Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận của công ty Bảng 2.4: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận
Đơn vị tính: đồng
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Chênh lệch | ||
10- 11 | 11- 12 | ||||
Thu nhập hoạt động tài chính | 0 | 624.223.358 | 30.034.914 | 100% | -95,19% |
Chi phí hoạt động tài chính | 1.904.501.911 | 6.557.294.465 | 5.799.650.199 | 244,3% | -11,55 % |
Lợi nhuận HĐTC | (1.904.501.911) | (5.933.071.107) | (5.769.615.285) | 211,5% | -2,75 % |
Lợi nhuận thuần từ HĐKD | (1.427.094.943) | (6.721.618.127) | (3.791.615.894) | 371% | -43,59 % |
Lợi nhuận HĐKD & HĐTC | (3.331.596.854) | (12.654.689.234) | (9.561.231.179) | 279,84% | -24,45 % |
Có thể bạn quan tâm!
- Doanh Thu Và Lợi Nhuận Sau Thuế Của Công Ty Từ Năm 2010 – 2012
- Ngày 01/12/2012 Công Ty Bán Hàng Cho Cửa Hàng Tuyết Cầu Địa Chỉ Chư Sê, Giá Trị Đơn Hàng 6.354.049Đồng, Thuế Suất Thuế Gtgt Là 10%. Theo Hóa Đơn Gtgt Số
- Sơ Đồ Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tháng 12/2012 Sơ Đồ 2.5: Hạch Toán Kế Toán Xđkqkd
- Hóa Đơn, Phiếu Thu, Phiếu Chi, Bảng Kê, Sổ Phụ Ngân Hàng Và Các Chứng Từ Liên Quan.
- Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đắc Hưng Gia Lai - 12
- Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đắc Hưng Gia Lai - 13
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng kế toán cung cấp)
Biểu đồ 2.5: Biểu diễn sự ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận
Triệu đồng
0
0
0
0
-2000
-4000
-3.332
-6000
-8000
-10000
-9.561
-12000
-14000
Lợi nhuận HĐTC
-12.655
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Lợi nhuận HĐKD & HĐTC
Năm 2010
-1.905
Năm 2011
-5.933
Năm 2012
-5.770
-1.427
-3.792
-6.722
Dựa vào bảng phân tích ta thấy hoạt động tài chính luôn bị thua lỗ đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân làm cho hoạt đông tài chính lỗ là do thu nhập hoạt đông tài chính ít nên không bù đắp nổi chi phí tài chính.
- Năm 2010 công ty không có doanh thu hoạt đông tài chính.
- Năm 2011 thu nhập tài chính chủ yếu của công ty là thu lãi tiền gửi, thu lãi do chênh lêch tỷ giá, vay ngoại tệ, trong khi đó chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà chủ yếu là chi phí lại vay lại cao.
- Năm 2012 thu nhập tài chính giảm 95,19% so với năm 2011 mà chi phí không giảm làm cho khoản lỗ từ hoạt đông tài chính lại càng có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động tài chính của công ty không có hiệu quả tốt, gây ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2.13 Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến lợi nhuận của doanh nghiệp Bảng 2.5: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến lợi nhuận
Đơn vị tính: đồng
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Chênh lệch | ||
10- 11 | 11- 12 | ||||
Thu nhập khác | 1.848.974.539 | 7.979.939.490 | 5.077.525.386 | 331,59% | -36,37 % |
Chi phí khác | 0 | 58.957.212 | 112.731.103 | 100% | 91,21% |
Lợi nhuận khác | 1.848.974.539 | 7.920.982.278 | 4.964.794.283 | 328,4% | -37,32 % |
Lợi nhuận thuần từ HĐKD | (1.427.094.943) | (6.721.618.127) | (3.791.615.894) | 371% | -43,59 % |
Lợi nhuận HĐKD & HĐ khác | 421.879.596 | 1.199.364.151 | 1.173.178.389 | 184,29% | -2,18 % |
(Nguồn: Phòng kế toán cung cấp)
Biểu đồ 2.6: Biểu diễn sự ảnh hưởng của hoạt động khác đến lợi nhuận
Triệu đồng
10000
7.921
8000
6000
4.965
4000
2000
1.849
0
-2000
-1.427
-4000
-6000
-8000
Chỉ tiêu
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận HĐKD & HĐ khác
1.199
0
1.173
0
422
0
Năm 2010
Năm 2011
-6.722
Năm 2012
-3.792
- Giai đoạn 2010- 2011: Năm 2011 thu nhập khác tăng 6.130.964.951 đồng (tức 331,59%) thu nhập khác của doanh nghiệp chủ yếu là từ thanh lý tài sản, bán phụ phẩm,…. Bên cạnh đó chi phí khác của doanh nghiệp cũng tăng, nhưng tốc độ tăng của chi phí khác chậm hơn tốc độ tăng của thu nhâp khác nên lợi nhuận khác của doanh nghiệp tăng (năm 2011 tăng 328,4% so với năm 2010).
- Giai đoạn 2011-2012: Năm 2012 thu nhập khác của doanh nghiệp giảm 36,37% so với năm 2011, chi phí khác tăng 91,21% nhưng do doanh thu khác cao nên hoạt động khác vẫn có lời, hoạt đông khác năm 2012 giảm 37,32% so với năm 2011.
Như vậy hoạt động khác ảnh hưởng tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh, bằng chứng là tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác luôn dương và có chiều hướng ngày càng tăng dần góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Nhận xét
3.1.1. Ưu điểm:
Thứ nhất: Về hệ thống chứng từ sử dụng thực tế: công ty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán linh hoạt vừa theo quy định của Bộ Tài Chính, vừa phù hợp với đặc điểm của công ty. Chứng từ của công ty được lập kịp thời, đầy đủ, chính xác khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ sau khi được lập tại nơi phát sinh được luân chuyển vào phòng kế toán để tiến hành ghi sổ.
Trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty cũng bao gồm đầy đủ các bước theo quy định: lập chứng từ, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ, kiểm tra chứng từ, ghi sổ và lưu trữ chứng từ.
Theo dòi ngày càng chặt chẽ trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty nhằm giúp cho công việc ở phòng kế toán được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao.
Thứ hai: Việc hạch toán doanh thu phù hợp, công ty mở các sổ chi tiết riêng biệt cho từng loại mặt hàng, giúp việc theo dòi cụ thể được dễ dàng hơn những danh mục mua vào, bán ra. Có được sự liên kết và tạo được sự tin cậy với các tổ chức, doanh nghiệp và các đội trực thuộc công ty tạo nên sự vững chắc trong việc mua bán, vận chuyển. Mặt hàng tiêu thụ nội bộ có được sự ổn định cần thiết phù hợp với loại hình kinh doanh đang áp dụng tại công ty.
Thứ ba: Về các hình thức bán hàng, tiêu thụ hàng hóa là một hoạt động quan trọng, bởi lẽ nó đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời nó phản ánh sự vận động của tài sản tiền vốn của công ty trong lưu thông. Do đó, công ty đã tổ chức hệ thống tiêu thụ hàng hóa linh hoạt, hiệu quả thông qua nhiều phương thức bán hàng đang được áp dụng như: bán hàng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý, bán chợ, bán hợp đồng……đã đảm bảo cho sản phẩm của công ty đến được tay nhiều người tiêu dùng nhất. Thứ tư: Về hệ thống hàng tồn kho, tồn kho tại công ty là khá lớn với bảy kho hàng,
hơn 100 mã sản phẩm, ngày tồn kho là 8,8 ngày bán hàng nên giá trị tương đối lớn.
Thứ năm: Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền thích hợp với thực trạng tại công ty kinh doanh nhiều mặt hàng và giá hàng hóa ít biến động.
Thứ sáu: Công ty chủ yếu dùng vốn vay ngắn hạn của ngân hàng để mua hàng hóa. Sở dĩ như vậy, công ty có thể vay ngân hàng với khối lượng lớn do công ty làm ăn có hiệu quả tạo được uy tín với ngân hàng.
Thứ bảy: Về công tác kế toán xác định kết quả bán hàng ở công ty dễ thực thi, cách tính đơn giản và tổng kết tính toán một cách chính xác, giúp cho ban lãnh đạo công ty thấy được xu hướng kinh doanh trong thời gian tới, để đầu tư vào thị trường nào, mặt hàng nào, có cần thay đổi phương thức bán hàng không…
3.1.2. Nhược điểm:
Bên cạnh những kết quả trong công tác tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ mà kế toán công ty đã đạt được, còn có những tồn tại mà công ty Đắc Hưng Gia Lai có khả năng cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu trong công tác quản lý của Công ty.
Mặc dù về cơ bản, Công ty đã tổ chức tốt việc hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ nhưng vẫn còn một số nhược điểm sau:
Thứ nhất: Với mô hình của công ty tương đối lớn, sự quản lý chỉ đạo của công ty hiện nay về việc bán hàng nội bộ còn rất nhiều hạn chế, trách nhiệm thanh toán khi nhận hàng hóa của công ty giao để bán còn chậm, chưa nghiêm túc, nhiều đơn vị còn ỷ lại, trông chờ. Quản lý chỉ đạo nguồn kinh doanh chưa có sự thống nhất.
Thứ hai: Công Ty không sử dụng các tài khoản TK532 - Giảm giá hàng bán
TK531 - Hàng bán bị trả lại
Và trên thực tế, việc giảm giá hay chiết khấu thương mại được áp dụng trực tiếp trên từng hoá đơn, đối với từng đơn hàng, nên không đủ điều kiện ghi nhận vào các tài khoản điều chỉnh giảm doanh thu.
Thứ ba: Kế toán công nợ của công ty hiện nay còn nhiều hạn chế dẫn đến phát sinh công nợ dây dưa khó đòi, công nợ không có khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến vốn kinh doanh của công ty. Hàng năm công ty phải trích các khoản dự phòng phải thu khó đòi.
Thứ tư: Do số hàng tồn kho của công ty là khá lớn, xuất nhập nhiều, với ngày tồn kho là 8,8 ngày, tồn kho 6,1 tỷ nên cần phải có công cụ kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn.
Thứ năm: Công ty Đắc Hưng Gia Lai là một đơn vị kinh doanh thương mại, để tiến hành kinh doanh thì công ty phải tiến hành mua hàng hoá nhập kho rồi sau đó mới đem đi
tiêu thụ. Điều này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên của hàng trong kho.Tuy nhiên kế toán Công ty lại không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
3.2 Một số kiến nghị
Kiến nghị 1: Sử dụng thêm tài khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại:
Hiện nay công ty có sử dụng tài khoản 521_Chiết khấu thương mại nhằm thu hút khách hàng, tiêu thụ hàng hóa được nhanh chóng, nhưng công ty không sử dụng:
- Tài khoản 532_Giảm giá hàng bán, theo em Công ty nên sử dụng thêm tài khoản 532, đúng với quy định của bộ tài chính. Mặc dù khi giảm giá hàng bán Công Ty có thể giảm giá trực tiếp trên hóa đơn, điều này đúng, tuy nhiên không cung cấp thông tin cho phòng kế toán cũng như ban giám đốc biết được tổng số doanh thu bán hàng giảm giá trong kỳ là bao nhiêu. Công Ty nên mở thêm TK 532 “Giảm giá hàng bán” để phòng kế toán cũng như ban giám đốc trong Công Ty biết hàng bị giảm giá do nguyên nhân gì để từ đó xây dụng phương hướng hoàn thiện việc bán hàng cũng như mua hàng.
- Tài khoản 531_Hàng bán bị trả lại, vậy theo em Công ty nên sử dụng thêm tài khoản này nhằm theo dòi nghiệp vụ được chính xác hơn, bởi vì thực tế trong kinh doanh luôn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro và nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu trường hợp hàng hóa của Công ty bị khách hàng trả lại lúc đó việc hạch toán vào TK 531 sẽ giúp cho kế toán theo dòi nội dung trên dễ dàng hơn và đảm bảo theo đúng yêu cầu của Nhà Nước
Kiến nghị 2: Tổ chức công tác bán hàng tại công ty
Hiện nay công tác bán hàng của công ty có phần quá chặt chẽ, công ty nên áp dụng phương thức bán hàng ký gửi đại lý, tạo điều kiện cho đại lý mở rộng thị trường, tăng doanh thu bán hàng.
Kiến nghị 3: Trình tự luân chuyển bán hàng qua kho theo hình thức thanh toán ngay:
- Một số đơn vị trực thuộc Công ty đã giảm bớt một trong các khâu của nghiệp vụ bán hàng qua kho như sau: Thủ kho vừa là người xuất hàng, vừa là người thu tiền hàng của khách hàng cuối cùng thủ kho lập bảng kê số hàng đã bán, kế toán căn cứ bảng kê nộp cho thủ quỹ. Việc bán hàng này thuận tiện cho khách hàng mua hàng nhưng theo em chưa đúng với trình tự luân chuyển bán hàng qua kho theo chế độ đã quy định, việc kế toán lập hóa đơn GTGT, ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng, tính giá vốn hàng bán có chính xác hay không cần phụ thuộc vào sự trung thực của thủ kho. Như vậy có sự sơ hở trong việc quản lý tiền hàng
- Cần tách rời nghiệp vụ giao hàng và nghiệp vụ thu tiền hàng của khách hàng ở thủ kho, thực hiện thống nhất việc bán hàng qua kho theo đúng trình tự chế dộ quy định. Người mua đề nghị mua hàng, kế toán lập hóa đơn GTGT, lập phiếu thu sau đó có sự kiểm duyệt của Kế toán trưởng hoặc Giám đốc công ty, thủ quỹ căn cứ phiếu thu, thu tiền nhập quỹ, thủ kho căn cứ phiếu xuất kho xuất hàng giao cho khách hàng. Nhằm tăng cường công tác đối chiếu nội bộ, giảm bớt sự nhầm lẫn cho thủ kho, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý một cách chặt chẽ, đúng chế độ.
Sơ đồ 3.1: Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
Khách hàng
Nhân viên bán hàng
Kế toán
Thủ kho
Thủ quỹ
Yêu cầu báo giá
Nhận báo giá
Lập đơn đặt hàng
Nhận hàng và HĐ
Làm thủ tục thanh toán
Lập và gửi báo giá
Nhận đơn đặt hàng
Lập HĐBH và chuyển hàng
Thanh toán
Không thanh
toán
Lập phiếu xuất kho
Nhận tiền lập phiếu thu
Ghi sổ tiền mặt
Ghi sổ công nợ
Nhận phiếu và xuất hàng
Thu tiền và ghi sổ
Kiến nghị 4: Về phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho
Hiện nay công ty TNHH Đắc Hưng Gia Lai sử dụng phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn để tính trị giá xuất kho, phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng khó bù đắp chi phí. Do đó, Công ty nên áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước để
tính trị giá hàng tồn kho, áp dụng phương pháp này giá trị của hàng tồn kho sẽ được phản ánh tương đối sát với thị trường của mặt hàng đó, vì tính theo giá của những lần nhập kho mới nhất. Cuối kỳ, lượng hàng hóa không bị tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
Bên cạnh đó, phương pháp FIFO giả sử rằng giá của hàng tồn kho đầu kỳ theo giá nhập trước và giá các làn nhập trước trở thành trị giá vốn hàng xuất (hoặc thành chi phí). Khi giá cả tăng lên, phương pháp FIFO thường dẫn đến lợi nhuận cao nhất trong ba phương pháp FIFO, LIFO và bình quân.
Kiến nghị 5: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Do hình thức kinh doanh thực tế tại Công ty nhiều khi phải mua hàng về kho để chuẩn bị cho hoạt động phân phối lưu thông tiếp theo. Việc này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng hoá trong kho.
Vì vậy, công ty nên dự tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào giá vốn hàng bán phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so giá ghi sổ của kế toán hàng tồn kho.Cuối kỳ Nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ kế toán tiến hành trích lập dự phòng.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp Công ty bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hoá tồn kho giảm giá, đông thời cũng để phản ánh giá trị thực tế thuần tuý hàng tồn kho của Công ty nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.