- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí kinh doanh bất động sản;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác;
- Chi phí khác.
1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Trình tự kế toán chi phí tài chính (Sơ đồ 1.5)
- Để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 641–―Chi phí bán hàng‖
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng 68 Minh Phú - 2
- Khái Quát Chung Về Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh
- Nội Dung Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Dưới Góc Độ Tài Chính
- Phân Tích Thông Tin Phù Hợp Phục Vụ Việc Ra Quyết Định
- Hoạt Động Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Mỹ Và Pháp
- Thực Trạng Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Ctcpxd 68 Minh Phú Dưới Góc Độ Kế Toán Tài Chính.
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
+ Nội dung TK 641: TK này dùng để phản ánh các Chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các Chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), Chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,... Các khoản Chi phí bán hàng không được coi là Chi phí tính thuế thu nhập DN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm Chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập DN để làm tăng số thuế thu nhập DN phải nộp.
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,...
Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch
toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Trình tự kế toán tập hợp chi phí bán hàng (Sơ đồ 1.6)
- Để phản ánh tình hình tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 642 – ―Chi phí quản lý DN‖.+ Nội dung TK 642: TK này phản ánh các Chi phí quản lý và điều hành chung của toàn DN. Các khoản Chi phí quản lý DN không được coi là Chi phí tính thuế thu nhập DN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm Chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập DN để làm tăng số thuế thu nhập DN phải nộp.TK này được mở chi tiết tùy theo đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý.
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...)
Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được mở thêm các tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". (Sơ đồ 1.7)
- Để tập hợp và kết chuyển chi phí khác xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 811 – “ Chi phí khác”
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;
- Các khoản chi phí khác.
Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
Trình tự kế toán chi phí khác (Sơ đồ 1.8)
Để tập hợp chi phí thuế TNDN và kết chuyển xác định kết quả kinh doanh sử dụng TK 821 – ― Chi phí thuế TNDN‖
- TK này dùng để phản ánh CP thuế TNDN của DN bao gồm CP thuế TNDN hiện hành và CP thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả HĐKD sau thuế của DN trong năm tài chính hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:
+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:
+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
+Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước. Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán
thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.
- Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán - ―Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót‖.
- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 - ―Xác định kết quả kinh doanh‖ để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.
Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán ―Thuế thu nhập doanh nghiệp‖.
- Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
- Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - ―Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại‖ vào tài khoản 911 - ―Xác định kết quả kinh doanh‖. (Sơ đồ 1.9 và 1.10).
1.2.5. Kế toán kết quả kinh doanh
a) Chứng từ kế toán
Kế toán xác định KQKD sử dụng chủ yếu các chứng từ tự lập như: Bảng tính kết quả HĐKD, kết quả khác; Tờ khai tạm tính thuế TNDN; Tờ khai quyết toán thuế TNDN; Bảng xác định thuế TN hoãn lại phải trả,…
b) Tài khoản sử dụng
Kế toán KQKD sử dụng các TK chủ yếu sau:
- TK 911 - Xác định KQKD. TK này dùng để xác định và phản ánh kết quả HĐKD và các hoạt động khác của DN trong một kỳ kế toán năm. TK này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả HĐKD của kỳ kế toán. Kết quả HĐKD phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại HĐKD có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại hoạt động
kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. (Sơ đồ 1.11).
1.3.Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh về mặt kế toán quản trị
Chức năng của kế toán là cung cấp và truyền đạt các thông tin kinh tế về một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, là cơ sở đưa ra các quyết định cho quản lý. Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều nghiên cứu sự biến động của chi phí, doanh thu nhưng ở các khía cạnh khác nhau. Nếu kế toán tài chính hướng vào việc ghi nhận chi phí và doanh thu phải phù hợp với nhau, phù hợp với thực tế phát sinh để có căn cứ chính xác xác định lợi nhuận chịu thuế của doanh nghiệp, thì kế toán quản trị lại trọng tâm vào việc kiểm soát chi phí, doanh thu để nhà quản trị đề ra chiến lược kinh doanh trong thời gian tới hoặc đánh giá hiệu quả quyết định trong quá khứ.
1.3.1. Phân loại doanh thu, chi phí phục vụ quá trình ra quyết định
1.3.1.1. Phân loại doanh thu:
- Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, doanh thu kinh doanh bất động sản và thu nhập khác.
- Căn cứ vào phương thức bán hàng hoá, doanh thu của doanh nghiệp gồm: doanh thu bán hàng thu tiền ngay, doanh thu bán hàng người mua chưa trả, doanh thu bán hàng trả góp, doanh thu bán hàng đại lý (ký gửi), doanh thu chưa thực hiện (nhận trước).
- Căn cứ vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp, doanh thu được chia thành: doanh thu bán hàng hoá ra ngoài, doanh thu tiêu thụ nội bộ, doanh thu xuất
khẩu và doanh thu nội địa.
1.3.1.2. Phân loại chi phí:
Dưới góc độ kế toán quản trị chi phí được coi là những khoản phí tổn thực tế gắn liền với các phương án, sản phẩm, dịch vụ. Chi phí kinh doanh trong kế toán quản trị mang tính cụ thể nhằm xem xét hiệu quả của các bộ phận như thế nào. Chi phí trong kế toán quản trị được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại chi phí đều có ý nghĩa với các nhà quản trị trong quá trình kiểm soát các loại chi phí, mặt khác các tiêu thức phân loại chi phí còn cung cấp thông tin cho mọi đối tượng bên ngoài nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau. Do đó tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh cụ thể mà chi phí được chia ra thành các loại sau:
- Phân loại theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí được chia ra thành: chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp. Chi phí hỗn hợp là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến.
- Phân loại theo tính chất của chi phí, chi phí được chia ra: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được. Trong đó: Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó còn chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó.
- Phân loại theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí của một dự án được phân loại như sau: chi phí thích hợp, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm.
1.3.2. Dự toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
Bước 1: Lập dự toán doanh thu:
Mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của DN là nhằm