Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần An Ánh Hùng - 2


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần An Ánh Hùng - 2



Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ trên máy.

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH


Hình ảnh 3.1: Biểu tượng của công ty.

Hình ảnh 4.1: Phần hành phải thu của phần mềm. Hình ảnh 4.2: Giao diện hóa đơn dịch vụ.

Hình ảnh 4.3: Phần hành tiền mặt của phần mềm.

Hình ảnh 4.4: Phần hành giấy báo có của ngân hàng của phần mềm. Hình ảnh 4.5: Phần hành giấy báo có của ngân hàng của phần mềm. Hình ảnh 4.6: Phần hành tổng hợp của phần mềm.

Hình ảnh 4.7: Phần hành phiếu kế toán của phần mềm.

Hình ảnh 4.8: Giao diện nhập liệu phiếu kế toán của phần mềm. Hình ảnh 4.9: Phần hành kết chuyển tự động của phần mềm.

Hình ảnh 4.10: Phần hành phải trả của phần mềm.

Hình ảnh 4.11: Phần hành hóa đơn mua hàng (dịch vụ) của phần mềm. Hình ảnh 4.12: Phần hành nhập hóa đơn mua hàng (dịch vụ) của phần mềm. Hình ảnh 4.13: Phần hành tiền mặt của phần mềm.

Hình ảnh 4.14: Phần hành lập phiếu chi tiền mặt của phần mềm.


Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài


- Trong những năm gần đây, việc thực hiện khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế hiện đại và hội nhập. Cùng với xu hướng hội nhập và phát triển kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang dần khẳng định được vị thế của mình, có những bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Qua quá trình hội nhập, ta có thể thấy bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn khi phải đề ra những phương án để giải quyết thành công bài toán nan giải là làm thế nào để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường trước sự cạnh tranh khốc liệt không những ở môi trường trong nước mà còn ở ngoài nước. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt tối đa hiệu quả kinh doanh. Và muốn đạt được lợi nhuận cao thì công tác tiêu thụ hàng hóa phải được đặt lên hàng đầu vì đây là khâu cuối cùng quyết định lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Thông qua quá trình bán hàng, doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích lũy để mở rộng kinh doanh. Ngoài ra việc xác định đúng kết quả kinh doanh sẽ cung cấp những thông tin quan trọng, hữu ích cho các nhà quản lý, từ đó giúp cho các doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, có những chiến lược, những quyết định đầu tư để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

- Do đó, vấn đề hàng hóa và kết quả tiêu thụ hàng hóa trong kỳ là yếu tố không thể thiếu được đối với các công ty khi bắt tay vào hoạt động kinh doanh đặc biệt là công ty sản xuất, thương mại. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức bốn năm học ngành Kế toán – Tài chính tại trường Đại học Công nghệ, đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy/Cô và sự giúp đỡ của các Anh/Chị trong phòng Kế toán cùng Ban lãnh đạo công ty, cùng với việc xem xét tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần An Ánh Hùng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần An Ánh Hùng”.


1.2. Mục đích nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài này có thể giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu được công tác kế toán tại một doanh nghiệp được thực hiện như thế nào. Việc hạch toán tại doanh nghiệp có gì khác so với lý thuyết được học tại trường. Qua những phân tích và đánh giá rút ra những ưu, khuyết điểm trong hệ thống kế toán, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp nhằm góp phần đưa doanh nghiệp ngày càng hoạt động hiệu quả và phát triển. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và cọ xát với thực tế cũng tạo điều kiện để hoàn thiện kiến thức chuyên môn, cũng như nâng cao khả năng nghiên cứu và học hỏi của bản thân.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể


Nghiên cứu về thực trạng công tác hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần An Ánh Hùng.

Qua đó rút ra những ưu điểm và những hạn chế trong quá trình xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đề xuất một số ý kiến và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3. Phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Các nghiệp vụ bán hàng, thu-chi trong năm 2015 của Công ty Cổ phần An Ánh Hùng.

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần An Ánh Hùng.


- Phạm vi thời gian: Số liệu được lấy dùng để phân tích là từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015.

1.4. Phương pháp nghiên cứu


- Thu thập và xử lý số liệu: Thông qua các báo cáo tài chính, các chứng từ, sổ sách do công ty cung cấp tiến hành thu thập số liệu và sau đó các số liệu được xử lý, chọn lọc để đưa vào bài một cách chính xác, hiệu quả.

- Dựa trên những số liệu đã được thu thập để phân tích, so sánh, đối chiếu từ đó nêu lên những ưu, nhược điểm trong quá trình kinh doanh tại đơn vị nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp hữu ích để hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị.


- Nghiên cứu và tham khảo tài liệu, giáo trình do các giảng viên biên soạn, các sách có liên quan đến đề tài và một số thông tư. Tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, ý kiến của các anh/chị trong phòng kế toán.

- Phỏng vấn nhân viên kế toán để hiểu rõ hơn về công tác kế toán tại công ty. Đồng thời giải đáp những thắc mắc của mình về vấn đề chưa nắm rõ và qua đó cũng tích lũy được thêm kinh nghiệm thực tế cho bản thân.

1.5. Kết cấu đề tài:

Nội dung đề tài “ Xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ Phần An Ánh Hùng” bao gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh.

Chương 3: Tổng quan về công ty Cổ phần An Ánh Hùng.

Chương 4: Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần An Ánh Hùng.

Chương 5: Nhận xét, phân tích, đánh giá.


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH


2.1. Khái niệm của kế toán xác định kết quả kinh doanh.

- Xác định kết quả kinh doanh là việc tính toán, so sánh tổng thu nhập thuần từ các hoạt động với tổng chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác trong kỳ. Nếu tổng thu nhập thuần lớn hơn tổng chi phí trong kì thì doanh nghiệp có kết quả lãi, ngược lại là lỗ.

- Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày thông tin về doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả kinh doanh ( lãi, lỗ).

- Xác đinh kết quả kinh doanh là so sánh 2 đại lượng thu nhập và chi phí của một kì kế toán nhất định ( tháng, quý, năm). Thu nhập trong một kì kế toán là khoản làm tăng lợi ích kinh tế của kì kế toán đó, tức là tăng tài sản hoặc giảm nợ phải trả trong kì kế toán và góp phần tăng vốn chủ sở hữu (không bao gồm khoản nhận vốn của chủ sở hữu). Chi phí trong một kì kế toán là khoản làm giảm lợi ích kinh tế của kì kế toán đó, tức là giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả của kì kế toán đó và làm giảm vốn chủ sở hữu ( không bao gồm khoản chia lãi hoặc trả vốn cho chủ sở hữu). ( Trích nguyên lý kế toán- Đại học Công nghệ TPHCM).

2.2. Kế toán doanh thu, thu nhập khác.

2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.2.1.1. Khái niệm:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

- Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại

2.2.1.2. Điều kiện và nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

2.2.1.2.1. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:


- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;


- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);

- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;


- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.


2.2.1.2.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

- Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp, như thuế GTGT (kể cả trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường.

- Việc ghi nhận doanh thu và chi phí theo nguyên tắc phù hợp. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó

- Trường hợp hợp đồng kinh tế bao gồm nhiều giao dịch, doanh nghiệp phải nhận biết các giao dịch để ghi nhận doanh thu phù hợp với chuẩn mực kế toán.

2.2.1.3. Chứng từ, sổ sách sử dụng:

- Hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng, phiếu xuất kho, sổ chi tiết bán hàng, phải thu khách hàng.

- Sổ tổng hợp TK mở cho từng loại hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện

- Các chứng từ, sổ sách có liên quan.

2.2.1.4. Tài khoản sử dụng:

Sử dụng TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - dùng để phản ánh doanh thu của doanh nghiệp trong một kì kế toán từ lúc giao dịch, các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024