Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ - 2

1.5.2.4 Nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu: C03-H) 18

1.5.2.5 Phiếu thanh toán bảo hiểm xã hội 19

1.5.3 Tài khoản sử dụng 20

1.5.4 Phương pháp hạch toán 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỊ XÃ BUÔN HỒ 25

2.1 Giới thiệu tổng quan về bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ 25

2.1.1 Lịch sử hình thành của bệnh viện 25

2.1.1.1 Giới thiệu khái quát về bệnh viện 25

2.1.1.2 Lịch sử hình thành 25

2.1.1.3 Đặc điểm hoạt động của đơn vị 26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

2.1.2 Bộ máy tổ chức của bệnh viện 26

2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 26

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ - 2

2.1.2.2 Chức năng 27

2.1.2.3 Nhận xét 28

2.1.3 Tình hình nhân sự, đánh giá sự đáp ứng với tình hình hiện nay 29

2.1.3.1 Tình hình nhân sự 29

2.1.3.2 Thuận lợi 30

2.1.3.3 Khó khăn 30

2.1.4 Giới thiệu phòng kế toán tài chính tại bệnh viện 31

2.1.4.1 Nhân sự phòng kế toán và chức năng 31

2.1.4.2 Nhiệm vụ chủ yếu của phòng 31

2.1.4.3 Hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị 32

2.2 Thực trạng kế toán tiền lươngcác khoản trích theo lương tại bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ 33

2.2.1 Tình hình quản lý tiền lương tại đơn vị 33

2.2.2 Cách tính lương 34

2.2.2.1 Tổng lương và phụ cấp 34

2.2.2.2 Trả lương ngoài giờ 38

2.2.2.3 Phụ cấp ngoài bảng lương 38

2.2.3 Các khoản trích theo lương 41

2.2.3.1 Bảo hiểm xã hội 41

2.2.3.2 Bảo hiểm y tế 42

2.2.3.3 Bảo hiểm thất nghiệp 42

2.2.3.4 Kinh phí công đoàn 42

2.2.4 Các khoản trừ vào lương khác 42

2.2.5 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 43

2.2.5.1 Chứng từ sử dụng 43

2.2.5.2 Tài khoản sử dụng tại đơn vị 44

2.2.5.3 Minh họa các nghiệp vụ về tiền lương phát sinh chủ yếu tại đơn vị 44

2.2.5.4 Sổ sách chi tiết 46

2.2.6 Thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương 47

2.2.7 Kế toán tiền lương ghi nhận các nghiệp vụ có liên quan đến lương và các khoản trích theo lương 48

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỊ XÃ BUÔN HỒ 50

3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng .50 3.1.1 Công tác kế toán tại đơn vị 50

3.1.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 51

3.1.2.1 Ưu điểm 51

3.1.2.2 Nhược điểm 52

3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị 53

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 53

3.2.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại đơn vị 54

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, cơ chế quản lý kinh tế, kinh tế tài chính có đổi mới sâu sắc đã tác động lớn đến các đơn vị hành chính sự nghiệp. Các đơn vị HCSN phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, chịu sự điều tiết của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Do đó, để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển thì đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước quyết định thành lập và giao thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước theo ngành như các cơ quan quyền lực hay các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

Trong điều kiện hiện nay đặc điểm nổi bật nhất của đơn vị HCSN là được trang trải các chi phí hoạt động hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị nhà nước giao cho từ ngân quỹ nhà nước theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Các đơn vị HCSN trong cùng một ngành thường được thiết lập theo một hệ thống dọc, từ đó hình thành các cấp dự toán.

Tiền lương là vấn đề thiết thân đối với công nhân viên, tiền lương được quy định đúng đắn, kế toán tiền lương chính sách, đầy đủ là một yếu tố kích thích, khuyến khích mỗi người lao động ra sức sản xuất, làm việc nâng cao trình độ tay nghề. Tiền lương còn là một trong những công cụ kinh tế để phân phối sắp xếp lao động một cách có kế hoạch giữa các đơn vị HCSN trong xã hội thích hợp với yêu cầu phát triển nhịp nhàng của nền kinh tế quốc dân. Vấn đề cốt lòi là hiện nay các đơn vị HCSN vận dụng như thế nào các chính sách chế độ tiền lương do nhà nước ban hành một cách phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị HCSN nhằm phát huy cao nhất công cụ đòn bẩy kinh tế này, đồng thời phải tổ chức hạch toán chi phí tiền lương được đảm bảo chính xác, đầy đủ, nhằm phản ánh một cách trung thực bộ phận thu nhập.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán hạch toán tiền lương là một vấn đề thiết thực đối với người lao động. Hơn nữa nó cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong đơn vị HCSN. Em đã chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương”.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu chung: nghiên cứu thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ. Từ đó, để hiểu sâu hơn về lý thuyết và có cái nhìn thực tế hơn về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương.

+ Phản ánh thực tế hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở đơn vị.

+ Đề ra nhận xét chung và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Là tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ

- Phạm vi nghien cứu: Tìm hiểu thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viên đa khoa thị xã Buôn Hồ.

Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu dùng phương pháp phỏng vấn, điều tra để tìm hiểu về tiền lương và các khoản trích theo lương tại “Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ”.

Kết cấu của đề tài:

Ngoài mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị hành chính sự nghiệp.

Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ.

Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm đơn vị hành chính sự nghiệp

Các đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó. Các chi phí hoạt động tại đơn vị đều được chi trả bằng nguồn ngân sách do nhà nước cấp hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.

Xét trên góc độ tài chính có thể chia các đơn vị hành chính sự nghiệp thành các loại như sau:

- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách năm do các cấp chính quyền giao, phân bổ ngân sách cho các đơn vị cấp dưới, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán, và quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán và quyết toán của đơn vị cấp dưới, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mặt tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị có trách nhiệm quản lý kinh phí của toàn ngành và trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến kinh phí với cơ quan tài chính. Thuộc các đơn vị dự toán cấp I là các Bộ ở Trung ương, các Sở tỉnh, Thành phố hoặc các Phòng ở cấp huyện, quận.

- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III, tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới. Đơn vị dự toán cấp II là các đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I và trung gian thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với các đơn vị dự toán cấp III.

- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn, ngân sách của đơn vị dự toán cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và các đơn vị dự toán cấp dưới nếu có. Đơn vị dự toán cấp III là các đơn vị dự toán cơ sở trực tiếp chi tiêu kinh phí để thỏa mãn nhu cầu hoạt động của mình đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí tại đơn vị dưới sự hướng dẫn của đơn vị dự toán cấp trên.

- Đơn vị dự toán cấp trên của đơn vị cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu chỉ phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán với các đơn vị dự toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II với cấp I.

- Tương ứng với các đơn vị dự toán nói trên, các bộ, ngành ở trung ương thường có các vụ chế độ kế toán; các sở các ngành ở tỉnh, thành phố, quận, huyện thường có các ban, các tổ, các bộ phận kế toán. Bộ máy kế toán của từng cấp này thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi mà mình quản lý.

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ các đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời gian 3 năm. Sau thời gian 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.

Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét phân loại cho phù hợp.

1.2 Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của kế toán tiền lương.

1.2.1 Khái niệm, chức năng và đặc trưng của tiền lương

Sự phức tạp về tiền lương đã được thể hiện ngay trong quan điểm triết lý về tiền lương. Trên thực tế, khái niệm tiền lương và cơ cấu tiền lương rất đa dạng.

Theo quan điểm của Mác: “Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sức lao động”. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: “Tiền lương là giá cả của lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động”.

Ở Pháp “sự trả công được hiểu là tiền lương. Hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu, được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của người lao động”.

Ở Việt Nam có rất nhiều khái niệm khác nhau về tiền lương. Một số khái niệm về tiền lương có thể được nêu ra như:

“Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”.

“Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành công việc nào đó, mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm”.

“Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc”.

Tiền lương còn có một tên gọi khác là tiền công. Tiền công gắn liền trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vự sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hợp đồng dân sự thuê mướn lao động có thời hạn. Khái niệm tiền công được sử dụng phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do và có thể gọi là giá công lao động.

Từ các khái niệm trên cho thấy bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên có sở giá trị sức lao động. Tiền lương có những chức năng sau đây:

-Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm.

- Chức năng tái sản xuất lao động: Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất đơn giản sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài và hiệu quả cho quá trình sau. Tiền lương của người lao động chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình của họ. Như vậy, tiền lương cần phải đảm bảo cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng về cả chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động.

- Chức năng kích thích: Trả lương 1 cách hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả.

- Chức năng tích lũy: Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo duy trì được cuộc sống hằng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro.

Liên quan đến tiền lương ở Việt Nam còn có một số khái niệm như sau:

- Tiền lương cơ bản: Là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp đồng lao động, các quyết định về hưởng lương hay qua các thỏa thuận chính thức.

Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhiệm.

Trong khu vực Nhà nước Tiền lương cơ bản được xác định như sau: Tiền lương cơ bản = Tiền lương tối thiểu * Hệ số lương

- Tiền lương tối thiểu: Là tiền lương trả cho người lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường của xã hội. Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ.

Tiền lương tối thiểu có những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Được xác định ứng với trình độ lao động đơn giản nhất.

- Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện làm việc bình thường.

- Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết.

- Tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.

Tiền lương tối thiểu là cơ sở là nền tảng để xác định mức lương cho các loại lao động khác. Nó còn là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức lao động. Tiền lương tối thiểu còn nhằm điều tiết nhu nhập giữa các thành phần kinh tế.

Mức lương tối thiểu được quy định tại Điều 56 Bộ luật lao động của Việt Nam năm 1993.

Có nhiều thuật ngữ được sử dụng để nói về sự trả lương cho người lao động hoặc dịch vụ. Công ước 100 của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) sử dụng thuật ngữ tiền thù lao (remuneration) để nói về tiền lương như một khoản thù lao được trả trực tiếp hay gián tiếp, bằng tiền mặt hoặc dưới dạng khác do người sử dụng lao động trả trực tiếp cho người lao động và phát sinh từ sự thuê mướn lao động.

Tiền lương là phạm trù của sản xuất hàng hóa và các quan hệ lao động thuê mướn. Mối quan tâm đến vấn đề này ngày càng tăng vì: số người làm việc vì tiền lương và sống nhờ vào tiền lương ngày càng tăng.

Trước đây chúng ta coi tiền lương thuộc phạm trù phân phối, nhưng ngày nay tiền lương được coi như một khoản chi phí đầu tư. Chất lượng và hiệu quả của kinh doanh ngày nay còn phụ thuộc vào các khoản đầu tư có hiệu quả hay không. Ngày nay người ta thuê nhân công để thành công chứ không phải để thất bại. Đầu tư đúng vào nguồn nhân công chất lượng là một đảm bảo cho sự thành công.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí