Phân Tích Số Liệu: Các Số Liệu Nhập Và Xử Lý Bằng Phần Mềm Spss Phiên Bản 13.0. Sử Dụng Các Test Thống Kê Phân Tích Mối Liên Quan.


không hút thuốc lá, nghỉ ngơi từ 10-15 phút ( ít nhất 5phút ) trước khi được đo huyết áp.

Đối tượng ngồi hoặc nằm. Đối tượng nằm ngữa thẳng đầu, không gối, cánh tay để hơi dạng ra. Hoặc nếu đối tượng ngồi, cánh tay được đo đặt ngang ở mức tim.

Cách đo theo hướng dẫn ở Phụ lục 3.

2.6.3 Đo các chỉ số nhân trắc: cân trọng lượng cơ thể, đo chiều cao, đo vòng eo, đo vòng mông của đối tượng khảo sát.

Yêu cầu đối tượng phải nên mặc quần áo gọn gàng, tháo giầy hoặc quần áo nặng ( như áo veston, áo gió…).

Yêu cầu đối tượng tháo giầy, vớ ra và bỏ mủ, khăn trùm đầu.

* Cân trọng lượng cơ thể:

Dụng cụ: Cân bàn đã được chuẩn hoá.

Tiến hành:

Người cân phải kiểm tra cân cho cân bằng, trở về mức 0.

Khi cân, đối tượng mắt nhìn thẳng về trước, hai tay buông thõng hai bên.

Ghi kết quả chính xác ở mức 0,1 Kg.

* Đo chiều cao:

Dụng cụ: Loại thước đo đủ dài > 2m (2,5m). Thước đo phải chuẩn xác, dùng thước cây (thanh cây) tránh chun dãn gây sai số: đầu thước đo cố định, đầu trên có thanh chắn di chuyển được.

Tiến hành:

Yêu cầu đối tượng đứng thẳng trên 2 chân chụm lại hình chữ V trên mặt phẳng, mắt nhìn thẳng, đứng tựa vào mặt phẳng đứng với 04 điểm chạm vào mặt phẳng (gót chân, mông, vai, chẩm). Kéo thanh chắn hạ sát đỉnh đầu, chiều cao là khoảng cách từ gót chân đến đỉnh đầu.

Đọc số đo ở vạch chỉ phần trên ở mức vạch cuối cùng tính bằng milimet ( không làm tròn số ).


* Đo vòng mông:

Dụng cụ: Thước dây không dãn

Tiến hành:

Đo ở chổ lồi ra nhất của 2 mông , thường tương ứng với phía trước là khớp mu

Người đo đứng ở một bên của đối tượng để chắc rằng thước dây được giữ ở mặt phẳng ngang khi đo

Đối tượng đứng với hai chân sát nhau và không căng cơ mông

Chú ý :

- Đối tượng chỉ mặc quấn áo gọn gàng ( nếu đồ dày phải cởi ra )

- Người đo phải đọc ở ngang mức với thước dây để tránh sai số và đo ở mức chính xác 0,1 cm.

* Đo vòng eo:

Dụng cụ: Thước dây không dãn

Tiến hành:

Vị trí : Giữa bờ dưới xương sườn XII và mào chậu tại đường nách giữa

Đo vào cuối thì thở ra bình thường với 2 cánh tay buông thõng

Tại đường nách giữa , xác định và đánh dấu bờ dưới của xương sườn cuối và mào chậu bằng bút. Tìm điểm giữa bằng thước dây và đánh dấu . Quấn thước dây qua điểm đã đánh dấu . Cẩn thận để chắc rằng thước dây sẽ ngang qua lưng.

Người đo phải đọc số đo ở ngang mức thước dây để tránh sai số và

đo chính xác ở mức 0,1cm.

Yêu cầu đối tượng đứng hai chân sát nhau, đặt hai tay buông thõng hai bên với mặt lòng hướng về trước và thở ra.


2.7 Phân tích số liệu: Các số liệu nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 13.0. Sử dụng các test thống kê phân tích mối liên quan.

2.8 Sai số, biện pháp khắc phục:

Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang nên những người đã mắc bệnh do tư vấn của bác sỹ có thể có chế độ điều trị như giảm cân, chế độ ăn, tập luyện... Sẽ làm giảm sự kết hợp yếu tố nguy cơ và bệnh.

Sai số và cách khống chế sai số

Đối tượng bỏ cuộc, không có mặt tại địa phương.

Biện pháp khắc phục: Tổ chức phỏng vấn từng hộ gia đình. Ngày hôm trước cộng tác viên và cán bộ nghiên cứu đến từng nhà đối tượng nghiên cứu: giải thích nội dung, các yêu cầu nghiên cứu, vận động đối tượng tham gia nghiên cứu. Trường hợp đối tượng nghiên cứu không có mặt tại địa phương sẽ bị loại ra khỏi nghiên cứu và sẽ chọn lại trường hợp khác đồng tuổi, giới với trường hợp không có mặt tại địa phương.

Sai số do thu thập thông tin, sai số do các dụng cụ đo.

Biện pháp khắc phục: Dụng cụ đo lường được chuẩn hoá theo Trung tâm đo lường chất lượng thành phố Cần Thơ. Chúng tôi tập huấn kỹ điều tra viên, giải thích từng vấn đề cụ thể, điều tra được tiến hành nghiên cứu thử trên 50 đối tượng để rút kinh nghiệm trước khi vào nghiên cứu chính thức. Các thông tin nghiên cứu được kiểm tra lại sau khi kết thúc mỗi trường hợp nghiên cứu.

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu:

- Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu để tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu. Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu trong bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu.


- Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.

- Khi phát hiện đối tượng nghiên cứu bị bệnh, người nghiên cứu sẽ tư vấn sức khoẻ cho đối tượng nghiên cứu, có thể điều trị trực tiếp hoặc giới thiệu đến cơ sở y tế phù hợp.


2.10 Một số định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu:

Tăng huyết áp: Trong nghiên cứu của chúng tôi: Những người được chẩn đoán là tăng huyết áp khi trong thời điểm khảo sát huyết áp: (Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp: Theo WHO) hoặc tiền sử tăng huyết áp (được nhân viên y tế chẩn đoán) hoặc đang điều trị thuốc chống THA.

- Quá cân hay thừa cân : Để chỉ một người khi có chỉ số khối cơ thể (BMI) vượt quá trị số chuẩn. Chỉ số BMI được tính bởi công thức : Theo WHO

Cân nặng (kg)

BMI =


[chiều cao (m)]2


Chỉ số BMI: Theo WHO


Gầy: < 18,5


Bình thường: 18,5 – 22,9


Có nguy cơ: 23 – 24,9


Thừa cân: 25 – 29,9 Béo phì: ≥ 30

Số đo vòng eo: Có nguy cơ: ≥90 cm (Nam); ≥ 80 cm (Nữ): Theo WHO


WHR: Cao khi >0,85 ở nữ, và > 0,95 ở nam: Theo WHO


- Hoạt động thể lực: Theo WHO


Hoạt động thể lực nặng là các hoạt động làm cho người lao động phải thở hổn hển và thời gian hoạt động ≥ 10 phút. Ví dụ khiêng vật nặng, làm hồ, đào đất, xúc cây, đốn cây...

Hoạt động thể lực trung bình là các hoạt động làm cho người lao động phải thở mạnh hơn bình thường và thời gian hoạt động ≥ 10 phút. Ví dụ là vườn, giặt đồ, leo cầu thang , chèo ghe, bơi xuồng, gánh/bưng vừa...

- Ăn kiêng muối: Một người kiêng muối khi ăn không dùng quá một muỗng nước mắm hay nước muối và giảm ăn muối khi biết mình bị THA. Tuy nhiên trong thực tế chỉ hỏi được qua chủ quan của đối tượng nghiên cứu xem có ăn mặn hay không, hay được người trong gia đình nhận xét là có thói quen ăn mặn hơn các thành viên khác trong gia đình. (Do tự nhận xét của đối tượng hoặc do gia đình nhận xét đối tượng)

- Ăn mặn: trong nghiên cứu này có ý nghĩa là cảm giác mặn lạt trong ăn uống của đối tượng được khảo sát khi so sánh với các thành viên trong gia đình. (Do tự nhận xét của đối tượng hoặc do gia đình nhận xét đối tượng)

- Rượu : được dùng ở đây để chi tất cả các thức uống có Alcohol trong thành phần của nó như: bia, rượu trắng, rượu pha chế từ các chất khác. Số lượng rượu uống trung bình trong một lần uống được quy ước uống một lon hay chai bia khoảng 500ml hay một ly rượu trắng khoảng 60ml hay một ly rượu mạnh khoảng 30ml.


CÁC YẾU TỐ: DÂN SỐ XÃ HỘI, VĂN HÓA


- Trình độ học vấn

- Tình trạng hôn nhân

TĂNG HUYẾT ÁP

HÀNH VI

- Kiểm soát cân nặng

- Ăn mặn

- Ăn mỡ

- Uống rượu

- Hút thuốc

- Rèn luyện thể lực

THÁI ĐỘ

- Kiểm soát cân nặng

- Ăn mặn

- Ăn mỡ

- Uống rượu

- Hút thuốc

- Rèn luyện thể lực

KIẾN THỨC


- Yếu tố nguy cơ

- Phòng bệnh THA

YẾU TỐ CƠ ĐỊA

- Tuổi

- Giới

- Chỉ số khối cơ thể (BMI)

- Chỉ số vòng eo/vòng mông

2.11 Sơ đồ biến số:



CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ


Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ được thể hiện qua các bảng trống.

1. Thông tin chung:

Bảng 3.1: Trình độ học vấn các đối tượng nghiên cứu



Trình độ học vấn

Tần số

Tỷ lệ (%)

Mù chữ



Cấp 1



Cấp 2



Cấp 3



Trên cấp 3



Tổng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

Khảo sát tỷ lệ bệnh THA và yếu tố dịch tễ liên quan ở độ tuổi từ 30 trở lên tại một một phường và một xã của thành phố Cần thơ năm 2007 - 3


Bảng 3. 2: Nghề nghiệp các đối tượng nghiên cứu



Nghề nghiệp

Tần số

Tỷ lệ (%)

Nông dân



Công nhân



Cán bộ công chức



Buôn bán



Nội trợ



Mất sức lao động



Nghề khác



Tổng




Bảng 3.3:Thành phần dân tộc và giới của đối tượng nghiên cứu




Tần số

Tỷ lệ (%)

Dân tộc

Kinh



Hoa



Khmer



khác



Giới tính

Nam



Nữ




2. Phân bố các yếu tố nguy cơ trong quần thể

Bảng3.4: Chỉ số khối cơ thể các đối tượng nghiên cứu



BMI

Tần số

Tỷ lệ (%)

Gầy



Bình thường



Có nguy cơ



Thừa cân



Béo phì



Tổng



..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/05/2022