cáo kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh chặt chẽ, khoa học, hợp lí là thực sự cần thiết.
Thông tin trên các báo cáo phải được chia thành các chỉ tiêu phù hợp vói các tiêu chuẩn đánh giá của nhà quản trị doanh nghiệp, số lượng các chỉ tiêu trên báo cáo phải được sắp xếp theo một trình tự khoa học, hợp lí nhằm đảm bảo sự tiện lợi cho việc sử dụng thông tin. Hình thức và kết cấu của báo cào cần đa dạng, linh hoạt, tùy thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi báo cáo phục vụ cho từng tình huống cụ thể.
1.3.3. Phân tích các thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Mục tiêu cơ bản của các đơn vị trong nền kinh tế là tối đa hóa kết quả kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với từng thời điểm. Để đưa ra được các quyết định phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ phải sử dụng các thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh từ quá khứ tới hiện tại của đơn vị mình.
Vậy việc phân tích thông tin kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là công tác rất quan trọng để giúp các nhà quản trị đưa ra được các quyết định kinh doanh đúng đắn nhất, phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp trên hai phương diện:
Ra quyết định kinh doanh ngắn hạn
Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh là một nhân tố đắc lực cho nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Thông tin kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý hiệu quả các yếu tố của hoạt động kinh doanh như: doanh thu, chi phí, giá thành, kết quả hoạt động kinh doanh,....Căn cứ vào các thông tin kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh, nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh trong ngắn hạn của mình như : quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận, quyết định tự sảnxuất hay mua ngoài, quyết định tiếp tục sản xuất hay nên bán
Lập kế hoạch kinh doanh trong tương lai
Có thể bạn quan tâm!
- Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam Số 03 “Tài Sản Cố Định Hữu Hình” Và Số 04 “ Tài Sản Cố Định Vô Hình”
- Trình Bày Thông Tin Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Trên Bctc
- Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Dưới Góc Độ Kế Toán Quản Trị
- Thực Trạng Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Giao Thông Hà Nội Dưới Góc Độ Kế Toán Tài Chính
- Kế Toán Chi Phí Hoạt Động Tài Chính
- Trình Bày Thông Tin Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Trên Bctc
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Kế hoạch kinh doanh là những kế hoạch chi tiết mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, được xác định bằng hệ thống các chỉ tiêu cụ thể về số lượng, giá trị trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai.Việc lập kế hoạch kinh doanh có vai trò quan trọng đối với việc duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh của kinh tế thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 đã tập trung vào nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến kế toán doanh, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dịch vụ nói riêng: Khái niệm, bản chất và phân loại doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và theo chế độ kế toán hiện hành.
Những vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sẽ là cơ sở để xem xét đánh giá thực tế và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
+ Tên tiếng việt: Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội
+ Địa chỉ trụ sở chính: Số 01 đường Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
+ Mã số thuế: 0500237046
+ Vốn điều lệ của Công ty: 2.000.000.000 đồng.
+ Điện thoại: 0243.3520.175 Fax: 0243.522.179
+ Website: http:// www.ctec.org.vn
+ Quá trình thành lập công ty:
Năm 1992: Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp khảo sát thiết kế giao thông được thành lập theo Quyết định số 312-QĐ/UB ngày 12/9/1992 của UBND tỉnh Hà Tây; sau đó chuyển thành Công ty Tư vấn XDCT GTVT Hà Tây theo Quyết định số 236-QĐ/UB ngày 18/4/1996 của UBND tỉnh Hà Tây.
Năm 2004 công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông vận tải Hà Tây theo Quyết định số 1205 QD/UB ngày 09/11/2004 của UBND tỉnh Hà Tây.
Năm 2008, công ty được đổi tên thành Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội. Và từ đó đến nay, Công ty không ngừng phát triển, mở rộng quy mô, thị trường và ngày càng khằng định vị trí của mình trong lĩnh vực tư vấn nói riêng và xây dựng nói chung
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của Công ty
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty CP tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội gồm:
Lập báo cáo đầu tư các ngành: Giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, công nghiệp thủy lơi;
Quản lý, tư vấn đầu tư xây dựng;
Thiết kế quy hoạch: Giao thông, khu công nghiệp, hạ tầng;
Khảo sát xây dựng: Khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, khảo sát tuyến đường;
Thiết kế kỹ thuật (kỹ thuật thi công,bản vẽ thi công) lập dự toán công trình: Hạ tầng kỹ thuật, giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi, thiết kế san lấp mặt bằng, chiếu sáng đô thị;
Kiểm định chất lượng công trình xây dựng, thí nghiệm vật liệu;
Tư vấn đấu thầu, đánh giá hồ sơ thầu công trình xây dựng, mua sắm thiết bị; Xây lắp công trình;
Giám sát thi công xâp lắp công trình xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; Các dịch vụ tư vấn xây dựng khác
Với năng lực hoạt động xây dựng và năng lực thực hiện các phép thử của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông LAS-XD 301, khách hàng của công ty chủ yếu là: Sở giao thông, Ban quản lý dự án, UBND các quận/huyện và các tập đoàn lớn trong nước, ví dụ: Sở giao thông Hà Nội, Sở giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang, Ban quản lý dự án giao thông 1, UBND quận Hà Đông, UBND huyện Quốc Oai, Tập đoàn Nam Cường, Cicenco 5,...
Với mục tiêu “ Chất lượng- Tiến độ- Hiệu quả”, công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội luôn cố gắng tận tâm, tận lực để đem đến các sản phẩm tư vấn tốt nhất.
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2005. Các hoạt động của Công ty tuần thủ Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty.
Ban Giám Đốc
P.
Tổ chức
hành
chính
P. Tài chính
kế toán
P.
P.
Kế
hoạch
Quản
lý
P. Quản
lý
P.
P. Tư vấn giám
sát
P.
Khảo sát
dự
kỹ
thuật
TN và
kiểm
định
án
Trung
tâm
Trung
tâm
Trung
tâm
Tư vấn
Tư vấn
Tư vấn
1
2
3
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ tổ chức của Công ty CPtư vấn xây dựng giao thông Hà Nội
(Nguồn: Phòng kế toán)
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận
Bộ máy tổ chức của công ty gồm có 08 phòng; 03 trung tâm và đến đến ngày 31/12/2019 là 94 lao động cụ thể:
Ban Giám đốc: Điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Phòng Tổ chức hành chính: Công tác hành chính, nhân sự, tổ chức cán bộ, lao
động tiền lương
Phòng Tài chính kế toán: Công tác tài chính
Phòng Kế hoạch: Công tác đấu thầu, ký kết hợp đồng
Phòng Quản lý Dự án: Tư vấn quản lý dự án các công trình xây dựng Phòng Quản lý kỹ thuật: Soát xét hồ sơ, sản phẩm trước khi xuất xưởng
Phòng Thí nghiệm và kiểm định: Thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình xây dựng; khảo sát địa chất các công trình xây dựng
Phòng Tư vấn giám sát: Tư vấn giám sát các công trình xây dựng
Phòng Khảo sát: Khảo sát địa hình các công trình xây dựng
Trung tâm Tư vấn 1 ( Xí nghiệp cầu hầm): Tư vấn thiết kế, giám sát, quản lý dự án
Trung tâm Tư vấn 2 (Xí nghiệp đường 1): Tư vấn thiết kế, giám sát, quản lý dự án
Trung tâm Tư vấn 3 (Xí nghiệp đường 2): Tư vấn thiết kế, giám sát, quản lý dự án
Phòng Tư vấn đấu thầu: Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu xây dựng, mua sắp thiết bị, hàng hóa,công ty và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Pháp luật Nhà nước về mọi sự quản lý, điều hành của mình đối với công ty.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Hiện nay Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, để phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, mọi hoạt động liên quan đến kế toán của Công ty đều được tập hợp xử lý tập trung tại phòng kế toán.
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Kế toán vật tư và tài sản cố định
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương và BHXH
Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán của Công ty
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán tại công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty cũng như sự chỉ đạo kiểm tra về mặt chuyên môn của cơ quan tài chính cấp trên.
Kế toán tổng hợp: Ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản vào sổ nhật ký chung, kê khai thuế hàng tháng, hàng quý theo quy định, theo dõi doanh thu, tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công ty. Đồng thời, kế toán tổng hợp cũng kiêm nhiệm hạch toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, tính giá thành sản phẩm.Lập các báo cáo tổng hợp và chi tiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin để lập các dự toán chi phí sản xuất, phân tích chi phí và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm.
Kế toán thanh toán: Theo dõi công nợ khách hàng và nhà cung cấp, kiểm soát chứng từ thanh toán, thu-chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi tạm ứng nhân viên, các hợp đồng mua bán, lập báo cáo thuế, thực hiện các công việc khác được giao bởi kế toán trưởng và ban lãnh đạo.
Kế toán tiền lương và BHXH: Theo dõi, ghi chép kịp thời vào sổ kế toán số liệu tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản chế độ, chính sách cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Kế toán vật tư, tài sản cố định, công cụ, dụng cụ: Ghi chép các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm về số lượng, giá trị, tình hình sử dụng của hàng hóa, vật tư, tài sản cố định, công cụ dụng cụ, khấu hao và thanh lý, sửa chữa tài sản cố định.
Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ, cập nhật chính xác và kịp thời tình hình thu, chi quỹ tiền mặt vào Sổ quỹ tiền mặt.
2.1.3.2. Đặc điểm chính sách kế toán tại Công ty
+ Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC.