Xuất Phát Từ Việc Tiếp Nhận Văn Hóa Phương Tây


nhất định. Nhưng có thể thấy, bản thân các họa sĩ luôn mong muốn có được sự tự do trong sáng tạo chứ không đợi đến khi điều này được khẳng định trong Nghị quyết 05-NQ/TW; như họa sĩ Lê Bá Đảng cho rằng phải luôn luôn tìm ra cái mới, cái chưa từng có bởi cứ khăng khăng theo lối cũ, đường mòn thì như đã chết rồi [35].

Nhu cầu sáng tạo tự thân đó được thúc đẩy từ bối cảnh khách quan bên ngoài, chủ yếu thông qua một số sự kiện dưới đây:

Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980

Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980 được đánh giá: “vừa là đỉnh cao, vừa là điểm mút cuối cùng của “nghệ thuật cách mạng” theo nguyên nghĩa của khái niệm này” [128, tr.99]. Tuy nhiên, cần thiết phải nhìn nhận tầm quan trọng của một số manh nha đổi mới trong tư duy nghệ thuật và thực hành nghệ thuật trước đó, đặc biệt trong Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1976. Đây là Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước (sau 14 năm gián đoạn, không tổ chức được Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc vì lý do chiến tranh và điều kiện cơ sở vật chất), trưng bày các tác phẩm của các họa sĩ hai miền Nam và Bắc. Các tác phẩm ở Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1976 trưng bày một số tác phẩm của các họa sĩ vốn sống ở các đô thị miền Nam như Đinh Cường, Nguyễn Trung, Bửu Chỉ, Vĩnh Phối, Hoàng Đăng Nhuận, Phạm Đăng Trí, Hồ Hữu Thủ, Trương Thị Thịnh, Đỗ Kỳ Hoàng .v.v… và cả hoạ sỹ Việt kiều mới về nước là Trần Vạng Lộc [65], đã thổi một luồng gió mới đầy cảm hứng đến với các họa sĩ Hà Nội. Sự mới lạ trong phong cách biểu đạt của các họa sĩ miền Nam, của phong cách nghệ thuật mới đã thu hút sự chú ý của các họa sĩ miền Bắc. Một sự kiện nữa đó là việc bức tranh Cô gái và con chó trắng [PL.4.1.10] của họa sĩ Lê Huy Tiếp- một họa sĩ được đi học mỹ thuật tại nước ngoài- được chọn treo nhưng chỉ sau khai mạc vài ngày đã bị hạ xuống. Bố cục của bức tranh mạch lạc bằng hình ảnh một cô gái mang khuôn mặt đượm buồn với chiếc áo vàng ngồi ngay sát bờ tường và con chó trắng nằm


ngay dưới chân, trên một nền gạch đỏ. Xa xa, là đôi trai gái mặc áo tắm đang chạy trên bờ biển. Cùng với đám mây bay lơ lửng trên đầu cô gái, những con bướm đậu trong nhà, những bông hoa nở trên cát mang âm hưởng của phong cách Siêu thực. Sự xuất hiện của bức tranh cũng như việc gỡ bỏ bức tranh ngay trong những ngày triển lãm cho thấy trường phái Siêu thực còn quá mới lạ đối với công chúng và cả những họa sĩ lúc đó.

Trở lại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1980, hầu hết đề tài của các tác phẩm trưng bày vẫn thuộc nhóm đề tài mũi nhọn: công, nông, binh và Bác Hồ, nhưng lại được xem là một hiện tượng trong đời sống văn hóa lúc bấy giờ, vì có nhiều cái mới mà vẫn được lãnh đạo các cấp chấp nhận. Nguồn cảm hứng mà Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980 thổi vào các họa sĩ Hà Nội lúc đó xuất phát từ một số điểm mới lạ:

Thứ nhất: Nhiều tác phẩm mang tính biểu cảm lãng mạn. Khi vẽ Bác Hồ thường trong vẻ cao quý, nghiêm túc hoặc hòa đồng với nhân dân nhưng trong bức lụa Bác Hồ đi công tác của Nguyễn Thụ, hình ảnh lãnh tụ tối cao nhưng đầy chất thơ; tình quân dân nơi biển đảo phóng khoáng, thơ mộng và bình dị trong Xóm biển Phú Quốc của Đỗ Sơn và Chiều trên đảo Hòn Tre [PL.4.1.4] của Lương Xuân Đoàn;

Thứ hai: Sự táo bạo. Âm hưởng của chủ nghĩa Lập thể xuất hiện đầy thuyết phục trong Giặc Mỹ, sơn dầu của Đặng Thị Khuê [PL.4.1.1], Công nhân đóng giày, sơn dầu của Đỗ Thị Ninh… [PL.4.1.3].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Thứ ba: Tính mới lạ. Thể hiện qua 2 tranh sơn dầu hiện thực, đạt tới hiệu quả của phong cách Cực thực. Đó là bức Sáng tác của Lê Huy Tiếp và Lão Tạ của Phan Bảo.

Thứ tư: Sự gợi cảm. Xuất hiện xu hướng biểu đạt các hình tượng tạo hình mang yếu tố “nhục dục”, đề tài “ái ân” [169, tr.29] đặc biệt cấm kỵ ở các thời kỳ trước. Và rất nhiều tác phẩm mang bóng dáng của các họa sĩ hiện đại phương Tây như Gauguin, Picasso, Calder... với các cách biểu đạt đề tài quen thuộc bằng những hình thức mới.

Mỹ thuật Hà Nội thời kỳ đổi mới từ góc độ văn hóa học - 9


Đương nhiên, những tác động mang tính khai mở của nhiều trường phái nghệ thuật hiện đại thế giới vào thời điểm đó vẫn có thể bị xem là thiếu tính sáng tạo, rập khuôn.

Như vậy, được đánh giá là có sự đa dạng về nghệ thuật và sự đổi mới về phong cách sáng tác [16, tr.375], Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 đã khơi mào đổi mới trong mỹ thuật bằng những tìm tòi, thử nghiệm các cách thức sáng tạo mới và, quan trọng hơn cả là được các thế hệ họa sĩ đi trước cũng như hệ thống quản lý Nhà nước thừa nhận. Từ đó, dần xuất hiện những nhánh rẽ mới, tìm kiếm phong cách và bút pháp cá nhân; những ý tưởng canh tân nghệ thuật qua các thử nghiệm mang phong cách phóng túng và táo bạo. Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980 được xem là bước chuyển tiếp, tạo tiền đề cho mỹ thuật bước sang trang mới.

Đại hội lần II của Hội Mỹ thuật Việt Nam (1983)

Năm 1983, Đại hội lần II của Hội Mỹ thuật Việt Nam bầu ra một Ban chấp hành mới và một Ban Thư ký mới với nhiều thành viên trẻ thay thế Ban chấp hành cũ đã tồn tại 26 năm. Hội đổi tên thành Hội Nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam, một hội xã hội nghề nghiệp được tổ chức theo các chuyên ngành (Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Trang trí, Lý luận phê bình) và có các ban Họa sĩ Trẻ, Ban Nữ tác giả… để có thể hoạt động chuyên sâu hơn. Ban Thư ký của Hội Nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam đã trở thành động lực chính của các hoạt động sôi nổi, mới mẻ về chất, gây được tác động, ảnh hưởng tích cực trong đời sống mỹ thuật của nước. Hội Nghệ sĩ Tạo hình đứng đúng vị trí là hội của những người sáng tạo, giúp đỡ người sáng tạo, không gò ép, áp đặt ai và hoan nghênh sáng tạo của các nghệ sĩ ở mọi hình thức sáng tạo.

Từ Đại hội này, sự đổi mới từ cấp lãnh đạo Hội đã góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng cho một cuộc đổi mới tư duy và thực hành nghệ thuật trong mỹ thuật Việt Nam với vai trò quan trọng của họa sĩ Đặng Thị Khuê. Họa sĩ Đặng Thị Khuê, khi mới ngoài 30 tuổi, năm 1976 đã là ủy viên Thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam và kiêm Chánh văn phòng Hội. Với nhiều cương vị khác nhau như Trưởng ban Sáng tác, Trưởng ban Nghệ sĩ Trẻ, hoặc Trưởng


ban nữ nghệ sĩ, Giám đốc Xưởng sáng tác và thể nghiệm, thành viên của Hội đồng Nghệ thuật Hội và thành viên của Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia, Đại biểu Quốc hội Khóa VII cùng với các gương mặt khác như Đặng Đức Sinh, Lương Xuân Đoàn, Nguyễn Quân, Quách Phong, Ca Lê Thắng, Nguyễn Trung, Thái Bá Vân..., họa sĩ Đặng Thị Khuê đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nghệ thuật tạo hình thời kỳ đổi mới. Từ những cá nhân dám thay đổi đó, mỹ thuật trở thành ngành nghệ thuật đi đầu trong đổi mới.

Các triển lãm cá nhân

Khi đề cập đến những manh nha của đổi mới, không thể không nói đến một số sự kiện quan trọng góp phần thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực mỹ thuật Hà Nội. Đó là một số triển lãm cá nhân của các họa sĩ Nguyễn Sáng vào năm 1984 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bùi Xuân Phái vào năm 1984 tại Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền, Nguyễn Tư Nghiêm vào năm 1985.

Những triển lãm cá nhân này không có tầm quan trọng như thế nếu như đây không phải là triển lãm của những họa sĩ vẽ tự do – không làm việc trong các cơ quan Nhà nước, không phải là Hội viên hội nghề nghiệp. Các họa sĩ này vẽ nhiều nhưng “không có điều kiện triển lãm giới thiệu tác phẩm của mình vì tư nhân không có quyền tổ chức triển lãm” [128, tr.93]. Đặc biệt, các triển lãm cá nhân của họa sĩ này được chính Hội Nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam đứng ra thu thập tác phẩm và tổ chức.

Nguyễn Sáng là một họa sĩ được coi như là Van Gogh của Việt Nam, là một nghệ sĩ có đầu óc cách tân táo bạo, luôn luôn phá cách, sục sạo, tìm tòi cái mới. Ông đã thử sức với nhiều trường phái mỹ thuật hiện đại phương Tây thế kỷ XX và những tìm tòi đó được kết hợp hài hòa với chủ nghĩa hiện thực. Việc tổ chức được một triển lãm cá nhân Nguyễn Sáng cũng đòi hỏi không ít công sức và nỗ lực của Ban tổ chức. Triển lãm cá nhân của ông được xem là một sự kiện nghệ thuật đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Theo lời kể của họa sĩ Đặng Thị Khuê, Ủy viên Thường trực Ban Thường vụ Hội Nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam lúc đó, cả cơ quan Hội được huy động tỏa đi khắp nơi từ Hải Phòng đến Nam Định, từ Bắc vào Nam để mượn tác phẩm cho Nguyễn Sáng;


bởi ở nhà (một căn phòng nhỏ ở tầng 2 nhà tập thể 65 phố Nguyễn Thái Học- Hà Nội), ông chỉ còn lại duy nhất một tác phẩm vẽ người vợ đã mất và sức khỏe rất yếu do thường xuyên mất ngủ. Đây là triển lãm đầu tiên và duy nhất của Nguyễn Sáng khi đã ở tuổi 61.

Còn đối với trường hợp của họa sĩ Bùi Xuân Phái, mặc dù bây giờ được xem là một trong những họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, nhưng trong thời điểm đó, ông không có biên chế trong cơ quan Nhà nước và thường bị phê bình vì sự thiếu hòa đồng trong các hoạt động nghệ thuật của Hội và cũng vì những tác phẩm mang phong cách “tư sản” [202]. Trong triển lãm cá nhân đầu tiên và duy nhất này, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua 3 bức Phố Phất Lộc, Phố Hàng Mắm Ô Quan Chưởng. Vào năm 1996, ông đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì những đóng góp cho văn hóa Việt Nam, cho mỹ thuật Hà Nội với các bức tranh Hà Nội xưa, phố cổ Hà Nội.

Các triển lãm cá nhân này được xem là những sự kiện nghệ thuật quan trọng nhất trong những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX bởi chưa từng có tiền lệ; vào thời điểm đó, triển lãm cá nhân đồng nghĩa với chủ nghĩa cá nhân theo hàm nghĩa đối lập với chủ nghĩa tập thể. Quan trọng hơn cả, việc tổ chức triển lãm tranh của các họa sĩ một thời không được công nhận khẳng định giá trị, là sự công nhận tài năng và quá trình cống hiến...” [7] cũng như vị trí hàng đầu của các họa sĩ bậc thầy này. “Sự “đánh giá lại” và tôn vinh này như một sự khích lệ lớn về tinh thần đối với lớp trẻ” [128, tr.102]. Đây là một bước chuyển biến lớn, một nỗ lực vượt bậc, mạnh dạn và quyết tâm đổi mới tư duy trong việc nhìn nhận lại những đóng góp của họ đối với lịch sử nghệ thuật cũng như góp phần khích lệ các họa sĩ trẻ tìm kiếm sự thay đổi.

Cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với các văn nghệ sĩ

Cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh với hơn 100 văn nghệ sĩ diễn ra vào hai ngày 6 và 7/10/1987 là một cuộc đối thoại quan trọng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe của Đảng đối với các văn nghệ sĩ. Rất nhiều họa sĩ đánh giá cao vai trò của cuộc gặp gỡ này trong việc


gỡ bỏ những vướng mắc trong tư tưởng và tạo cảm hứng cho các nghệ sĩ đi tìm kiếm những cái mới trong sáng tạo. Diễn ra trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị Bộ Chính trị (họp vào ngày 17/10 sau đó) nhằm xây dựng một Nghị quyết về văn hóa văn nghệ, do đó, cuộc gặp gỡ này có vai trò cực kỳ to lớn trong việc hình thành nội dung nghị quyết đặc biệt quan trọng này đối với văn hóa văn nghệ. Thực tế này đã được thể hiện rò trong buổi nói chuyện. Theo lời kể của ông Nghiêm Hà, Thư ký của Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương thời điểm đó, thì tính thời gian làm việc khoảng 14-15 tiếng đồng hồ, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ mở đầu khoảng 10 phút và kết thúc gần một giờ đồng hồ, còn bao nhiêu thời gian là anh chị em văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hóa phát biểu. Cuộc gặp gỡ thật quý hiếm, diễn ra trong bầu không khí đặc biệt chân thành, cởi mở và tâm huyết; mỗi người đều nói lên điều mình day dứt từ lâu. Đồng chí Tổng bí thư nghe chăm chú và trân trọng. Do đó, khi đồng chí phát biểu sau cùng đã nói lên những điều then chốt và bản chất nhất, làm các văn nghệ sĩ rất xúc động. Từ phát biểu của các văn nghệ sĩ cho thấy những sự gò bó, áp đặt và trói buộc là không thích hợp với đặc thù của hoạt động văn nghệ. Nhưng cũng thấy rằng, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được sâu sắc vấn đề này và nhận thấy nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Từ cuộc gặp gỡ này cho thấy công cuộc đổi mới trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ đang trở thành sự đòi hỏi cấp bách của cuộc sống. Công cuộc đổi mới trong lĩnh vực này sẽ rất khó khăn phức tạp, phải vượt qua nhiều trở ngại, nhưng nó đã được khởi động tốt đẹp và chắc chắn sẽ thành công.

2.3.2. Xuất phát từ việc tiếp nhận văn hóa phương Tây

Mỹ thuật hiện đại Hà Nội bắt đầu lịch sử phát triển của mình bằng sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (L‟école Superieur des Beaux Art de L‟Indochine) do người Pháp thành lập vào tháng 11/1925. Do đó, ngay từ đầu, những quan niệm và bài học theo chương trình đào tạo của mỹ thuật Pháp- một trung tâm nghệ thuật của châu Âu và thế giới đã được truyền đạt; xu hướng lãng mạn và hình thức chủ nghĩa trong nghệ thuật tạo


hình được người Pháp khuyến khích; các thể loại tranh chân dung, phong cảnh… được phát triển. Các họa sĩ được tiếp cận với các vấn đề kỹ thuật cơ bản cần thiết đối với việc sáng tác một tác phẩm như luật xa gần, bố cục, giải phẫu học mỹ thuật, lý thuyết về màu, về hình, các chất liệu mới như màu bột, sơn dầu, thạch cao… làm ngôn ngữ tạo hình phong phú hơn, khả năng diễn đạt tốt hơn. Sự thành thạo trong kỹ thuật sơn dầu của các họa sĩ Việt Nam khiến khả năng biểu đạt trong mỹ thuật không kém gì các họa sĩ- thầy giáo người Pháp. Sự kết hợp mang ảnh hưởng của mỹ thuật Pháp và tinh thần dân tộc đã mở đường cho sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Thành công đó của mỹ thuật hiện đại đầu thế kỷ XX, như trong cuốn sách Nghệ thuật xứ An Nam của nhà sử học nghệ thuật người Pháp Henri Gourdon đánh giá là cuộc gặp gỡ giữa nghệ thuật Pháp và Việt Nam là sản phẩm của sự trao đổi thành công, của sự cộng tác giữa mẫu quốc và người Đông Dương [54].

Trong quá trình phát triển của mình, người Việt Nam chưa bao giờ đóng cửa về văn hóa. Văn hóa Việt Nam từ xa xưa đã tiếp thu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau đặc biệt là văn hóa Trung Hoa qua Nho giáo và văn hóa Ấn Độ. Văn hóa truyền thống vẫn thiên về “đóng” hơn “mở” và luôn có những giới hạn chặt chẽ khi tiếp nhận các yếu tố ngoại sinh. Những năm chiến tranh và sau chiến tranh, tình trạng trì trệ của kinh tế xã hội không cho phép tiếp nhận rộng rãi nhiều ảnh hưởng văn hóa bên ngoài (chủ yếu từ các nước xã hội chủ nghĩa). Mặt khác, chính trị chính thống và văn hóa chính thống quy định nghiêm ngặt việc “mở” đến đâu và tiếp thu những gì để vẫn giữ được vị trí độc tôn. Trong những điều kiện không có những biến đổi lớn về quan hệ với bên ngoài, tình hình đó vẫn được giữ nguyên. Nhưng khi những khó khăn làm bộc lộ nhược điểm và tính lạc hậu của văn hóa chính thống thì những yêu cầu cải cách ngày càng mạnh mẽ, trở thành sự tất yếu, nhất là trong những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX trước sự phát triển mạnh mẽ của thế giới, khoa học công nghệ phát triển làm cho đời sống văn minh hơn, các quá trình hiện đại hóa và toàn cầu hóa diễn ra


khẩn trương và sự khủng hoảng, sau đó là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước... Điều này không chỉ diễn ra trong giao thương, khoa học kỹ thuật mà còn cả ở văn hóa, giáo dục và tư tưởng, đặc biệt hơn là giúp thay đổi cả một cộng đồng nghệ thuật của các nghệ sĩ tạo hình. Cải cách thị trường được tiến hành giữa những năm 80 không thay đổi điều kiện sống và sáng tác của người nghệ sĩ một cách đột ngột. Nhưng trong chính sự chuyển đổi ấy, cá nhân, cá tính được tôn trọng. Nhìn lại những lần tiếp xúc với văn hóa từ bên ngoài ấy để thấy rằng, dù đóng – mở đến đâu đều có thể thấy sự phát triển các giá trị văn hóa mới mang ảnh hưởng từ bên ngoài diễn ra khá liên tục.

Do đó, phải khẳng định rằng, các họa sĩ Hà Nội thời kỳ đổi mới bị ảnh hưởng và chịu tác động khá rò rệt từ những luồng tư tưởng văn hóa, mỹ thuật phương Tây. Số lượng họa sĩ lựa chọn cho mình các quan niệm biểu đạt mới mẻ ngày càng tăng nhanh. Chẳng hạn, chỉ trong Triển lãm Trừu tượng được tổ chức vào năm 1992 đã có gần 100 bức tranh theo trường phái này của 30 họa sĩ trong cả nước. Nhưng thực tế của cộng đồng mỹ thuật Hà Nội trước đổi mới hoàn toàn khác biệt với tính chất của mỹ thuật hiện đại phương Tây thế kỷ

XX. Và khi mở cửa đổi mới, các luồng văn hóa phương Tây ào ạt tràn vào nước ta; những luồng tư tưởng, những xu hướng nghệ thuật mới mẻ, khác lạ đã tạo ra tâm lý tiếp nhận hồ hởi. Nghịch lý là sự đối lập lại có sức hấp dẫn mãnh liệt hơn sự tương đồng. Hơn thế, sự đối lập đó lại đi theo những ảnh hưởng của các thế lực kinh tế phát triển hơn lại càng trở thành lực tác động làm cho cộng đồng họa sĩ sau đổi mới chấp nhận nó nhanh chóng hơn; trở thành nguồn cảm hứng cho các họa sĩ Hà Nội thời kỳ này. Và trong quá trình chấp nhận sự đối lập của văn hóa thế giới ấy, mỹ thuật Hà Nội không phải chỉ tiếp thu một trường phái, một xu hướng cụ thể, hay của một nước cụ thể mà đón nhận cả làn sóng văn hóa hậu hiện đại bên ngoài đổ ập vào nước ta.

Tiểu kết chương 2

Có thể thấy rằng, trong tình hình kinh tế, văn hóa xã hội đất nước ta trong thời điểm đó, đổi mới đã trở thành một đòi hỏi bức xúc của cuộc sống và là một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022