Định Nghĩa Về Du Lịch Sinh Thái Trên Thế Giới


tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội và kiểm định sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái của du khách theo đặc điểm nhân khẩu học.

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị - Chương này kết luận về kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra một số hàm ý cho nhà quản trị để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại Khánh Hòa. Cuối cùng là hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Chương 2 trình bày khái niệm về du lịch sinh thái, tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu trước đây để làm rõ các nội dung về dự định du lịch sinh thái và các yếu tố ảnh hưởng đến dự định du lịch sinh thái, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài, các giả thuyết và thang đo khái niệm nghiên cứu.

2.1 Khái niệm du lịch sinh thái


2.1.1 Định nghĩa về du lịch sinh thái trên thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Từ khi xuất hiện cho đến nay, loại hình du lịch sinh thái vẫn chưa có một định nghĩa thật sự hoàn hảo, nó phụ thuộc vào quan điểm của các nhà nghiên cứu du lịch, nhà khai thác, tổ chức, hiệp hội, cơ quan quản lý du lịch hay của cộng đồng trong từng thời điểm, giai đoạn khác nhau của sự phát triển xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Các quan điểm này không thống nhất, đồng thời không đủ rõ ràng để phân biệt các loại hình du lịch tương tự như du lịch sinh thái. Peter S. Valentine (1993) cho rằng “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được giới hạn bởi các đặc trưng: dựa trên các khu vực tự nhiên tương đối không bị tác động; không gây tổn hại và suy giảm tài nguyên, duy trì sự bền vững sinh thái; đóng góp trực tiếp vào việc tiếp tục bảo vệ và quản lý các khu vực tự nhiên được sử dụng; và phải tuân theo một chế độ quản lý đặc thù và phù hợp”. Định nghĩa của Valentine tuy khá đầy đủ nhưng quá đặt nặng vấn đề quản lý và kiểm soát, trong khi du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng cần sự linh động để tạo sự thoải mái cho du khách cũng như tạo điều kiện cho các nhà tổ chức du lịch mở rộng và phát triển hoạt động của mình. Do đó, cần một cách hiểu linh hoạt hơn về du lịch sinh thái để không gây sự gò bó và nhàm chán cho cả nhà tổ chức và du khách. Định nghĩa của Ceballos- Lascurain (1996) về du lịch sinh thái đã tạo được khoảng hở linh động hơn so với định nghĩa trên, hoạt động du lịch sinh thái cũng hướng đến “các khu vực tự nhiên tương đối không bị xáo trộn hoặc không bị kiểm soát”. Tuy nhiên, việc định nghĩa chỉ đưa ra mục đích của khách du lịch sinh thái gồm “khám phá, nghiên cứu, thưởng ngoạn” tự nhiên và đặc trưng văn hóa của khu vực lại khiến du lịch sinh


Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dự định du lịch sinh thái của du khách tại Khánh Hòa - 3

thái theo định nghĩa của Ceballos-Lascurain dễ bị nhầm lẫn với nhiều loại hình du lịch khác dựa vào tự nhiên. Một định nghĩa về du lịch sinh thái đang được chấp nhận phổ biến của Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc Tế (TIES) là “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên để bảo tồn môi trường, ổn định cuộc sống của cộng đồng địa phương và có ý nghĩa trong việc tìm hiểu và giáo dục", trong đó ý nghĩa giáo dục hướng tới cả người tổ chức và khách du lịch (TIES, 2015). Định nghĩa này nhấn mạnh yếu tố bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững, đây là vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

2.1.2 Khái niệm về du lịch sinh thái tại Việt Nam

Tại Việt Nam, loại hình du lịch sinh thái chỉ mới xuất hiện và phát triển trong vài thập kỉ trở lại đây, và được đẩy mạnh nghiên cứu từ thập kỉ 90 của thế kỷ XX (Phạm Trung Lương, 2002) để phục vụ quy hoạch và quản lí, điều hành du lịch. Nhiều hội nghị, hội thảo về du lịch sinh thái được tổ chức, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến du lịch sinh thái trên nhiều phương diện khác nhau ở quy mô cả nước hay từng điểm đến du lịch cụ thể. Tuy nhiên, do góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau nên khái niệm về du lịch sinh thái cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất. Điều đó vô hình trung góp phần mở rộng loại hình du lịch sinh thái ra nhiều hướng khác nhau với nhiều hình thức du lịch. Có thể kể đến hình thức du lịch sinh thái tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Lai Châu, Lào Cai), Khu bảo tồn biển Hòn Mun (Nha Trang), Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh). Đặc trưng tại nhiều vùng núi cao hay hang động cũng phát triển hình thức du lịch sinh thái mạo hiểm như tại Sa Pa-Fansipan, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Hình thức du lịch sinh thái sông nước miệt vườn cũng được phát triển mạnh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn nhiều hình thức du lịch khác đang được xem như du lịch sinh thái và đẩy mạnh như du lịch lặn biển, du lịch văn hóa - lịch sử....

Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu thống nhất về mặt lý luận của khái niệm du lịch sinh thái cũng như các đặc trưng của loại hình du lịch này nhằm tạo cơ sở để phát


triển một cách bền vững. Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” năm 1999 đã lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam, theo đó “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Phạm Trung Lương, 2002). Luật Du lịch cũng lần đầu tiên được Quốc Hội thông qua năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và phát triển Du lịch tại Việt Nam, trong đó đã xác định: Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Định nghĩa này được bổ sung thành “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường” trong Luật Du lịch 2017 được Quốc Hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua, có hiệu lực từ năm 2018. Điều đó cho thấy vai trò, ý nghĩa của giáo dục về môi trường ngày càng được đề cao trong bối cảnh hiện nay.

Bên cạnh khái niệm du lịch sinh thái, một khái niệm được sử dụng phổ biến hiện nay là Du lịch xanh. Nhìn chung hai khái niệm này được định nghĩa tương đương nhau, tuy nhiên, du lịch xanh là khái niệm mô tả những quy tắc thực hành của ngành du lịch có trách nhiệm đối với kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường bền vững (Lâm Duy Anh Cường, 2012), trong đó, du lịch sinh thái là một hình thái đặc thù của du lịch xanh. Du lịch xanh gồm 6 tiêu chí: Một là cách thức vận chuyển giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường; Hai là mức độ tạo CO2 và chính sách quan tâm đến môi trường; Ba là đảm bảo lợi ích của địa phương; Bốn là bảo tồn thiên nhiên; Năm là tôn trọng văn hóa địa phương; Sáu là sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Để thống nhất trong cách hiểu về du lịch sinh thái, đảm bảo tính nhất quán của vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa du lịch sinh thái của Luật Du lịch 2017 nêu trên một cách xuyên suốt nghiên cứu này. Khái niệm này được phổ biến đến tất cả đối tượng khảo sát của nghiên cứu.


Tổng kết lại, dựa trên những điểm chung trong cách định nghĩa du lịch sinh thái của các nhà nghiên cứu, tổ chức quốc tế và của Việt Nam, có thể khái quát các đặc trưng của du lịch sinh thái gồm:

- Dựa vào cảnh quan thiên nhiên

- Phát huy bản sắc văn hóa với sự tham gia tích cực của cộng đồng bản địa

- Có trách nhiệm đóng góp vào nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, hạn chế mức thấp nhất tác động xấu đến môi trường tự nhiên và văn hóa-xã hội

- Có các hoạt động giáo dục về bảo vệ môi trường


2.2 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu


2.2.1 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng

Kotler và Keller (2012) sử dụng mô hình mô hình tác nhân - phản ứng (stimulus-response model) để mô tả hành vi người tiêu dùng, trong đó trọng tâm là các yếu tố về tâm lý và đặc điểm của người tiêu dùng. Các yếu tố này, một mặt, trực tiếp tác động đến hành vi (quyết định) của người tiêu dùng, mặt khác, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của các tác nhân kích thích từ bên ngoài như hoạt động marketing hay yếu tố kinh tế, văn hóa....

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi người tiêu dùng


Tâm lý người tiêu dùng

Động lực Nhận thức Sự học tập Trí nhớ

Quá trình ra quyết định mua


Nhận ra vấn đề Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các lựa chọn Quyết định mua

Hành vi sau khi mua

Quyết định mua sản phẩm - dịch vụ


Chọn sản phẩm Chọn thương hiệu Chọn nhà cung cấp Số lượng mua Thời gian mua Cách thanh toán

Đặc điểm người tiêu dùng

Văn hóa Xã hội Cá nhân

Các tác nhân Marketing


Sản phẩm - dịch vụ Giá cả

Phân phối Truyền thông

Các tác nhân khác


Kinh tế Công nghệ Chính trị Văn hóa

Nguồn: (Kotler & Keller, 2012)


Tương tự như quá trình mua sắm sản phẩm hữu hình, hành vi tiêu dùng của khách hàng về dịch vụ chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó sẽ quyết định mua hay không mua dịch vụ (Bùi Thanh Tráng & Nguyễn Đông Phong, 2014). Các nhân tố về văn hóa, xã hội và cá nhân luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên hành vi của người tiêu dùng. Trong đó, các yếu tố tâm lý cá nhân luôn được đề cao, là yếu tố nội sinh bên trong bản thân người tiêu dùng, trực tiếp dẫn đến các hành vi khác nhau. Bốn yếu tố tâm lý quan trọng nền tảng ảnh hưởng đến phản ứng của người tiêu dùng gồm: động lực, nhận thức, sự học tập và trí nhớ. P. Kotler (2012) chỉ ra rằng động lực phát sinh khi một nhu cầu nào đó của con người được đánh thức đến khi đạt một cường độ đủ để khiến họ phải hành động. Tuy nhiên, việc hành động như thế nào lại ảnh hưởng bởi nhận thức của từng người. Nhận thức là quá trình ta lựa chọn, sắp xếp và giải thích thông tin có được để khái quát và đánh giá về vấn đề được xem xét. Nó phụ thuộc vào các yếu tố thể chất và mối quan hệ với môi trường xung quanh cũng như phụ thuộc vào điều kiện khách quan của mỗi người. Bên cạnh đó, khi chúng ta hành động là chúng ta đang học tập, nói cách khác là tiếp thu kinh nghiệm, từ đó tạo nên các thay đổi trong hành vi. Sau mỗi hành vi, chúng ta khái quát phản ứng của mình với các kích thích tương tự, đồng thời có thể nhận ra sự khác biệt giữa các tập hợp kích thích khác nhau và có thể điều chỉnh phản ứng cho phù hợp.Tất cả các thông tin và kinh nghiệm chúng ta có được trong cuộc sống đều được lưu vào bộ nhớ mỗi người một cách tạm thời hoặc lâu dài. Vì chúng ta thường chỉ nhớ được các phần thông tin rời rạc, không đầy đủ và chính xác, nên quá trình ghi nhớ này mang tính xây dựng, bổ sung liên tục. Từ đó cùng với động lực, nhận thức và sự học tập là các yếu tố tâm lý quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng

2.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Sau khi xem xét các nghiên cứu trước đó về thái độ con người, Fishbein (1975) cho rằng sẽ là sai lầm khi tiếp cận theo hướng giả định một mối liên hệ mạnh trực tiếp giữa thái độ đối với một đối tượng và hành vi cụ thể đối với đối tượng đó.


Mặc dù thái độ đối với một đối tượng thì liên quan đến tổng thể các hành vi của một cá nhân đến đối tượng đó, tuy nhiên nó không nhất thiết là nguyên nhân của bất kỳ hành vi nhất định nào. Ông đề xuất một hướng tiếp cận thay thế, trong đó có sự phân biệt giữa các tiêu chuẩn dẫn đến việc thực hiện một hành động và nhiều hành động. Thái độ được xem là yếu tố có thể dẫn đến nhiều hành động khác nhau, trong khi dự định của cá nhân chính là biến dự báo tốt nhất cho một hành động tương ứng.

Từ đó, Fishbein và Ajzen xem xét mối quan hệ giữa các niềm tin với thái độ, dự định và hành vi. Những phân tích đã chỉ ra rằng sự thay đổi ở biến bất kì đều bắt đầu bằng sự thay đổi trong niềm tin. Những thay đổi như thế được gây ra bởi việc cá nhân tiếp cận thông tin mới, điều này tạo ra một chuỗi các hiệu ứng, bắt đầu bằng việc thay đổi trong niềm tin, từ đó có thể dẫn đến thay đổi trong thái độ. Sự thay đổi trong niềm tin và thái độ thích hợp sẽ ảnh hưởng đến dự định và hành vi tương ứng.

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý - TRA


Niềm tin về kết

quả của hành vi

Thái độ đối với

hành vi

Chuẩn chủ quan

về hành vi

Dự định thực hiện hành vi

Niềm tin quy chuẩn về hành vi


Hành vi


Ảnh hưởng

Phản hồi

Nguồn: (Fishbein & Ajzen, 1975)


Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) thừa nhận rằng hành vi của cá nhân được thúc đẩy bởi những dự định hành vi, đó là kết quả của thái độ cá nhân đối với hành vi đó và các tiêu chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện hành vi đó. Thái độ đối với hành vi được định nghĩa là những cảm xúc tích cực hay tiêu cực của cá nhân về


việc thực hiện một hành vi. Chuẩn chủ quan được hiểu là tổng hợp các niềm tin rằng những người xung quanh nghĩ rằng họ nên hay không nên thực hiện hành vi đó. Người này có thể hoặc không được thúc đẩy để thực hiện theo những tiêu chuẩn đó. Giống như thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan của một người cũng được xem là một yếu tố quan trọng quyết định dự định của họ để thực hiện hành vi (Fishbein & Ajzen, 1975)

2.2.3 Lý thuyết hành vi dự định (TPB)

Phát triển trên mô hình lý thuyết hành vi hợp lý TRA, lý thuyết hành vi dự định được Ajzen xây dựng thông qua việc bổ sung yếu tố Nhận thức về kiểm soát hành vi như là một nhân tố quan trọng tác động đến dự định hành vi của cá nhân.

Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi dự định - TPB


Dự định thực

hiện hành vi

Niềm tin

hành vi

Thái độ đối với

hành vi

Niềm tin quy chuẩn

Chuẩn chủ quan về hành vi

Hành vi

Niềm tin

kiểm soát

Nhận thức về

kiểm soát hành vi

Kiểm soát hành vi thực tế


Nguồn: (Ajzen, 2006)


Như trong lý thuyết hành vi hợp lý, nhân tố trung tâm của lý thuyết về hành vi dự định chính là dự định của cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định, dự định càng mạnh thì khả năng hành vi được thực hiện càng cao. Tuy nhiên, theo Ajzen (1991), rõ ràng rằng một dự định hành vi có thể được thể hiện thành hành vi thực tế còn phụ thuộc vào khả năng người đó có thể quyết định theo ý muốn việc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi. Hầu hết việc thực hiện các hành vi đều phụ thuộc ít nhất một mức độ nào đó của các yếu tố như cơ hội hay nguồn lực cần thiết để thực

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí