CHƯƠNG 2. KẾ TOÁN LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. Kế toán lợi nhuận
2.1.1. Khái niệm
Lợi nhuận trong doanh nghiệp là kết quả cuối cùng của các hoạt động trong doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm) được thể hiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động trong doanh nghiệp bao gồm: Hoạt động kinh doanh và hoạt động khác (trong đó hoạt động kinh doanh bao gồm: hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính); tương ứng với hai hoạt động trên là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.
- Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính với chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. (Tham khảo thêm tập bài giảng kế toán tài chính 1).
- Lợi nhuận khác là số chênh lệch giữa số thu nhập khác và chi phí khác, trong đó: Thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên,
ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Những khoản thu nhập khác có thể do chủ quan của doanh nghiệp hay khách quan đưa tới, bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Toán Dự Phòng Tổn Thất Tài Sản
- Kế toán tài chính 2 - 6
- Kế toán tài chính 2 - 7
- Phương Pháp Hạch Toán Phân Phối Lợi Nhuận
- Kế Toán Chênh Lệch Đánh Giá Lại Tài Sản
- Quy Định Chung Về Tỷ Giá Hối Đoái Và Chênh Lệch Tỷ Giá Hối Đoái
Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.
+ Thu về tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế.
+ Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ.
+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
+ Thu về các khoản thuế phải nộp được Nhà nước giảm (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
+ Các khoản tiền thưởng cùa khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).
+ Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.
+ Các khoản thu nhập của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra...
+ Giá trị tài sản trí tuệ được bên nhận vốn góp chấp nhận.
+ Các khoản thu khác: Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa bán CCDC đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng...
Chi phí khác là các khoản chi phí xảy ra không thường xuyên, riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Những khoản chi phí khác có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan đưa tới, bao gồm:
+ Giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán và thanh lý.
+ Chi phí nhượng bán và thanh lý TSCĐ.
+ Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán.
+ Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
+ Chi phí để thu tiền phạt.
+ Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
+ Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán.
+ Các khoản chi phí khác…
2.1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận
2.1.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
a. Công thức xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Doanh thu thuần
về bán hàng và = cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chiết khấu
- -
thương
mại
Giảm giá hàng bán
Hàng
- bán bị trả lại
Thuế TTĐB, thuế XK,
- thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Lợi nhuận gộp về bán hàng
=
và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận gộp về bán
= +
hàng và cung
cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí
- -
tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản
- lý doanh nghiệp
b. Phương pháp hạch toán
b1. Kế toán doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán phần này đã trình bày trong chương 6 “Tập bài giảng kế toán tài chính 1”.
b2. Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính
Kế toán chi phí tài chính
- Tài khoản sử dụng: TK 635 - Chi phí tài chính, tài khoản này phản ánh những chi phí có liên quan đến hoạt động về vốn: chi phí liên doanh, chi phí cho đầu tư tài chính...
Bên Nợ:
Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính; Lỗ bán ngoại tệ;
Chiết khấu thanh toán cho người mua;
Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;
Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác;
Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.
Bên Có:
Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết);
Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính;
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp kế toán
(1) Phản ánh các chi phí liên doanh, liên kết nhưng không tính vào giá trị vốn góp, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.
(2) Các chi phí liên quan đến đầu tư chứng khoán, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 111, 112.
(3) Chiết khấu thanh toán cho khách hàng hưởng, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 111, 112, 131...
(4) Trả lãi tiền thuê TSCĐ thuê tài chính, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 111, 112...
(5) Trả lãi tiền vay ngắn hạn, vay dài hạn và trả lãi trái phiếu phát hành (trừ trường hợp vay dài hạn, trái phiếu phát hành dùng cho XDCB nhưng chưa đưa vào sử dụng), ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 111,112...
(6) Phân bổ dần chiết khấu trái phiếu (trừ trường hợp trái phiếu phát hành dùng cho XDCB chưa đưa vào sử dụng), ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu.
(7) Phân bổ dần tiền lãi mua TSCĐ trả chậm, trả góp, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
(8) Lỗ liên doanh, liên kết, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 221, 222, 228, 128.
(9) Lỗ chuyển nhượng vốn, thu hồi vốn, ghi: Nợ TK 111,112... Giá trị chuyển nhượng vốn Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 221, 222, 228, 128.
(10) Lỗ về chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 152, 153, 211, 213... Tỷ giá giao dịch
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 111, 112,131,... Tỷ giá ghi sổ.
(11) Lỗ về chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
(12) Phân bổ dần chênh lệch tỷ giả hối đoái khi XDCB hoàn thành (giai đoạn trước hoạt động), ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
(13) Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 2291 - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh Có TK 2292 - Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
(14) Phân bổ dần phụ trội trái phiếu (ghi giảm chi phí tài chính), ghi: Nợ TK 3433 - Phụ trội trái phiếu
Có TK 635 - Chi phí tài chính.
(15) Hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính, ghi Nợ TK 2291, 2292
Có TK 635 - Chi phí tài chính
Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
- Tài khoản sử dụng: TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”: Tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Bên Nợ: Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có) và kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính khi xác định kết quả.
Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
TK 515 không có số dư cuối kỳ. Khi sử dụng tài khoản cần chú ý: Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên TK 515 bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ không phân biệt các khoản doanh thu đó đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.
Đối với hoạt động mua bán chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi về cổ phiếu, trái phiếu khi nhượng bán (không phản ánh tổng số tiền thu từ việc bán chứng khoán).
Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoán đầu tư này mới ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính, còn khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì được ghi giảm giá trị của chính các khoản đầu tư đó.
- Phương pháp kế toán:
(1) Phản ánh số thu nhập tài chính phát sinh trong kỳ: thu lãi liên doanh, liên kết, lãi chứng khoán, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, ghi:
Nợ TK 111, 112 - Thu nhập bằng tiền
Nợ TK 152, 153... - Thu nhập bằng hiện vật
Nợ TK 121, 128 - Thu lãi chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
Nợ TK 221, 222, 228... - Thu lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác Nợ TK 1388 - Phải thu khác
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
(2) Thu tiền chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng, ghi: Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
(3) Thu lãi chuyển nhượng vốn, ghi:
Nợ TK 111, 112... Giá trị chuyển nhượng vốn
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi) Có TK 221, 222, 228... – Giá trị vốn góp.
(4) Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213... Tỷ giá giao dịch
Có TK 111, 112... Tỷ giá ghi sổ
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
(5) Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
(6) Phân bổ lãi bán hàng trả chậm, trả góp và chênh lệch tỷ giá hối đoái (giai đoạn trước hoạt động), ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
(7) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả, ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
2.1.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác
a. Cách xác định lợi nhuân khác
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
b. Phương pháp hạch toán
b1. Kế toán chi phí khác
- Tài khoản sử dụng: TK 811- Chi phí khác, TK này phản ánh các khoản chi phí khác ngoài chi phí SXKD, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí tài chính.
Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển chi phí khác khi xác định kết quả. TK 811 không có số dư cuối kỳ.
Chú ý: Khi ghi các khoản chi phí khác vào sổ kế toán phải có biên bản của hội đồng xử lý và được giám đốc và kế toán trưởng của doanh nghiệp ký duyệt.
- Phương pháp kế toán:
(1) Giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán và thanh lý, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ Có TK 211, 213.
(2) Các chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ phát sinh, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 111, 112, 141, 331...
(3) Chi tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 111, 112...
(4) Chi phí để thu tiền được bồi thường, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 111, 112...
(5) Chi cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ kế toán, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 111, 112…
(6) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả
Có TK 811 - Chi phí khác.
b2. Kế toán thu nhập khác
- TK sử dụng: TK 711 “Thu nhập khác”: tài khoản này phản ánh các thu nhập khác phát sinh tại doanh nghiệp.
Bên Nợ: Kết chuyển thu nhập khác để xác định kết quả.
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh tại doanh nghiệp. TK 711 không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp kế toán:
(1) Thu nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi: Nợ TK 111, 112 - Nếu thu bằng tiền
Nợ TK 152 - Phế liệu thu hồi
Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
(2) Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa; bán CCDC đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, ghi:
Nợ TK 111, 112...
Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
(3) Thu các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ (nợ không ai đòi), ghi:
Nợ TK 331, 334, 338...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
(4) Thu khoản nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được, ghi : Nợ TK 111, 112...
Có TK 711 - Thu nhập khác
(5) Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi: Nợ TK 111, 112...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
(6) Thu các khoản thuế phải nộp được Nhà nước miễn giảm ghi: Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 711 - Thu nhập khác.
(7) Nhận quà tặng, biếu bằng tiền hiện vật..., ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 211, 213...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
(8) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển thu nhập khác để xác định kết quả, ghi: Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 911 - Xác định kết quả
2.1.3. Phương pháp xác định lợi nhuận chung của doanh nghiệp
2.1.3.1. Công thức xác định lợi nhuận chung của doanh nghiệp
Tổng lợi nhuận
=
trước thuế
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận hoạt
+
động khác
Và xác định lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Lợi nhuận sau thuế thu
=
nhập doanh nghiệp
2.1.3.2. Tài khoản sử dụng
Tổng lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế thu nhập
-
doanh nghiệp hiện hành
Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Bên Nợ:
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
- Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Bên Có:
- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
- Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.
Tài khoản 421 có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có.
Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.
Số dư bên Có: Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.
Tài khoản 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc các năm trước. Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay” sang TK 4211 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước”.
- Tài khoản 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay: Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ của năm nay.
2.1.3.3. Phương pháp hạch toán
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh, ghi: