Thực Trạng Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Du Lịch Mondial

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào hai thời điểm này cũng trùng nhau như vậy. Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu có thể xảy ra trước hoặc sau thời điểm lập hóa đơn. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn thường sau thời điểm cung cấp dịch vụ. Do đó, sẽ tạo ra các khó khăn cho các nhân viên kế toán khi vừa phải theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 14 vừa phải tuân theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, sự khác nhau giữa các quy định còn tạo ra các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế, việc xử lý khoản chênh lệch này có thể được thực hiện hoặc không nên tạo ra chênh lệch tạm thời hoặc chênh lệch vĩnh viễn, làm ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp lẫn Nhà nước.

Sự khác nhau về hạch toán doanh thu nhận trước khi cho thuê tài sản giữa Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 (hướng dẫn CMKT số 14- “ Doanh thu và thu nhập khác”) Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 (hướng dẫn Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12).

Theo Thông tư 89/2002/TT-BTC (hướng dẫn CMKT số 14) :

“Đối với doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản thu tiền cho thuê trước của nhiều năm thì doanh thu của năm tài chính được xác định bằng tổng số tiền cho thuê đã thu được chia cho số năm cho thuê tài sản”.

Theo khoản e Điều 5 Thông tư số 123/2012/TT-BTC (hướng dẫn Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12) đã quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản mà bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm như sau :

“ Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được tính dần cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần”.

Khi doanh nghiệp thu tiền trước từ hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều năm thì doanh nghiệp phải xuất hóa đơn GTGT với tổng giá thanh toán là toàn bộ số tiền người đi thuê trả cho nhiều năm. Nhưng doanh thu trong kỳ đó chỉ là số tiền nhận trước chia cho số năm cho thuê (theo TT 89/2002/TT-BTC). Còn theo TT 123/2012/TT-BTC thì doanh thu trong kỳ đó có thể là toàn bộ số tiền người đi thuê trả trước hoặc số tiền nhận trước chia cho số năm cho thuê.

Mặc dù quy định của hai thông tư này có khác nhau như vậy nhưng không mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể lợi dụng vào sự khác nhau này để ghi nhận doanh thu một lần hoặc phân bổ dần để thực hiện theo hướng mà doanh nghiệp mong muốn. Chẳng hạn, nếu Nhà nước có chính sách tăng thuế suất thuế TNDN vào kỳ tiếp theo thì doanh nghiệp sẽ ghi nhận toàn bộ số tiền thu trước là doanh thu trong kỳ này ( theo TT 123/2012/TT-BTC ) nhằm giảm số thuế thu nhập phải nộp trên khoản thu nhập từ cho thuê tài sản. Và trường hợp ngược lại, nếu Nhà nước có chính sách giảm thuế suất thuế TNDN vào kỳ tiếp theo thì doanh nghiệp sẽ phân bổ dần tiền cho thuê trả trước cho nhiều năm để số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho khoản thu nhập này giảm xuống nhằm làm lợi cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Do đó, cần thống nhất quy định giữa hai thông tư để nhất quán trong việc ghi nhận doanh thu cho tất cả các doanh nghiệp có phát sinh doanh thu từ việc cho thuê tài sản mà thu tiền trước nhiều năm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH MONDIAL‌‌‌‌‌

Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Du lịch Mondial - 5


2.1. Tổng quan về Công ty‌


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển‌

Công ty TNHH Du lịch Mondial - Khách sạn Mondial liên doanh giữa 3 đơn vị là: Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Đầu tư và Du lịch Huế, Công ty CP Du lịch Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty CP Tập đoàn xây dựng và phát triển nhà VICOLAND với tổng số vốn đầu tư hơn 70 tỷ đồng, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ tháng 12 năm 2003.

Tháng 9/2006 khởi công xây dựng khách sạn Mondial. Sau gần 4 năm xây dựng, ngày 01/11/2010 khách sạn Mondial bắt đầu kinh doanh thử, tháng 1/2011 hoạt động chính thức. Ngày 26/03/2011 khai trương khách sạn.

Ngày 20/07/2011 thừa ủy quyền của Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức trao Giấy chứng nhận và gắn biển 4 sao cho Công ty.

Khách sạn Mondial khẳng định sự khác biệt của một khách sạn 4 sao với trang bị nội thất hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và thân thiện. Với định hướng phát triển đặc biệt, khách sạn tập trung vào xu hướng phát triển hiện đại bao gồm khách công tác và khách du lịch từ Châu Âu.

Khách sạn Mondial là một trong những khách sạn hàng đầu tại Huế. Khách sạn với 99 phòng và 9 tầng bao gồm phòng Standard, Superior, Deluxe City View, Executive Duluxe Garger View và phòng River View Suite. Thêm vào đó, khách sạn còn cung cấp một số dịch vụ để thoả mãn mọi nhu cầu của khách như nhà hàng, hồ bơi, Spa và Massage, phòng tập thể dục...

Là một khách sạn chỉ mới đưa vào hoạt động hơn 3 năm, khách sạn đã đón và phục vụ hơn 22.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế chiếm 85% và tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, lễ tiệc,.... Khách sạn đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho hơn 120 lao động, góp phần phát triển ngành du lịch dịch vụ nói riêng và kinh tế xã hội nói chung tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.2. Chức năng,nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chủ yếu‌


2.1.2.1. Chức năng‌

Chức năng chính của Công ty là đón tiếp và tạo ra những dịch vụ thành một vòng khép kín, đồng bộ thoả mãn nhu cầu của khách về cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí và các nhu cầu khác trong thời gian lưu trú tại khách sạn.


2.1.2.2. Nhiệm vụ‌

- Tổ chức và cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn. Sử dụng hợp lý nguồn lao động, tài sản, vật tư, nguồn vốn đảm bảo kinh doanh hiệu quả cao.

- Tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị, đẩy mạnh công tác quảng bá dưới mọi hình thức, đảm bảo kinh doanh có lãi và củng cố vị thế của khách sạn trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

- Phát huy vai trò quản lý trong từng bộ phận, chủ động thực hiện mọi nhiệm vụ theo thẩm quyền phân cấp. Thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận một cách rõ ràng, phù hợp với từng mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ mà Công ty đã đề ra.

- Tiếp tục quan tâm công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và bảo đảm nguồn thu nhập ổn định và các chế độ đã quy định trong nhân viên khách sạn. Chấp hành tốt các nội quy, quy định của Nhà nước, đảm bảo an ninh.


2.1.2.3. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu‌

Công ty kinh doanh các ngành nghề sau:

- Kinh doanh dịch vụ lưu trú.

- Kinh doanh nhà hàng.

- Kinh doanh lữ hành, dịch vụ hoạt động sân bay.

- Dịch vụ xông hơi, vật lý trị liệu.

2.1.3. Đặc điểm,tổ chức bộ máy quản lý‌


2.1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý‌


Giám đốc

Phòng Sales & Mark

Phòng Tổ chức

- Nhân sự

Phòng Kế toán

- Tài chính

Khối Dịch vụ

Bộ phận Bảo trì và bảo vệ

Khối Lưu trú


Bộ phận Bếp

Bộ phận Nhà hàng

Tổ Bảo vệ

Tổ Bảo trì

Bộ phận Lễ tân

Bộ phận Lưu trú


Ghi chú: Quan hệ phối hợp

Quan hệ trực tuyến


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của bộ máy quản lý.


2.1.3.2. Chức năng,nhiệm vụ của các phòng ban‌

-Hội đồng thành viên: Là những người góp vốn để thành lập Công ty, giữ vai trò quan trọng và quyết định mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

-Tổng Giám đốc: Là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm chính mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

-Giám đốc : Có trách nhiệm chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của Công ty đồng thời phải chịu trách nhiệm với Tổng Giám đốc.

-Phòng Sale & Mark: Lập các kế hoạch kinh doanh, thực hiện các hoạt động tiếp thị - bán hàng tới các khách hàng của Công ty nhằm đạt mục tiêu.

-Phòng Tổ chức-Nhân sự: Lập kế hoạch hàng năm về lao động, tiền lương, tuyển dụng nhân viên và thực hiện các chính sách liên quan đến người lao động, đồng thời lập bảng chấm công và bảng thanh toán lương hàng tháng.

-Phòng Kế toán- Tài chính: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mặt công tác kế toán tài chính.Thực hiện giám sát, kiểm tra và hạch toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời tham mưu cho Giám đốc để đưa ra các chiến lược đúng đắn.

-Khối lưu trú:

+ Bộ phận Lễ tân thực hiện các nhiệm vụ như đăng ký lưu trú cho khách, hướng dẫn cho khách mọi thủ tục cần thiết khi đến lưu trú tại khách sạn và hoàn thành thủ tục cho khách khi đến và đi.

+ Bộ phận lưu trú có nhiệm vụ cung cấp cho khách phòng ngủ và dịch vụ khác có liên quan trong thời gian khách nghỉ tại khách sạn.

-Khối dịch vụ:

+ Bộ phận nhà hàng thực hiện bố trí chỗ ăn cho khách, hướng dẫn khách ăn uống đúng nơi quy định, phục vụ nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của khách.

+ Bộ phận bếp có nhiệm vụ cung cấp kịp thời các loại thực phẩm hàng ngày và đảm bảo cung cấp món ăn theo đúng thực đơn và yêu cầu của khách.

- Bộ phận Bảo vệ và bảo trì:

+ Tổ bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và toàn bộ tài sản trong khách sạn, tiếp nhận và đưa hành lý của khách đúng nơi quy định, an toàn.

+ Tổ bảo trì thực hiện kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống điện nước và công trình phụ trợ khác trong khách sạn.


2.1.4. Đặc điểm,tổ chức bộ máy kế toán‌


2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán‌


Kế toán trưởng



Kế toán tổng hợp


Kế toán thanh

toán

Kế toán chi phí, phải trả

Kế toán doanh thu, phải thu.


Thủ qũy

Kế toán vật tư, tiếp phẩm

Kế toán giá vốn

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo


Quan hệ phối hợp


Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.


2.1.4.2. Chức năng,nhiệm vụ‌

- Kế toán trưởng : Tổ chức toàn bộ công tác kế toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về phạm vi công việc của mình.Tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty .

- Kế toán tổng hợp: Lập các báo cáo theo đúng quy định. Ngoài ra, phản ánh tình hình tăng giảm của TSCĐ trong kỳ. Bên cạnh đó, có nhiệm vụ theo dõi thời gian làm việc, số lượng lao động để tính lương cho đúng.

- Kế toán chi phí, phải trả: Tổ chức ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ liên quan việc chi tiền mặt, tạm ứng cho nhân viên, thanh toán cho người bán. Phân tích tình hình công nợ, đánh giá tỷ lệ thực hiện công nợ, tính tuổi nợ.

- Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản vay ngân hàng, các khoản thanh toán công nợ. Đồng thời phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động các loại vốn bằng tiền, đối chiếu thường xuyên với các phần hành có liên quan.

- Thủ quỹ: Theo dõi tình hình tăng giảm và tồn quỹ các loại vốn bằng tiền, thực hiện nhiệm vụ thu, chi khi có đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ và ghi vào sổ quỹ.

- Kế toán doanh thu, phải thu: Quản lý doanh thu trong khách sạn thông qua việc lập và quản lý phiếu thu. Kiểm tra doanh thu, hoàn tất mọi báo cáo doanh thu đồng thời thúc giục khách hàng trả nợ khi đến hạn.

- Kế toán vật tư tiếp phẩm : Hằng ngày mua vật tư phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty. Theo dõi về số lượng và giá trị của toàn bộ quá trình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa và tiến hành lập các báo cáo kho hàng khi có yêu cầu.

- Kế toán giá vốn: Hằng ngày kiểm tra, theo dõi nguyên liệu nhập về, xuất nguyên liệu vào khâu chế biến, lập phiếu nhập kho khi nhập kho hàng hóa và nguyên liệu. Cuối tháng, tính đơn giá xuất kho và lập phiếu xuất kho đồng thời tính giá vốn hàng bán trong tháng.


2.1.5. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty‌


2.1.5.1. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng‌

- Niên độ kế toán : Bắt đầu từ 01/01 hàng năm, kết thúc 31/12 năm đó.

- Đơn vị tiền tệ : Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam, ký hiệu VND.

- Chế độ kế toán áp dụng : Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho :

+Phương pháp tính giá trị HTK : Bình quân gia quyền cuối kỳ.

+Phương pháp hạch toán HTK : Kiểm kê định kỳ.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ : Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

- Phương pháp tính thuế GTGT : Phương pháp khấu trừ.


2.1.5.2. Hình thức kế toán áp dụng‌

Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính (phần mềm SMLIE ) dựa trên nền hình thức Nhật ký chung.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023