Kinh nghiệm sử dụng chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 26


52. Ricardo Monge-González and Francisco Monge-Ariđo (2005), Anti-Dumping Policies and Safeguard Measures in the Context of Costa Rica’s Economic Liberalization, World Bank Policy Research Working Paper 3591, May2005.

53. Shu-Yuan Lee and Ching-Cheng Chang, (2001), A Study of Trade-related Injuries to Industries for Antidumping Investigations - An Application on Midstream Industry of Petrochemical in Taiwan, http://academic-papers.org.

54. Susanta Sekhar Das (2003), Antidumping as a Trade Remedy Measure: Evidence from Three Countries (US, EU and India), Indian Institute of Management, Bangalore.

55. Sweden National Board of Trade (2006), The use of Antidumping in Brazil, China, India and South Africa – Rules, Trends, and Causes, http://antidumping.vn.

56. Sweden National Board of Trade, (2008), Adding value to the European economy: How anti-dumping can damage the supply chains of globalised European companies - Five case studies from the shoe industry, www.kommers.se.

57. OECD, (1996), Trade and Competition: Frictions after Uruguay Round, Eonomic Department, Working Paper No. 165.

58. Thomas J. DiLorenzo (1992), The Myth of Predatory Pricing, http://www.cato.org/pubs/pas/pa-169es.html

59. USITC (1995), the Economic Effects of Antidumping and Countervailing Duty Orders and Suspension Agreements. www.lib.muohio.edu

60. Viner (2007), Dumping: A Problem in International Trade,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

http://dspace.cigilibrary.org

61. William Loehr (1997), Dumping and Anti-dumping Policy with Applications in Lithuania, IMCC, Corporate Offices.

Kinh nghiệm sử dụng chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 26

62. Wolfgang Muller (2009), EC and WTO anti-dumping Law, Second Edition, Oxford University Press.

63. WTO (1995), Agreement on Implementation of Article VI of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994, www.wto.org.


64. WTO (2002), European Communities: Anti-dumping Agreement: Recent WTO Panel Decisions against the “Zeroing” Method, Journal of World Trade 36 No. 1.

65. WTO (2003), A Handbook on Anti-dumping Investigation, Cambridge University Press.

66. WTO (2007), Model Anti-dumping Legislation, www.wto.org.


Phụ lục 1

Trường hợp xác định sản phẩm tương tự của EC (1996)

Nước điều tra: Cộng đồng Châu Âu (EC)

Sản phẩm bị điều tra: khăn lanh trải giường loại cotton Nước bị điều tra: Ấn Độ, Ai Cập, Pakistan

Ngày 30/7/1996, Hội đồng Bông và Liên minh các ngành sản xuất dệt may Châu Âu (Eurocotton) – một hiệp hội của các nhà sản xuất đồ may mặc và sản phẩm tương tự của Châu Âu chiếm phần lớn tổng sản phẩm của ngành sản xuất khăn lanh trải giường cotton ở Châu Âu, đã nộp đơn khởi kiện chống bán phá giá đối với khăn lanh trải giường cotton nhập khẩu từ Ai Cập, Ấn Độ và Pakistan.

Sản phẩm tương tự

Sản phẩm bị điều tra trong vụ kiện này là khăn lanh trải giường loại 100% sợi cotton hoặc pha giữa sợi cotton và sợi dệt tay hoặc sợi lanh, được tẩy trắng, nhuộm hoặc in.

Ủy ban đã tiến hành kiểm tra xem khăn lạnh trải giường loại cotton mà EC sản xuất và bán trên thị trường EC có phải là sản phẩm tương tự với khăn lanh trải giường loại cotton xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ và Pakistan bán ở thị trường EC hay không.

Một số nước cho rằng khăn lanh trải giường tẩy trắng cần được loại khỏi phạm vi sản phẩm bị điều tra vì chúng khác với loại khăn lanh trải giường nhuộm hay in cả về kỹ thuật lẫn đối tượng sử dụng cuối cùng (khăn tẩy trắng thường được sử dụng trong bệnh viện, khách sạn).

Tuy nhiên, Ủy ban cho rằng EC có sản xuất sản phẩm khăn tẩy trắng nhưng không phải sản phẩm này chỉ dùng cho một số đối tượng riêng biệt. Do đó, Ủy ban đã đi đến kết luận rằng mặc dù có sự khác biệt nhất định giữa nhóm sản phẩm sản xuất tại EC và nhóm sản phẩm được xuất sang EC hoặc bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu nhưng không có sự khác biệt về các đặc tính cơ bản và cách thức sử dụng giữa các sản phẩm này nên các sản phẩm sản xuất và xuất khẩu bởi các nước bị điều tra và sản phẩm bán tại EC bao gồm cả khăn tẩy trắng và khăn màu đều được xem là sản phẩm tương tự theo cách hiểu quy định tại Điều 1.4 Quy định về chống bán phá giá của EC [21].


Phụ lục 2

Trường hợp điều tra thiệt hại, mối quan hệ nhân quả và lợi ích cộng

đồng ca EC


Nước điều tra: Cộng đồng Châu Âu Sản phẩm bị điều tra: chất para-cresol Nước bị điều tra: Trung Quốc


Việc điều tra thiệt hại thực hiện theo Điều 3(6) Quy định về chống bán phá giá. Trong vụ kiện này, Ủy ban nhận định: mặc dù mức tiêu thụ thực tế của Cộng đồng đã tăng thêm 45% kể từ năm 1998 đến hết giai đoạn điều tra (2002), nhưng ngành sản xuất Cộng đồng không thể hưởng lợi trọn vẹn từ sự tăng cầu này vì lượng bán của ngành chỉ tăng bằng một nửa so với mức tăng trưởng về tiêu thụ của Cộng đồng, trong khi đó lượng nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng đột biến, đặc biệt là kể từ năm 2000.

Bên cạnh đó, về xu hướng tăng giá, Ủy ban cũng nhận thấy ngành sản xuất của Cộng đồng cũng đã tăng giá bán ở mức vừa phải trong khoảng thời gian điều tra. Tuy nhiên, mức tăng giá đó không đủ bù đắp mức tăng giá của các nguyên liệu sản xuất chính. Trong cùng giai đoạn đó, giá hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 30% và thấp hơn nhiều so với giá của ngành sản xuất Cộng đồng. Tình hình của ngành sản xuất Cộng đồng đã suy giảm trong năm 2001 và những tháng tiếp theo, đặc biệt là suy giảm về sản lượng, mức khai thác năng lực sản xuất, lượng bán hàng, thị phần, tỉ suất lợi nhuận. Vì lý do đó, Ủy ban cho rằng ngành sản xuất của EC đã phải chịu thiệt hại đáng kể.

Thực hiện quy định tại Điều 3(6) và (7) của Quy định về chống bán phá giá, Ủy ban cũng tiến hành điều tra xem ảnh hưởng của hàng nhập khẩu phá giá từ Trung Quốc đến đâu và những thiệt hại gây ra bởi những yếu tố khác ngoài hàng nhập khẩu bán phá giá như hàng nhập khẩu từ các nước thứ ba khác, v.v. Tuy nhiên Ủy ban kết luận rằng không có ảnh hưởng của yếu tố khác và các yếu tố xảy ra


trùng khớp về mặt thời gian nên đi đến kết luận rằng việc bán phá giá của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể.

Cuối cùng, thực hiện Điều 21 của Quy định về Chống bán phá giá, Ủy ban đã tiến hành xem xét về việc liệu áp dụng biện pháp chống bán phá giá có phục vụ lợi ích cộng đồng hay không. Theo đó, Ủy ban phân tích khả năng tồn tại các lý do thuyết phục cho thấy việc áp dụng các biện pháp CBPG là đi ngược lợi ích cộng đồng (dù đã có kết luận về việc bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả). Ủy ban nhận được bình luận từ nhà sản xuất duy nhất của Cộng đồng và 07 đơn vị sử dụng chất para-cresol trong Cộng đồng, tiến hành xem xét các yếu tố tác động tiêu cực đến cạnh tranh và thương mại và kết luận không có lý do thuyết phục nào để không áp dụng các mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng này của Trung Quốc [21].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022