Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 16

Nếu đứng trên góc độ toàn xã hội mà suy xét thì như vậy rất có lợi ở chỗ vừa đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, vừa có hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng.

- Tại mức giá P3, đường MR gặp MC tại điểm D. Tại điểm này nếu doanh nghiệp giảm sản lượng tới mức Q4 thì doanh nghiệp tiếp tục bị lỗ vốn vì giá bán thấp hơn cả AC và AVC, doanh nghiệp nên đóng cửa tại (P = AVCmin)

Tóm lại, trong ngắn hạn doanh nghiệp sẽ quyết định tại mức sản lượng có chi phí biên bằng doanh thu biên, với điều kiện giá bán phải lớn hơn biến phí bình quân tại mức sản lượng này thì doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.

- Trong dài hạn không còn chi phí cố định, doanh nghiệp có thể quyết định nên xây dựng một năng lực sản xuất đến mức nào là tối ưu, tức là xác định lượng chi phí cố định tối ưu.

Doanh nghiệp coi giá thị trường là cho trước và là doanh thu cận biên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng chừng nào doanh thu cận biên còn lớn hơn chi phí cận biên.

Doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng khi chi phí cận biên vượt doanh thu cận biên (MR > MC).

NỘI DUNG ÔN TẬP


I. LÝ THUYẾT

Câu hỏi tự luận

Câu 1. Các yếu tố sản xuất (đầu vào) và sản phẩm (đầu ra) của hãng là gì? Câu 2. Hàm sản xuất là gì? Phân biệt hàm sản xuất ngắn hạn và dài hạn?

Câu 3. Phân biệt nội dung đường đồng sản lượng và ý nghĩa của tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa các đầu vào?

Câu 4. Phân tích nội dung đường đồng chi phí và minh hoạ đồ thị?

Câu 5. Trình bày phương pháp kết hợp đường đồng sản lượng và đường đồng chi phí để tối thiểu hoá chi phí?

Câu 6. Trình bày nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của hãng?

Câu 7. So sánh nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận và nguyên tắc tối đa hoá doanh

thu?


Câu hỏi trả lời đúng/sai và giải thích

Câu 1. Với hiệu suất không đổi theo quy mô nếu tất cả cá yếu tố tăng gấp 1/3 thì

sản lượng cũng tằng gấp 1/3.

Câu 2. Các chi phí gắn với các yếu tố mà thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng gọi là chi phí biến đổi.

Câu 3. Tổng chi phí là tổng của chi phí trung bình và chi phí cận biên.

Câu 4. Đường chi phí biến đổi bình quân nằm dưới đường tổng chi phí bình quân.

Câu 5. Đường chi phí cận biên cắt đường tổng chi phí bình quân ở điểm cực tiểu của đường chi phí cận biên.

Câu 6. Các đường chi phí bình quân ngắn hạn điển hình đều có dạng chữ U. Câu 7. Nếu MC thấp hơn ATC thì ATC đang giảm.

Câu 8. AFC không bao giờ tăng khi sản lượng tăng.

Câu 9. MC cắt ATC và AVC ở những điểm tối thiểu của chúng.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Đường ngân sách biểu diễn:

A. Số lượng của mỗi hàng hóa một người tiêu dùng có thể mua

B. Các tập hợp hàng hóa khi người tiêu dùng chi hết ngân sách của mình

C. Mức tiêu dùng mong muốn đối với một người tiêu dùng

D. Các tập hợp hàng hóa được lựa chọn của một người tiêu dùng Câu 2. Sự lựa chọn của người tiêu dùng bị hạn chế bởi:

A. Đường ngân sách của họ

B. Sở thích của họ

C. Công nghệ sản xuất

D. Giá

Câu 3. Ở điểm tiêu dùng tối ưu, đường ngân sách và đường bàng quan có mối quan hệ như thế nào?

A. Độ dốc của đường bàng quan khác độ dốc của đường ngân sách

B. Độ dốc của đường bàng quan lớn hơn độ dốc của đường ngân sách

C. Độ dốc của đường ngân sách lớn hơn độ dốc của đường bàng quan

D. Độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan Câu 4. Đường ngân sách phụ thuộc vào:

A. Thu nhập

B. Giá của hàng hóa

C. Thu nhập và giá của hàng hóa

D. Sở thích và giá của hàng hóa

Câu 5. Nếu giá của hàng hóa được biểu diễn ở trục tung tăng thì đường ngân sách sẽ:

A. Dốc hơn

B. Dịch chuyển sang trái và dốc hơn

C. Dịch chuyển sang phải và song song với đường ngân sách ban đầu

D. Thoải hơn

Câu 6. Nếu thu nhập tăng, đường ngân sách sẽ

A. Dịch chuyển sang trái và dốc hơn

B. Dịch chuyển sang trái và song song với đường ngân sách ban đầu

C. Dịch chuyển sang phải và song song với đường ngân sách ban đầu

D. Dịch chuyển song song nhưng sang trái hay phải phụ thuộc vào hàng hóa là thông thường hay cấp thấp

Câu 7. Bảo tiêu dùng táo và chuối. Giả sử thu nhập của anh ta tăng gấp đôi và giá của táo và chuối cũng tăng gấp đôi thì đường ngân sách của Bảo sẽ

A. Dịch sang phải và không thay đổi độ dốc

B. Dịch sang phải và dốc hơn

C. Dịch sang phải và thoải hơn

D. Không thay đổi

Câu 8. Câu nào sau đây là đúng khi nói về đường bàng quan của 2 hàng hóa thay thế hoàn hảo?

A. Đường bàng quan là một đường thẳng có độ dốc âm

B. Đường bàng quan có dạng hình chữ L

C. Tỷ lệ thay thế cận biên bằng 0

D. Đường bàng quan là một đường thẳng có độ dốc dương

Câu 9. Khi giá của hàng hóa được biểu diễn trên trục hoành thay đổi sẽ làm thay đổi phương trình ngân sách như thế nào?

A. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục tung thay đổi

B. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục hoành thay đổi

C. Điểm cắt của đường ngân sách với trục tung và trục hoành thay đổi nhưng không thay đổi độ dốc

D. Chỉ làm thay đổi độ dốc Câu 10 . Đường bàng quan là:

A. Sắp xếp các giỏ hàng hóa được ưa thích

B. Đường giới hạn khả năng tiêu dùng

C. Tập hợp các giỏ hàng hóa mang lại cùng một mức thỏa mãn cho người tiêu

dùng

D. Tập hợp các kết hợp hàng hóa được tiêu dùng mà tại đó người ta bàng quan

với cả việc có thêm nhiều hàng hóa để tiêu dùng Câu 11. Tỷ lệ thay thế cận biên được định nghĩa là:

A. Số lượng hàng hóa Y thay thế cho hàng hóa X của một người tiêu dùng

B. Số lượng hàng hóa Y mà người tiêu dùng sẵn sàng thay thế cho hàng hóa X để vẫn thu được mức thỏa mãn như cũ

C. Tỷ lệ thay thế khả thi với giá của các hàng hóa là cho trước

D. Độ dốc của đường ngân sách

Câu 12. Khi người tiêu dùng vận động dọc theo đường bàng quan làm cho tỷ lệ thay thế cận biên có xu hướng giảm dần gọi là:

A. Luật cầu

B. Nguyên tắc tỷ lệ thay thế cận biên giảm dần

C. Nguyên tắc tỷ lệ thay thế giảm dần

D. Nguyên tắc lợi ích cận biên giảm dần Câu 13. Đường MC cắt:

A. Các đường ATC, AVC, AFC tại điểm cực tiểu của mỗi đường

B. Các đường ATC, AFC tại điểm cực tiểu của mỗi đường

C. Các đường AVC, AFC tại điểm cực tiểu của mỗi đường

D. Các đường ATC, AVC tại điểm cực tiểu của mỗi đường Câu 14. Chi phí cận biên là đại lượng cho biết:

A. Tổng chi phí tăng khi tăng thêm một đơn vị đầu vào lao động

B. Chi phí cố định tăng khi thuê thêm một đơn vị đầu vào lao động

C. Chi phí biến đổi tăng khi thuê thêm một đơn vị đầu vào lao động

D. Tổng chi phí tăng khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm Câu 15. Khoảng cách theo chiều dọc giữa đường TC và đường VC là:

A. Bằng ATC

B. Bằng AFC

C. Bằng FC

D. Bằng MC

Câu 16. Đường chi phí nào trong các đường chi phí dưới đây có dạng chữ `U`:

A. Tổng chi phí trung bình

B. Chi phí cận biên

C. Chi phí biến đổi trung bình

D. Cả phương án 1 , phương án 2 và phương án 3 Câu 17. Khi tiền lương lao động trực tiếp tăng:

A. Các đường TC, VC và FC dịch chuyển lên trên

B. Các đường TC, ATC, AVC và MC đều dịch chuyển lên trên

C. Các đường ATC, AVC, AFC dịch chuyển lên trên

D. Các đường AFC, AVC, MC dịch chuyển lên trên

Câu 18. Chi phí cố định của một hãng là 110 triệu đồng. Nếu tổng chi phí để sản xuất 1 sản phẩm là 250 triệu đồng và 2 sản phẩm là 270 triệu đồng, chi phí cận biên của sản phẩm thứ hai bằng:

A. 60 triệu đồng

B. 40 triệu đồng

C. 20 triệu đồng

D. 10 triệu đồng

Câu 19. Nếu ATC giảm thì MC phải:

A. Tăng

B. Giảm

C. Nhỏ hơn ATC

D. Lớn hơn ATC

Câu 20. Phát biểu nào sau đây là không chính xác:

A. ATC thấp hơn MC tức là ATC đang tăng

B. MC tăng tức là ATC tăng

C. ATC giảm tức là MC nằm dưới ATC

D. MC = ATC tại mọi mức sản lượng tức là ATC nằm ngang

Câu 21. Nếu đường MC nằm phía trên đường AVC thì khi sản lượng tăng lên điều nào dưới đây là đúng:

A. ATC giảm xuống

B. AFC tăng lên

C. AVC giảm xuống

D. AVC tăng lên

Câu 22. Trong các đẳng thức dưới đây đẳng thức nào đúng ứng với mức sản lượng tại đó ATC đạt giá trị cực tiểu:

A. AVC = FC

B. MC = AVC

C. MC = ATC

D. P = AVC

Câu 23. Quy luật năng suất cận biên giảm dần nói rằng:

A. Khi một hãng sử dụng ngày càng nhiều một đầu vào biến đổi, với lượng đầu vào cố định cho trước, sản phẩm cận biên của đầu vào biến đổi cuối cùng sẽ giảm xuống

B. Khi một hãng sử dụng ngày càng nhiều một đầu vào biến đổi, với lượng các đầu vào cố định cho trước, sản phẩm trung bình của đầu vào biến đổi cuối cùng sẽ giảm xuống

C. Khi một hãng sử dụng ngày càng nhiều một đầu vào cố định, với lượng đầu vào biến đổi cho trước, sản phẩm cận biên của đầu vào biến đổi cuối cùng sẽ giảm xuống

D. Khi quy mô của nhà máy tăng lên, sản phẩm cận biên của nó sẽ giảm

Câu 24. Nếu sản lượng tăng từ 5 đến 10 làm cho tổng chi phí tăng từ 100$ lên 200$, chi phí cận biên của mỗi sản phẩm trong 5 sản phẩm tăng lên này là:

A. 10$ C. 22$

B. 20$ D. 25$

Câu 25. Điều nào dưới đây là sai :

A. Tổng chi phí trung bình là tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm

B. Chi phí cố định trung bình cộng chi phí biến đổi trung bình bằng tổng chi phí trung bình

C. Chi phí cận biên là sự gia tăng của tổng chi phí do sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm

D. Tổng chi phí bằng chi phí cố định cộng chi phí trung bình Câu 26. Nếu ATC đang tăng, khi đó MC phải:

A. Đang giảm

B. Bằng ATC

C. Phía dưới ATC

D. Phía trên ATC Câu 27. Tổng chi phí là:

A. Tổng của FC và VC

B. Tổng của AFC và AVC

C. Tổng của ATC và AVC

D. Không có phương án nào đúng

Câu 28 . Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên được đo lường bởi độ dốc của:

A. Đường đồng lượng

B. Đường đồng phí

C. Đường đồng lợi nhuận

D. Đường tổng chi phí trung bình Câu 29. Hàm sản xuất ngắn hạn cho biết:

A. Sản lượng chỉ phụ thuộc vào K

B. Sản lượng phụ thuộc vào cả K và L

C. Sản lượng chỉ phụ thuộc vào L

D. Không phương án nào đúng Câu 30. Chi phí cố định là:

A. Chi phí không đổi khi mức sản lượng đầu ra thay đổi

B. Chi phí tăng khi sản lượng đầu ra tăng lên

C. Tổng chi phí tại mức sản lượng bằng không

D. Cả phương án 1 và 3

Câu 31. Muốn tối đa hoá doanh thu, nhà sản xuất phải sản xuất ở mức sản lượng:

A. Càng nhiều càng tốt

B. Tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên

C. Tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí trung bình

D. Tại doanh thu cận biên bằng không

Câu 32. Muốn tối đa hoá lợi nhuận thì sản xuất tại mức sản lượng mà:

A. Chi phí tối thiểu

B. Doanh thu cận biên bằng không

C. Tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên

D. Tất cả các phương án trên Câu 33. Doanh thu cận biên là:

A.Doanh thu tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào

B. Doanh thu tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị lao động

C. Doanh thu tăng thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm

D. Cả phương án 1 và 3

Câu 34. Độ dốc đường đồng lượng đo lường

A. Giá của vốn so với giá lao động

B. Lượng sản phẩm tối đa có thể sản xuất , biết trước số lượng các đầu vào được sử dụng trong sản xuất

C. Lượng sản phẩm tối thiểu có thể sản xuất , biết trước số lượng các đầu vào được sử dụng trong sản xuất

D. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên Câu 35. Độ dốc của đường đồng lượng là:

A. MRTS = MPL/MPK

B. MRS = MPK/MPL

C. K = TC/r - (w/r)L

D. w.L+ r.K

Câu 36. Một đường đồng lượng cho biết

A. Các kết hợp vốn và lao động khác nhau để sản xuất một lượng sản phẩm đầu ra cố định

B. Các kết hợp vốn và lao động khác nhau để sản xuất một lượng sản phẩm đầu ra ngày càng tăng

C. Sản phẩm cận biên của lao động so với giá lao động

D. Sản phẩm cận biên của vốn so với giá của lao động

II. BÀI TẬP

Bài 1. Hãy điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây :


Số lượng yếu tố SX biến đổi L

Tổng sản lượng Q

Năng suất biên MP

Năng suất bình quân AP

0

0



1

150



2



200

3


200


4

760



5


150


6



150

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 16

Bài 2. Có tương quan giữa sản lượng Q với số lượng 2 yếu tố đầu vào vốn K và lao động L của một doanh nghiệp như sau:


L

K

1

2

3

4

5

6

1

100

168

228

238

334

383

2

168

283

383

476

562

645

3

228

383

519

645

762

874

4

283

476

645

800

946

1084

5

334

562

762

946

1118

1282

6

383

645

874

1084

1282

1470

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí