Khái Quát Chung Về Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP


1.1.Khái quát chung về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

1.1.1. Khái quát về doanh thu

1.1.1.1. Khái niệm

- Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 ―Doanh thu và thu nhập khác‖ định nghĩa như sau: ―Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu‖.

Như vậy, có thể hiểu bản chất của doanh thu là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì doanh thu được định nghĩa là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Nghĩa là, doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.

- Liên quan đến doanh thu còn có các khoản giảm trừ doanh thugồm:

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng 68 Minh Phú - 3

+ Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.


+ Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là doanh thu khối lượng hàng bán đãxácđịnh là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

Vậy doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các hoạt động tài chính, hoạt động khác của doanh nghiệp. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền

1.1.1.2. Phân loại doanh thu

- Hiện nay có rất nhiều cách phân loại doanh thu khácnhau:

Phân loại theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp baogồm:

*Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được và sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giờ bán (nếu có).

*Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

- Tiền lãi: lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm, trảgóp;

- Lãi do bán, chuyển nhượng công cụ tài chính, đầu tư liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con;

- Cổ tức và lợi nhuận được chia;

- Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;

- Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ;


- Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính.

*Thu nhập khác: Thu nhập khác là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, nội dung cụ thể bao gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

- Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;

- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;

- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;

- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước: Là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được;

- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập: là khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại;

- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu;

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;

- Các khoản thu khác.

Trong ba loại doanh thu trên, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là bộ phận doanh thu lớn nhất và có tính chất quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp thương mại. Phân loại theo phương thức thanh toán tiền hàng gồm:

+ Doanh thu thu tiền ngay,

+ Doanh thu trả chậm,

+ Doanh thu nhận trước.


Phân loại theo thời gian gồm:

- Doanh thu thực hiện: là toán bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa; cung cấpdịch vụ; tiền lãi và các hoạt động khác nhận được trong kỳ.

- Doanh thu chưa thực hiện: là nguồn hình thành nên tài sản (tiền, khoản phải thu khách hàng) của các giao dịch tạo ra doanh thu nhưng một phần trong doanh thu đó đơn vị chưa thực hiệnđược.

1.1.1.3. Điều kiện ghi nhận doanh thu

*Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng:

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời cả 5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế tư giao dịch bán hàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

*Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:

Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;


- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

1.1.2. Khái quát về chi phí

1.1.2.1. Khái niệm

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 ―Chuẩn mực chung‖ (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) định nghĩa về Chi phí như sau: “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sởhữu”.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán DN “Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa”.

Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau.

Chi phí được hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tính trong một thời kì nhất định. Hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cun thể và dịch vụ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


Từ các khái niệm về chi phí, tác giả nhận thấy một vài đặc trưng sau:

- Chi phí là sự giảm đi của các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ kế toán dưới các hình thức khác nhau. Sự giảm lợi ích này thực chất là làm giảm tạm thời nguồn vốn chủ sở hữu nhưng với mong muốn sẽ thu được các lợi ích kinh tế lớn hơn trong tươnglai.

- Chi phí khi phát sinh làm giảm tương ứng vốn chủ sở hữu của DN nhưng không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sởhữu.

Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm, cách hiểu còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm chi tiêu trong quá trình kinh doanh và chi phí, để đi đến thống nhất thì cần phải phân biệt hai khái niệm trên. Không phải mọi khoản doanh nghiệp chi ra trong kỳ đều là chi phí sản xuất mà chỉ những khoản chi ra để sản xuất sản phẩm hàng hóa thì mới được coi là chi phí. Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí trong doanh nghiệp sản xuất là những khoản chi có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa cho các khách hàng trong một kỳ nhất định, trong khi không phải tất cả các khoản chi tiêu đều phục vụ cho việc sản xuất, cung cấp hàng hóa trong kỳ đó. Ví như các khoản chi tiêu của DN sản xuất vật liệu trải đường trong kỳ vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu như mua nguyên liệu đá, bao bì, dầu chạy máy sản xuất, phương tiện vận tải …dự trữ trong kho phục vụ cho nhiều kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và đúng là không đồng nghĩa với các khoản chi phí sản xuất ghi nhận trong kỳđó.

Chi phí luôn là đối tượng đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý, điều hành của DN sản xuất. Việc hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ về chi phí luôn là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán và hoạch định kế hoạch kinh doanh, quyết định quá trình tập hợp, xử lý và cung cấp thông tin kế toán về chi phí kinh doanh cho các đối tượng sử dụng trong và ngoài DN.


Trong nền kinh tế thị trường các chi phí đã nêu ở trên đều biểu hiện bằng tiền, vì vậy có thể nói rằng chi phí của doanh nghiệp thương mại được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí vật chất sức lao động liên quan đến quá trình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp thương mại trong một thời kỳ nhất định, đồng thời được bù đắp thu nhập hoặc doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.

1.1.2.2. Phân loại

Chi phí có rất nhiều loại vì vậy cần phải phân loại nhằm phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán. Phân loại là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo đặc trưng nhất định. Tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý hạchtoán.

Phân loại theo nội dung kinh tế, Chi phí baogồm:

+ Chi phí vật tư mua ngoài

+ Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí bằng tiền khác...

Phân loại theo công dụng kinh tế, chi phí baogồm:

- Chi phí vật tư trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịchvụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí lương, tiền công, các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định như bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế của công nhân sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung là các chi phí sử dụng cho hoạt động SX, chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Bao gồm: chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ; khấu hao tài sảnCĐ phân xưởng, tiền


lương các khoản trích nộp theo quy định của nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phânxưởng.

- Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, bao gồm cả Chi phí bảo hành sảnphẩm.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sảnCĐ phục vụ bộ máyquan lý và điều hành doanh nghiệp; tiền lương và các khoản trích nộp theo quy định của bộ máy quản lý và điều hành DN; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí khác bằng tiền phát sinh ở DN như Chi phí về tiếp tân khánh tiết, giao dịch, chi các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động (có hướng dẫn cụ thể như BTC - Thương binh - Xã hội)v.v..

Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với qui mô sản xuất kinh doanh, chi phí baogồm:

- Chi phí cố định: Là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như: chi phí khấu hao tài sản CĐ, chi phí tiền lương quản lý, lãi tiền vay phải trả, chi phí thuê tài sản, văn phòng.

- Chi phí biến đổi: Là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của qui mô sản xuất. Ví dụ như: Chi phí nguyên vật liệu, tiền lương công nhân SX trực tiếp...

1.1.3. Khát quát về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3.1. Khái niệm

Theo thông tư 200/2014/TT/BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thì kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

Kết quả hoạt động kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí