Phân bố: - Thế giới: Loài này có nguồn gốc từ Tây Á và Đông Phi nhưng đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới [45].
- Việt Nam: Phân bố trên toàn quốc [45].
- Thừa Thiên Huế: Gặp nhiều ở sinh cảnh sông, suối, ao và ruộng.
Nhận xét: M. tuberculata có sự thay đổi về hình dạng, kích thước tùy thuộc vào môi trường sống. Loài này là vật chủ trung gian cho sán lá phổi Paragonimus westermani [64]. Trong KVNC loài được sử dụng làm thức ăn cho gia cầm.
Giống Mieniplotia Low & Tan, 2014
13. Mieniplotia scabra (O. F. Müller, 1774) (Hình 3.11.E)
Buccinum scabrum Muller, 1774: 136. Nơi thu mẫu chuẩn: Coromandel Coast (Ấn Độ) [45]. Synonym: Thiara scabra (O. F. Müller, 1774); Helix aspera Gmelin, 1791; Melania spinulosa Lamarck, 1822; Melania spinescens Lesson, 1831; Melania scabrella Mousson; Melania pagoda Lea, 1850; Melania datura Dohrn, 1858; Melania snellemanni Schepman, 1880; Melania bockii Brot, 1881; Melania savinieri Morlet, 1884; Melania varia Bullen, 1904; Melania intrepida Fulton, 1914; Melania sykesi Degner, 1928 [188].
Tên Việt Nam: Ốc gai.
Mẫu vật: 15 M (Nam Đông, Phú Lộc), LZ-HUE2301.
Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ nhỏ, hình tháp ngắn, đỉnh bị gặm mòn. Vỏ màu nâu vàng. Có 6-7 vòng xoắn, vòng xoắn cuối phình rộng, chiếm hơn 1/2 chiều cao vỏ. Trên vòng xoắn có các gờ dọc, đầu gờ có gai nhọn. Miệng vỏ hình thoi, vành miệng sắc, lớp sứ bờ trụ kém phát triển. Không có lỗ rốn.
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Phần Loài Chân Bụng Ở Cạn Tại Thừa Thiên Huế
- Thành Phần Địa Động Vật Trong Các Họ Thuộc Lớp Chân Bụng Ở Cạn Tại Thừa Thiên Huế
- Sulcospira Dakrongensis Köhler, Holford, Do Et Ho, 2009 (Hình 3.11.b)
- Cơ Sở Dữ Liệu Và Khóa Định Loại Các Loài Chân Bụng Ở Cạn Tại Thừa Thiên Huế
- Coptocheilus Maunautim Bui & Páll-Gergely, 2020 (Hình 3.15.c)
- Deroceras Laeve (O. F. Müller, 1774) (Hình 3.16.g)
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Kích thước (mm): H 10,9-16,0; W 5,8-8,6; AH 5,7-8,0; AW 3,7-5,2.
Phân bố: - Thế giới: Ấn Độ, Inđônêsia, Nhật Bản, Malaysia, Myanmar, Philippin, Seychelles, Iran, Timor và Nepal [64].
- Việt Nam: Phân bố trên toàn quốc [45].
- Thừa Thiên Huế: Gặp ở sinh cảnh suối Phú Lộc và Nam Đông.
Nhận xét: Loài có hình thái bên ngoài khá đặc trưng, con trưởng thành đỉnh thường bị gặm mòn và các mấu lồi phát triển thành gai nhọn. Loài phân bố hẹp, chỉ gặp rải rác ở suối vùng miền núi ở Thừa Thiên Huế.
Hình 3.11. A. Sinotaia quadrata, B. Sulcospira dakrongensis,
C. Sulcospira tourannensis, D. Melanoides tuberculata,
E. Mieniplotia scabra, F. Tarebia granifera
Giống Tarebia H. Adams & A. Adams, 1834
14. Tarebia granifera (Lamarck, 1816) (Hình 3.11.F)
Melania granifera Lamarck, 1822: 167. Nơi thu mẫu chuẩn: Timor [64].
Synonym: Melania granifera Lamarck, 1816; Melanoides (Tarebia) granifera (Lamarck, 1816); Thiara granifera (Lamarck, 1822); Melania celebensis Quoy & Gaimard, 1832; Melania adspersa Troschel, 1837; Melania lineata Troschel, 1837; Melania semigranosa von dem Busch, 1842; Melania batana Gould, 1843; Melania coffea Philippi, 1843; Melania flavida Dunker, 1844; Melania obliquegranosa E.A. Smith, 1878; Melania obliquegranosa var. monstrosa E.A. Smith, 1878; Melania (Tarebia) obliterans O. Boettger, 1891; Melania cingulifera Sykes, 1904; Melania granifera var. papuana Soós, 1911; Melania langemaki Leschke, 1912; Melania (Tarebia) kampeni Schepman, 1918 [188].
Tên Việt Nam: Ốc hạt sần.
Mẫu vật: 96 M (Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới, Phong Điền, Phú Vang, Hương Thủy), LZ-HUE2201.
Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ trung bình, vỏ hình côn. Vỏ màu nâu đen hay vàng nâu. Có 9-10 vòng xoắn phải, vòng xoắn cuối chiếm hơn 1/2 chiều cao vỏ. Rãnh xoắn nông, mặt vỏ có các khía dọc, có nhiều nốt sần trên các vòng xoắn. Miệng vỏ hình bầu dục dẹp. Vành miệng sắc, lớp sứ bờ trụ dày, màu trắng đục. Không có lỗ rốn.
Kích thước (mm): H 15,7-24,2; W 8,0-10,9; AH 8,2-13,1; AW 4,6-6,2.
Phân bố: - Thế giới: Từ Ấn Độ đến Úc [64].
- Việt Nam: Phân bố trên toàn quốc [45].
- Thừa Thiên Huế: Gặp nhiều ở sinh cảnh sông, suối và ao.
Nhận xét: Mẫu của T. granifera thu được ở Thừa Thiên Huế có 2 dạng hình thái khác nhau. Một dạng dài, rãnh xoắn sâu và có màu nâu đen, dạng còn lại ngắn hơn, rãnh xoắn nông hơn và có màu vàng nâu. T. granifera là vật chủ trung gian cho sán lá phổi Paragonimus westermani [64]. Ở Thừa Thiên Huế loài phân bố rộng và số lượng cá thể lớn; được khai thác làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
Họ Bithyniidae Walker, 1927
Khóa định loại các giống trong họ Bithyniidae
1 (2) Mặt vỏ nhẵn bóng................................................................................Gabbia
2 (1) Mặt vỏ có nhiều gờ vòng thô..................................................Parafossarulus
Giống Gabbia Tryon, 1865
15. Gabbia fuchsiana (von Moëllendorff, 1888) (Hình 3.12.A)
Bythinia fuchsiana von Moëllendorff, 1888: 134, phụ lục. 4, hình. 2-2a,b. Nơi thu mẫu chuẩn: Hồ Nam, Trung Quốc [183].
Synonym: Bythinia fuchsiana von Moëllendorff, 1888; Bithynia critica Gredler, 1889;
Bulimus criticus (Gredler, 1889) [188].
Tên Việt Nam: Ốc phuc si.
Mẫu vật: 313 M (Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới, Phong Điền, Phú Vang, Hương Thủy), LZ-HUE2401.
Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ nhỏ, vỏ mỏng, mặt vỏ nhẵn, đỉnh tù. Vỏ có màu vàng nâu hay nâu sẫm. Có 5-5½ vòng xoắn, rãnh xoắn nông. Các vòng xoắn đầu ngắn, chỉ chiếm 1/4 vỏ ốc. Miệng vỏ gần hình bầu dục, tạo góc ở phía trên. Vành miệng dày, liên tục, lớp sứ bờ trụ kém phát triển. Lỗ rốn dạng khe hẹp sâu.
Kích thước (mm): H 9,7-10,6; W 6,2-7,2; AH 4,9-5,2; AW 3,8-4,2.
Phân bố: - Thế giới: Trung Quốc [183].
- Việt Nam: Phân bố trên toàn quốc [45].
- Thừa Thiên Huế: Gặp nhiều ở sinh cảnh ruộng và ao.
Nhận xét: Loài này được sử dụng làm thức ăn cho gia cầm.
Giống Parafossarulus Annandale, 1924
16. Parafossarulus manchouricus (Bourguignat, 1860) (Hình 3.12.B)
Bythinia manchourica Bourguignat, 1860: 535, phụ lục 24, hình 11-13. Nơi thu mẫu
chuẩn: Siberia [188].
Synonym: Parafossarulus striatulus (Benson, 1842) [188].
Tên Việt Nam: Ốc vằn.
Mẫu vật: 155 M (Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới, Phong Điền, Phú Vang, Hương Thủy), LZ-HUE2501.
Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ nhỏ, hình bầu dục, đỉnh tù thường bị gặm mòn. Vỏ có màu vàng. Mặt vỏ có nhiều gờ vòng thô. Có 4½-5 vòng xoắn, các vòng xoắn đầu ngắn, chiếm 1/4 chiều cao vỏ, rãnh xoắn nông. Miệng hình bầu dục, tạo góc ở phía dưới bên trái. Vành miệng sắc liên tục, lớp sứ bờ trụ kém phát triển. Không có lỗ rốn.
Kích thước (mm): H 6,9-10,2; W 5,2-7,0; AH 4,4-6,0; AW 3,4-4,4.
Phân bố: - Thế giới: Trung Quốc [183].
- Việt Nam: Phân bố trên toàn quốc [45].
- Thừa Thiên Huế: Gặp phổ biến ở sinh cảnh ruộng và ao.
Nhận xét: Loài được sử dụng làm thức ăn cho gia cầm. Loài bổ sung cho Thừa Thiên Huế.
Phân lớp Heterobranchia Gray, 1840 Họ Bulinidae Baker, 1945
Giống Indoplanorbis Annandale & Prashad, 1920
17. Indoplanorbis exustus (Deshayes, 1833) (Hình 3.12.C)
Planorbis exustus Deshayes, 1833: 417, phụ lục. 1, hình. 11-13. Nơi thu mẫu chuẩn: Malabar Coast [64].
Synonym: Planorbis circumspissus Morelet, 1862; Planorbis coromandelicus Dunker, 1856; Planorbis exustus Deshayes, 1833; Planorbis hindu Clessin, 1886; Planorbis indicus Benson, 1836; Planorbis indicus var. zonatus Clessin, 1886; Planorbis zebrinus Dunker, 1856 [188].
Tên Việt Nam: Ốc đĩa phồng.
Mẫu vật: 12 M (Nam Đông, Phú Lộc), LZ-HUE2601.
Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ trung bình, dạng hình đĩa, mặt trên và dưới hơi lõm. Vỏ màu vàng nhạt hoặc nâu vàng. Có 3-4 vòng xoắn phải, vòng xoắn cuối lớn, chiếm gần bằng chiều cao vỏ ốc. Mặt vỏ có các gờ phóng xạ. Miệng vỏ hình bình hành, loe rộng, vành miệng sắc.
Kích thước (mm): H 11,0-13,2; W 13,7-15,9; AH 6,8-7,3; AW 8,0-11,7.
Phân bố: - Thế giới: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á (Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Đông Dương, Myanmar, Thái Lan, Inđônêxia) [45].
- Việt Nam: Ninh Thuận, các tỉnh ở Tây Nguyên [45].
- Thừa Thiên Huế: Gặp ở sinh cảnh ao.
Nhận xét: I. exustus là vật chủ trung gian truyền bệnh ở động vật [64]. Loài này không có giá trị thực phẩm.
Họ Planorbidae Gray, 1840
Khóa định loại các giống trong họ Plarnorbidae
1 (2) Vỏ dạng bán cầu cụt, lỗ rốn hẹp.......................................................Polypylis
2 (1) Vỏ hình đĩa dẹp, lỗ rốn nông và mở rộng.........................................Gyraulus
Giống Gyraulus Charpentier, 1837
18. Gyraulus convexiusculus (T. Hutton, 1849) (Hình 3.12.D)
Planorbis convexiusculus Hutton, 1849: 657. Nơi thu mẫu chuẩn: Ấn Độ [45].
Synonym: Planorbis convexiusculus Hutton, 1849; Planorbis saigonensis Crosse, Fischer, 1863; Planorbis turbinellus Tapparine Canefri, 1883 [188].
Tên Việt Nam: Ốc đĩa dẹt.
Mẫu vật: 176 M (Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền, A Lưới, Phú Vang, Hương Thủy), LZ-HUE2701.
Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ rất nhỏ, hình đĩa, mặt trên phẳng, mặt dưới hơi lõm. Vỏ mỏng, màu vàng nâu. Có 4 vòng xoắn, rãnh xoắn nét, vòng xoắn cuối lớn. Miệng vỏ xiên, vành miệng tạo thành góc tù ở chính giữa. Lỗ rốn dạng vết lõm, rộng và nông.
Kích thước (mm): H 1,0-1,2; W 3,3-5,5; AH 1,4-1,5; AW 1,1-1,6.
Phân bố: - Thế giới: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á [64].
- Việt Nam: Bắc Việt Nam [45].
- Thừa Thiên Huế: Gặp phổ biến ở sinh cảnh ao, ruộng và sông.
Nhận xét: G. convexiusculus là vật chủ trung gian đầu tiên của Echinostoma ilocanum và các loài khác của Echinostoma. Hơn nữa, còn thấy cercaria của Paramphistoma sp. trong loài này [64].
Giống Polypylis Pilsbry, 1906
19. Polypylis hemisphaerula (Benson, 1842) (Hình 3.12.E)
Planorbis hemisphaerula Benson, 1842: 487. Nơi thu mẫu chuẩn: Trung Quốc [188]. Synonym:. Planorbis hemisphaerula Benson, 1842; Planorbis largillierti E. von Martens, 1867; Segmentina hemisphaerula (Benson, 1842) [188].
Tên Việt Nam: Ốc đĩa.
Mẫu vật: 3 M (Nam Đông), LZ-HUE2801.
Đặc điểm hình thái: Ốc cỡ nhỏ, dạng bán cầu cụt, màu vàng sẫm. Có 4½ vòng xoắn. Vòng xoắn cuối có 3 hoặc nhiều gờ phóng xạ ở bên trong. Mặt dưới phẳng, mặt trên gồ cao. Miệng vỏ xiên, vành miệng rất mỏng, màu trắng. Lỗ rốn hẹp, tròn, sâu.
Kích thước (mm): H 1,5-1,7; W 4,8-5,1; AH 1,9-2,1; AW 2,1-2,2 .
Phân bố: - Thế giới: Trung Quốc, đảo Ryu Kyu, Đài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan [64].
- Việt Nam: Phân bố rộng trên toàn quốc [45].
- Thừa Thiên Huế: Sinh cảnh ao ở Nam Đông.
Nhận xét: Ốc có kích thước và hình dáng gần giống với Gyraulus convexiusculus. Tuy nhiên, Polypylis hemisphaerula có lỗ rốn nhỏ và nông hơn. Loài này là vật chủ trung gian của sán lá Fasciolopsis buski [64].
Họ Lymnaeidae Gray, 1842 Giống Radix Montfort, 1810
20. Radix plicatula (Benson, 1842) (Hình 3.12.F)
Lymnaea plicatula Benson, 1842: 487. Nơi thu mẫu chuẩn: đảo Chusan, Trung Quốc [188]. Synonym: Limnaea plicatula Benson, 1842; Limnaea plicatula var. fasciolata von Martens, 1882; Limnaea swinhoei H. Adams, 1866; Limnaea yunnanensis G. Nevill, 1877; Limnaeus chefouensis Clessin, 1886; Limnaeus moellendorfianus Clessin, 1886; Limnaeus plicatulus Benson, 1842; Limnaeus swinhoei H. Adams, 1866; Lymnaea (Radix) swinhoei (H. Adams, 1863); Limnaea (Gulnaria) pettiti Jones & Preston, 1904; Limnaea (Gulnaria) whartoni Jones & Preston, 1904; Limnaea mars Jones & Preston, 1904; Limnaea (Gulnaria) schwilpi H. K. Jones & Preston, 1910; Limnaea (Gulnaria) sinensis H.
K. Jones & Preston, 1910; Limnaea (Gulnaria) lumleyi H. K. Jones & Preston, 1910; Limnaea annamitica Wattebled, 1886; Succinea niangtzeiensis Ping, 1931; Lymnaea (Radix) swinhoei suzukii Hirase, 1932; Lymnaea (Radix) swinhoei yokogawai Hirase, 1932; Lymnaea plicatula Benson, 1842; Lymnaeus plicatulus (Benson, 1842); Radix (Radix) plicatula (Benson, 1842); Radix teilhardi (Ping, 1931) [188].
Tên Việt Nam: Ốc tai rộng.
Mẫu vật: 56 M (Nam Đông, Phú Lộc), LZ-HUE2901.
Đặc điểm hình thái: Ốc rộng ngang, cỡ lớn trên 20 mm. Vỏ ốc mỏng, dạng hình tai, rộng ngang, màu vàng bóng. Có 3½-4 vòng xoắn, các vòng xoắn đầu thắt nhỏ, vòng xoắn cuối phình rộng, chiếm tới 9/10 chiều cao của vỏ. Miệng vỏ loe rộng, hình tai; vành miệng ngoài sắc, gần thẳng. Góc gốc miệng vỏ gần vuông. Lỗ rốn hẹp và dài.
Kích thước (mm): H 10,2-18,2; W 7,5-10,9; AH 7,1-13,4; AW 4,1-9,6.
Phân bố: - Thế giới: Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Trung Quốc, Burma, Lào và Nhật Bản [64], [183].
- Việt Nam: Phân bố rộng trên toàn quốc [45].
- Thừa Thiên Huế: Gặp ở sinh cảnh ao, ruộng và sông.
Nhận xét: Loài này là vật chủ trung gian của Fasciola spp. Tại Thừa Thiên Huế
Radix plicatula được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi.
Hình 3.12. A. Gabbia fuchsiana, B. Parafossarulus manchouricus,
C. Indoplanorbis exustus, D. Gyraulus convexiusculus,
E. Polypylis hemisphaerula, F. Radix plicatula