0.007

0.815

0.067

14

LY4

0.383

-0.052

0.756

-0.128

15

DI1

0.718

0.249

0.135

0.189

16

DI2

0.637

0.369

0.222

0.188

17

DI3

0.639

0.303

0.253

0.127

18

DI4

0.871

0.116

0.047

0.085

19

DI5

0.733

0.116

0.300

0.062

20

DI6

0.755

0.258

0.100

0.208

Cron ach’ A pha

0.892

0.864

0. 859

0.699

Eigen value

7.691

2.619

1.798

1.070

Tổng phương ai tr ch (%)

20.901%

39.983%

56.723 %

65.889%

Bảng 4. 3.Tóm tắt phân tích EFA biến độc lập


2


Nhân tố

3


(Nguồn tác giả)


- Đối với nhóm nhân tố thứ 1 ta nhận thấy có 06 biến quan sát được gom lại thành 1 nhân tố, trong đ hệ số tải nhân tố của các thang đo đều >0.5, đạt yêu cầu. Tuy nhiên chênh lệch trọng số tại nhân tố DI2 thấp λiA – λiB

=0.637-0.369 = 0.268 <0.03 tức là biến này vừa giải thích cho thành phần

này lại vừa giải thích cho thành phần khác trong mô hình. Chênh lệch trọng số tại nhân tố này không quá thấp và xem xét thêm về giá trị nội dung của thang đo DI2, tác giả quyết định giữ lại biến quan sát này cho các phần nghiên cứu tiếp theo. Trong nhân tố thứ nhất, các biến đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt và đều nằm trong thành phần ban đầu là “Hình ảnh điểm đến”, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Echtner và Ritchie (1991).


- Đối với nhóm nhân tố trích được thứ 2 là thành phần AW1 đến AW6, tuy nhiên thang đo AW1 chênh lệch trọng số tại nhân tố là thấp λiA – λiB

=0.602-0.346 = 0.256 <0.03. Chênh lệch trọng số tại nhân tố này không

quá thấp và xem xét thêm về giá trị nội dung của biến quan sát AW1, tác giả quyết định giữ lại biến này cho các phần nghiên cứu tiếp theo.

- Đối với nhóm nhân tố trích được thứ 3 là sự hợp nhóm của một biến quan sát trong thành phần lòng ham muốn thương hiệu (BI3) và các biến trong lòng trung thành thương hiệu (LY1, LY2, LY3 và LY4). Trong nhóm nhân tố này ta nhận thấy chênh lệch trọng số tại LY2 thấp λiA – λiB = 0.665 - 0.408 = 0.257 <0.03. Chênh lệch trọng số tại nhân tố này không quá thấp và xem xét thêm về giá trị nội dung của thang đo AW1, tác giả quyết định giữ lại biến này cho các phần nghiên cứu tiếp theo.

- Đối với nhóm nhân tố trích được thứ 4 là các thành phần BI1, BI2, BI4, tuy nhiên hai biến quan sát BI1 và BI2 chênh lệch trọng số tại nhân tố là thấp λiA λi =0.602-0.346 = 0.256 <0.03 và λiA λi =0.602-0.346 = 0.256

<0.03. Chênh lệch trọng số tại nhân tố này không quá thấp và xem xét

thêm về giá trị nội dung của cả hai thang đo I1 và I2, tác giả quyết định giữ lại các biến này cho các phần nghiên cứu tiếp theo.

Vậy các biến quan sát được chọn từ đầu trong nghiên cứu này không cần phải loại bỏ, tuy nhiên tác giả nhóm lại thành bốn nhóm nhân tố khác so với giả thiết ban đầu.


4.3.2. Phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc


Tác giả tiến hành đưa các biến quan sát của thang đo tổng quan về giá trị thương hiệu vào phân tích nhân tố EFA ta được kết quả sau:

- Hệ số MO đạt 0.791.


- Kiểm định artlett: Đạt yêu cầu (Sig=0.000< 0.05).


- Tại giá trị Eigenvalues = 2.802 với phương pháp rút trích Principal component và phép xoay Varimax chỉ có một nhân tố được trích với phương sai trích được là 70.041 % (>50% , đạt yêu cầu. Điều này thể hiện rằng nhân tố được trích ra này có thể giải thích được hơn70% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả đạt yêu cầu.

- a thang đo trong nhân tố này đều có hệ số tải nhân tố >0.5, đạt yêu cầu. Tức là thang đo cho nhân tố tổng quan về giá trị thương hiệu đã đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Bảng 4. 4.Tóm tắt phân tích EFA biến phụ thuộc


STT

Biến

Nhân tố

1

1

BE1

0.849

2

BE2

0.791

3

BE3

0.838

4

BE4

0.868

Cronbach’s Alpha

0.856

KMO

0.791

Bartlett (Sig.)

0.000

Tổng phương sai trích (%

70.041 %

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, tháng 10/2015)


4.4. Đánh giá lại độ tin cậy thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha sau khi loại biến quan sát.

Sau khi tiến hành phân tích EFA tác giả quyết định không loại biến quan sát ra khỏi mô hình, tuy nhiên các biến ở hai nhóm Lòng ham muốn thương hiệu và Lòng trung thành thương hiệu được sắp xếp lại theo phân tích EFA ở trên. Do vậy, tác giả tiến hành đánh giá lại Cronbach’s Alpha cho các thành phần từ kết quả phân tích EFA ở trên.


Thành phần nhận biết thương hiệu được giữ nguyên so với ban đầu và không có sự thay đổi các hệ số Cronbach’s Alpha.

Thành phần Lòng ham muốn thương hiệu mới được gom lại từ phân tích EFA gồm 3 biến BI1, BI2 và BI4. Sau khi chạy Cronbach’s Alpha cho các biến này ta thấy hệ số cronbach’s alpha = 0.699, đây là hệ số tin cậy cao. Thêm vào đ là các hệ số tương quan biến tổng của 3 biến đo lường nhân tố này đều đạt chuẩn (lớn hơn 0.3 , hệ số nhỏ nhất là BI2= 0.493, lớn nhất là BI4=0.537. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0.699. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho việc phân tích EFA lại sau khi loại biến ở lần 1.

Thành phần Lòng trung thành thương hiệu được tạo ra gồm 5 biến quan sát LY1, LY2, LY3, LY4 và BI3. Thành phần này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.859, đây là hệ số c độ tin cậy cao. Các hệ số tương quan biến tổng của 5 biến đo lường nhân tố này đều đạt chuẩn (lớn hơn 0.3 , hệ số lớn nhất là LY3= 0.777, nhỏ nhất là BI3=0.555. Nếu loại BI3 thì Cronbach’s Alpha tăng lên 0.861 nhưng việc loại biến này là không cần thiết vì thang đo I3 vẫn nằm trong mức chuẩn cho phép và chênh lệch khi bỏ biến là rất thấp 0.002. Do vậy, thang đo thành phần lòng trung thành thương hiệu sau khi hiệu chỉnh đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này đều được sử dụng cho phân tích EFA.

Thành phần Hình ảnh điểm đến được giữ nguyên so với đề xuất các biến quan sát ban đầu. Do đ , không c sự thay đổi về hệ số Cronbach’s Alpha.


Bảng 4. 5.Tóm tắt kiểm định thang đo sau khi phân tích EFA


Kiểm định độ tin cậy các thang đo thay đổi sau khi Phân tích nhân tố khám phá EFA

Lòng trung thành thương hiệu – LY (Cronbach ‘s Alpha=0. 859)

BI3

17.6397

33.002

.555

.861

LY1

17.2660

32.216

.699

.825

LY2

17.2727

31.334

.685

.828

LY3

17.7946

29.549

.777

.803

LY4

17.7980

30.398

0.676

0.830

Đam mê thương hiệu – BI (Cronbach ‘s Alpha=0.699)

BI1

10.1650

5.936

0.516

0.607

BI2

9.7609

5.872

0.493

0.636

BI4

9.6768

5.652

0.537

0.579

(Nguồn tác giả)


4.5. Thang đo lường các khái niệm nghiên cứu điều chỉnh‌


Sau khi tiến hành kiểm định và đánh giá thang đo (thông qua phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), các thang đo lường trong mô hình lý thuyết đã được kiểm định và đạt được độ tin cậy và có giá trị hội tụ và phân biệt.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 27/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí