Về Lập Dự Phòng Các Khoản Nợ Phải Thu Khó Đòi


giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”

Vậy, dựa vào quy định trên, chia làm 3 trường hợp viết hóa đơn có chiết khấu thương mại.

Trường hợp 1: Viết hóa đơn chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng.

Trường hợp 2: Viết hóa đơn chiết khấu thương mại khi mua hàng với số lượng lớn.

Trường hợp 3: Viết hóa đơn số tiền chiết khấu khi kết thúc chương trình khuyến mại.

Ngoài ra, Công ty nên có nhiều chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng quen biết lâu năm hoặc những khách hàng mua với số lượng lớn. Chẳng hạn, Công ty có thể giảm giá hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm nào đó nếu họ ký kết với Công ty hợp đồng có giá trị lớn. Vào cuối quý, cuối năm Công ty nên tính tổng các giá trị hợp đồng đó và xác định xem khách nào là lớn nhất để có một hình thức ưu đãi hợp lý, linh hoạt trong bán hàng sẽ là công cụ rất mạnh mẽ để thu hút khách hàng, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận kinh doanh.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại như sau: Khi phát sinh:

Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm) Có các TK 111, 112, 131, ...


Cuối kỳ kết chuyển:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211)

3.2.4. Xác định kết quả kinh doanh

Hiện nay, Công ty đã tiến hành phân loại DT, giá vốn theo nhóm hàng hóa qua hệ thống TK như:

TK 5111 - DT bán hàng hóa

TK 51111 - Doanh thu từ bán hàng

TK 51112 - Doanh thu từ bán vật liệu khác TK 6321 - Giá vốn hàng hoá đã bán.

TK 63211 - Giá vốn bán hàng TK 63212 - Giá vốn bán khác

Tuy nhiên, khi xác định KQKD DN chỉ tiến hành đánh giá KQKD theo nội dung hoạt động như: KQKD hoạt động SXKD, KQKD hoạt động đầu tư tài chính và KQKD hoạt động khác. DN chưa tiến hành phân loại KQKD theo từng loại hàng hóa hoặc nhớm hàng hóa để xác định hiệu quả kinh doanh của từng loại hàng hóa, từng nhóm hàng hóa. Việc phân loại theo từng hàng hóa, nhóm hàng hóa là cơ sở để nhà quản trị có quyết định đúng đắn đầu tư loại hàng hóa, nhóm hàng hóa nào mang lại hiệu quả kinh doanh cho DN. KQKD được phân loại theo từng loại hàng hóa, nhóm hàng hóa như sau:

- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

+ TK 9111 - Xác định kết quả kinh doanh hóa chất

TK 91111 - Xác định kết quả kinh doanh bình chữa cháy

TK 91112 – Xác định kết quả kinh doanh vòi chữa cháy TK 91113 – Xác định kết quả kinh doanh tủ chữa cháy…

Đồng thời, DN mở sổ kế toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh cho từng loại hàng hóa, từng nhóm hàng hóa phù hợp với TK kế toán KQKD. Qua thu thập, phân tích KQKD của từng loại hàng hóa DN nhìn nhận toàn diện hơn về từng loại


hàng hóa, đánh giá loại nào mang lại hiểu quả kinh doanh nhất, phù hợp với nhu cầu thị trường, tỷ suất lợi nhuận, mức độ canh tranh,…

3.2.5. Về việc phân bổ chi phí mua hàng

Các chi phí mua hàng hóa như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bến bãi cần được hạch toán riêng. Để dõi chi phí mua hàng, kế toán sử dụng Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa.

Cách hạch toán như sau:

a) Phản ánh chi phí thu mua hàng hoá, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (1562)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331,...

b) Cuối kỳ, khi phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa được xác định là bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 156 - Hàng hóa (1562).

Chi phí mua hàng được phân bổ theo công thức sau:


Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng

Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng tồn kho đầu kỳ

+ Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng

mua trong kỳ


Giá mua hàng bán

tồn kho xuất bán = x ra trong

trong kỳ

Giá mua hàng hóa xuất trong kỳ

+ Giá mua hàng hóa kỳ tồn kho cuối kỳ

Ví dụ trong tháng 09/2019, công ty không có chi phí mua hàng tồn đầu kỳ. Trong kỳ các chi phí cho quá trình mua hàng là 3.650.000 đồng. Giá mua hàng bán trong tháng là 1.978.987.320 đồng, tồn cuối tháng là 546.157.355 đồng. Theo công thức trên, chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng xuất bán trong kỳ là:

Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng tồn kho xuất bán

trong kỳ


0

+

3.650.000



1.978.987.320

=




x



1.978.987.320


+


546.157.355


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Khí Công nghiệp Long Biên - 12


3.2.6. Về Lập dự phòng các khoản Nợ phải thu khó đòi

Theo thông tư 48/2019/TT-BTC ban hành ngày 08/8/2019 hướng dẫn việc lập dự phòng phải thu khó đòi như sau:

Việc lập dự phòng được tiên hành vào thời điểm khóa sổ kế toán để lập BCTC năm theo nguyên tắc:

+Việc lập các khoản dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của công ty.

+Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi của công ty cần lập dự phòng phải có các chứng từ gốc ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nợ, nội dung khoản nợ, số tiền phải thu, số đã thu, số còn nợ và thời hạn nợ.

+Được trích lập với những khoản nợ đã quá hạn thanh toán hoặc những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức nợ đã bị phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn hoặc đã chết, bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án.

+Đối với nợ phải thu đến hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: 30% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm 50% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 1 năm đến dưới 2 năm 70% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 2 năm đến dưới 3 năm 100% giá trị đối với các khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

+Mức lập dự phòng tối đa không vượt quá 20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 và được tính theo công thức sau:

Mức dự phòng phải

thu khó đòi

=

Số nợ phải thu khó đòi

×

% trích lập dự phòng

theo quy định

Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi: Để phù hợp với sự thay đổi của chế độ kế toán, kế toán dự phòng phải thu khó đòi được cập nhật theo thông tư 200/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2015 của Bộ Tài Chính gồm các nội dung sau:


Chứng từ sử dụng kế toán dự phòng phải thu khó đòi: Chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ…

Tài khoản sử dụng kế toán dự phòng phải thu khó đòi: TK 2293-“Dự phòng phải thu khó đòi”

Kết cấu tài khoản 2293:

Bên Nợ: + Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng đã lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết;

+ Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ.

Bên Có: +Trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Số dư bên Có: Số dự phòng phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ. Trình tự kế toán dự phòng phải thu khó đòi:

(1) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: tăng TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi.

(2) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi giảm TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi và giảm TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

(3) Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi: tăng các TK 111, 112, 331, 334....(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường), giảm TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi(phần đã lập dự


phòng) và giảm TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí), giảm các TK 131, 138, 244...

(4) Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:Tăng các TK 111, 112,.... và ghi tăng TK 711 - Thu nhập khác.

(5) Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi: tăng các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận), ghi giảm TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ) , và ghi giảm các TK 131, 138, 244...

+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: tăng các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận), ghi giảm TK 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi(số đã lập dự phòng) và ghi giảm TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ), ghi giảm các TK 131, 138, 244...

- Sổ kế toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi: Sổ Nhật ký Chung, sổ Cái các TK 229, TK131, TK642 và sổ chi tiết các TK 2293, TK 642, và các sổ chi tiết thanh toán với người mua.

Ví dụ: Ngày 31/12/2019 công ty lập dự phòng giảm giá nợ phải thu khó đòi cho Công ty năm 2019 như sau: Tổng số tiền phải thu khách hàng của công ty năm 2019 khoảng 6.974.883.073 đồng, trong đó theo bản đánh giá tuổi nợ của kế toán thì số nợ khó đòi phải thu khách hàng của công ty 3.873.032.769 đồng, cụ thể là trong khoảng 6 tháng đến 1 năm là 2.830.625.780 đồng và từ 1 đến 2 năm là 1.042.406.989 đồng

Công ty cuối mỗi năm có thực hiện bản đánh giá công nợ đối với các khoản phải thu khách hàng như sau:



Tên khách hàng


Số phải thu ngày 31/12/19

Thời gian quá hạn thanh toán trên hợp đồng


Số cần trích lập

Từ 6 tháng

đến 1 năm

Từ 1 đến 2 năm

Từ 2

đến 3 năm

Trên 3

năm

Cty TNHH

Nghĩa Dũng


3.354.346.100


2.179.746.100


-




653.923.830

Cty CP

Hưng Thịnh


32.838.200


-


32.838.200




16.419.100

Nguyễn An

Duy

3.587.698.773

650.879.680

1.009.568.789



700.048.299

Cộng

6.974.883.073

2.830.625.780

1.042.406.989



1.370.391.229


Căn cứ vào bản đánh giá công nợ ở trên và các biên bản đối chiếu công nợ và các công văn gửi cho khách hàng về việc thu hồi công nợ cuối kỳ kế toán ghi nhận:

Vì trước đó công ty chưa lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, do đó kế toán hạch toán khoản dự phòng này như sau:

Nợ TK 642: 1.370.391.229

Có TK 2293: 1.370.391.229

Giải pháp 5: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Thực tế, lượng hàng tồn kho ở mỗi niên độ kế toán tại Công ty là không nhỏ. Do đó, để hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp bất khả kháng như phải giảm giá hàng bán... thì việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là rất cần thiết đối với Công ty.

Dự phòng giảm giá được lập đối với những hàng hoá mà giá bán trên thị trường thấp hơn giá gốc ghi sổ kế toán.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải đảm bảo các nguyên tắc sau.


- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính cho từng loại hàng hóa.

- Đối với hàng hóa dự trữ cho hợp đồng không thể hủy bỏ được thì mức dự phòng là chênh lệch giữa giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá gốc.

- Đối với hàng hóa tồn kho còn laị thì mức dự phòng là chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc.

- Có chứng từ hợp lệ và hợp lý để chứng minh giá vốn hàng tồn kho.

- Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho.

* Cuối năm kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại hàng hóa dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho năm tiếp theo.

Số dự phòng cần trích lập được xác định như sau:


Số dự phòng cần trích lập

cho năm N+1

=

Số lượng hàng tồn

kho ngày 31/12/N

X

Mức giảm giá

hàng hoá

Mức giảm giá hàng tồn kho = Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thực tế trên thị trường Nội dung TK 2294 - “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” phản ánh việc lập dự

phòng và xử lý các khoản dự phòng giảm giá HTK Kết cấu và nội dung TK 2294 như sau

Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá HTK được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá HTK đã trích lập tính vào giá vốn của hàng bán trong kỳ.

Trình tự hạch toán:

Cuối kỳ kế toán năm khi lập dự phòng giảm giá HTK lần đầu tiên kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 2294: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo:

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn kế toán ghi:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022