- Dự toán chi tiêu được duyệt:
+ Chi cho con người: 3.000
+ Chi phí vật tư: 1.000
+ Chi đầu tư mua sắm TSCĐ: 2.500 (Hao mòn 10%/năm)
+ Chi cho hoạt động chuyên môn: 2.000
+Chi sửa chữa lớn TSCĐ: 1.500
- Cuối năm:
+ Dự toán thu chi được thực hiện hoàn thành
+ Công trình sửa chữa lớn chưa hoàn thành
+ Vật tư tồn kho chưa sử dụng hết 100
Giả sử năm tài chính N là năm đầu tiên đơn vị đi vào hoạt động
Với các thông tin trên, vào thời điểm cuối năm việc ghi nhận thu, chi và nguồn kinh phí tại đơn vị và tại cơ quan quản lý ngân sách khi áp dụng cơ sở dồn tích đầy đủ và theo thực tế hiện nay khi áp dụng cơ sở tiền mặt có điều chỉnh được mô tả như sau:
Với chế độ hiện hành các nghiệp vụ tiếp nhận, sử dụng kinh phí được thực hiện và tình hình tài chính cuối năm như sau:
Tại đơn vị sử dụng ngân sách:
- Trong năm: Nhận kinh phí và chi tiêu theo dự toán được duyệt.
- Cuối năm tình hình tài sản, tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu như sau:
+ Chi hoạt động chờ quyết toán: 10.000 trong đó:
+ Vật tư tồn kho: 100
+ Xây dựng cơ bản dở dang: 1.500
+ Nguyên giá TSCĐ: 2.500
+ Nguồn kinh phí ngân sách cấp: 10.000
+ Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: 2.250
+ Hao mòn TSCĐ: 250
+ Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau: 1.600
Tại cơ quan quản lý ngân sách:
- Trong năm: Cấp kinh phí cho đơn vị sử dụng ngân sách và ghi nhận ngay là chi ngân sách nhà nước số tiền 10.000.
- Cuối năm: Số chi ngân sách nhà nước vẫn ghi nhận là 10.000.
Khi chuyển đối sang áp dụng cơ sở kế toán dồn tích đầy đủ, nguyên tắc ghi nhận chi phí thay đổi tại cả đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan quản lý ngân sách:
Tại đơn vị sử dụng ngân sách:
- Trong năm: Nhận kinh phí và chi tiêu theo dự toán được duyệt.
- Cuối năm: Tài sản, tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu như sau:
+ Chi hoạt động chờ quyết toán: 6.150
+ Vật tư tồn kho: 100
+ Xây dựng cơ bản dở dang: 1.500
+ Nguyên giá TSCĐ: 2.500
+ Nguồn kinh phí ngân sách cấp: 10.000
+ Hao mòn TSCĐ: 250
Tại cơ quan quản lý ngân sách
- Trong năm:
+ Cấp kinh phí và ghi nhận ngay là chi ngân sách nhà nước số tiền 6.150
+ Ghi nhận giá trị tài sản: 4.100
+ Trong đó :
+ Nguyên giá TSCĐ: 2.500
+ Giá trị vật tư tồn kho: 100
+ Giá trị XDCB dở dang: 1.500
+ Khấu hao TSCĐ: 250
- Cuối năm:
+ Ghi nhận số chi ngân sách 6.150.
+ Ghi nhận giá trị TSCĐ theo nguyên giá và ghi nhận giá trị hao mòn thực tế, ghi nhận giá trị vật tư theo số tồn kho.
Như vậy, có thể thấy rằng, cùng một số tiền chi từ ngân sách nhà nước nhưng theo cách hạch toán hiện tại cho thấy số tiền chi ra được ghi nhận hết là chi ngân
sách tại cả đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan quản lý ngân sách. Tuy nhiên nội dung các khoản tại đơn vị sử dụng ngân sách và các khoản chi phí được ghi nhận là chi ngân sách thì khác có sự khác nhau về bản chất, sự khác nhau này thể hiện ở việc ghi nhận một số khoản chi phí tại đơn vị hành chính sự nghiệp khi khi nó thực sự chưa phát sinh như chi phí nguyên vật liệu đã mua chưa sử dụng, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định chưa hoàn thành và giá trị tài sản cố định mua sắm trong năm. Việc ghi nhận như thế này làm cho tổng chi ngân sách nhà nước bị phản ánh không phù hợp với chi phí thực tế phát sinh, dẫn tới việc đánh giá tình hình sử dụng ngân sách không đúng. Với phương án hạch toán và ghi nhận theo cơ sở dồn tích, việc ghi nhận thu chi vẫn thống nhất tại đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan quản lý ngân sách nhưng chi ngân sách lúc này các khoản chi được ghi nhận hợp lý hơn, phản ánh đúng thực chất việc sử dụng ngân sách tại đơn vị và đo đó thông tin về sử dụng ngân sách của Chính phủ cũng chính xác và thực chất hơn.
Về tổ chức hệ thống sổ kế toán: Cần xây dựng các mẫu sổ kế toán thống nhất với hệ thống tài khoản kế toán, đặc biệt hệ thống sổ kế toán cần có sự gắn kết với hệ thống sổ theo dõi theo mục lục ngân sách để có thể cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý tài chính tại đơn vị hành chính sự nghiệp và đồng thời cơ quan quản lý ngân sách có thể sử dụng hệ thống này phục vụ cho việc tổng hợp ngân sách quốc gia.
Về tổ chức hệ thống báo cáo tài chính:
Khi áp dụng cơ sở kế toán dồn tích, số tồn kho của vật liệu, công cụ dụng cụ cuối năm không tính là chi phí và chi ngân sách nhà nước trong năm, tương tự giá trị các công trình xây dựng cơ bản, sủa chữa lớn tài sản cố định cuối năm không được ghi nhận vào chi phí chứng nào chưa hình thành tài sản cố định, chưa sử dụng và chừng nào chưa hoàn thành công tác sửa chữa lớn và có kế hoạch phân bổ vào chi phí. Do đó báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang mẫu số B05 – H không sử dụng nữa. Theo tác giả khi áp dụng cơ sở kế toán dồn tích nên bỏ báo cáo này trong hệ thống báo cáo tài chính.
Bổ sung vào hệ thống báo cáo tài chính Báo cáo tình hình tài chính theo IPSAS 1. Báo cáo tình hình tài chính là báo cáo tổng quát phản ánh tình hình tài sản, công nợ và nguồn vốn kinh phí của các đơn vị hành chính sự nghiệp. Theo IPSAS 1 đoạn 89, Báo cáo tài chính được tất cả các đơn vị thuộc lĩnh vực công lập để phản ánh các khoản mục chủ yếu sau:
- Tài sản, nhà xưởng và thiết bị
- Tài sản vô hình
- Tài sản tài chính
- Các khoản đầu tư được xác định theo phương pháp giá gốc
- Hàng tồn kho
- Các koản thu về từ các giao dịch một chiều như thuế, thu chuyển giao.
- Các khoản thu được từ các giao dịch trao đổi
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Các khoản phải trả về thuế, chi phí chuyên gia
- Các khoản phải trả về các giao dịch trao đổi
- Các khoản dự phòng
- Nợ phải trả dài hạn
- Lợi ích của cổ đông thiểu số
- Tài sản thuần/Vốn chủ sở hữu.
Báo cáo tình hình tài chính có thể được phản ánh thêm một số khoản mục khi có yêu cầu trình bày thành khoản mục riêng trên Báo cáo tài chính, giúp cho tình hình tài chính của đơn vị được phản ánh một cách trung thực và hợp lý hơn, hoặc sự diễn giải thêm cho các mục có thể được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của đơn vị và bản chất của các giao dịch nhằm cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho việc hiểu đúng tình hình tài chính của đơn vị.
Cấu trúc của Báo cáo tình hình tài chính, ngoài các khoản mục như trên theo IPSAS 1 đoạn 68 cần có thêm các thông tin sau:
- Tên của đơn vị báo cáo
- Là báo cáo của một đơn vị độc lập hay một đơn vị kinh tế
- Ngày kết thúc kỳ kế toán
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo.
Cơ sở lập báo cáo tình hình tài chính được xác định bao gồm: các cơ sở kế toán và cơ sở nguồn số liệu. Đối với các cơ sở kế toán, báo cáo tình hình tài chính phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán công quốc tế dựa trên cơ sở kế toán dồn tích, cơ sở được áp dụng đối với tài sản là phản ánh theo giá gốc, báo cáo được lập dựa trên cơ sở hoạt động liên tục và chính sách kế toán được áp dụng ổn định trong suốt kỳ kế toán. Cơ sở nguồn số liệu để lập báo cáo tình hình tài chính là các báo cáo này kỳ trước, các số trên sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có liên quan. Mẫu báo cáo tình hình tài chính được trình bày tại biểu 3.5
Biểu 3.5:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Đơn vị:
Mã đơn vị có QH với NS:
Mẫu số:
Ban hành theo quyết định số:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Quý:…… Năm……
Đơn vị tính:
Chỉ tiêu | Mã số | Số tiền | Ghi chú | ||
Kỳ trước | Kỳ này | ||||
A | TÀI SẢN | ||||
I | Tài sản ngắn hạn | ||||
1 | Tiền và các khoản tương đương tiền | ||||
2 | Các khoản phải thu ngắn hạn | ||||
3 | Hàng tồn kho | ||||
4 | Chi phí trả trước | ||||
5 | Các khoản đầu tư ngắn hạn | ||||
II | Tài sản dài hạn | ||||
1 | Các khoản phải thu dài hạn |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội - 21
- Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội - 22
- Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội - 23
- Về Phía Nhà Nước Và Bộ Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội
- Về Phía Các Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp Ngành Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội
- Nguyễn Đăng Huy (2008), “Giải Pháp Cho Kế Toán Công Ở Việt Nam”, Tạp Chí Khoa Học Tài Chính Kế Toán, 01, Tr 32 - 36
Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.
Các khoản đầu tư dài hạn | |||||
3 | Tài sản tài chính khác | ||||
4 | Máy móc, thiết bị, nhà xưởng | ||||
5 | Tài sản vô hình | ||||
Tổng tài sản | |||||
B | NỢ PHẢI TRẢ | ||||
I | Nợ ngắn hạn | ||||
1 | Các khoản phải trả ngắn hạn | ||||
2 | Vay ngắn hạn | ||||
3 | Lương phải trả | ||||
4 | Dự phòng phải tra | ||||
5 | Trợ cấp một lần cho người nghỉ việc | ||||
II | Nợ dài hạn | ||||
1 | Các khoản phải trả dài hạn | ||||
2 | Vay dài hạn | ||||
3 | Trợ cấp dài hạn | ||||
Tổng nợ phải trả | |||||
C | VỐN CHỦ SỞ HỮU | ||||
1 | Nguồn kinh phí | ||||
2 | Các quỹ | ||||
3 | Chênh lệch thu chi | ||||
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu |
Ngày .. tháng ... năm...
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Thực hiện giải pháp này sẽ giải quyết được các bất cập sau: Xóa bỏ sự không thống nhất trong tính giá và hạch toán các loại hàng tồn kho trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm vật tư và sản phẩm hàng hóa. Góp phần tạo nên khuôn khổ pháp lý phù hợp với cơ sở kế toán dồn tích. Mặt khác khi thực hiện giải pháp trên, các tài sản là vật tư sẽ được xác định đầy đủ các yếu tố giá trị cấu thành tài sản
và việc hạch toán cũng đảm bảo các chi phí phát sinh là phù hợp với nguồn lực thực sự chi ra. Do vậy thông tin phản ánh trên các tài khoản kế toán phản ánh đúng thực chất về đối tượng kế toán liên quan. Và do đó các thông tin về tình trạng và việc sử dụng tài sản được phản ánh một cách đầy đủ phản ánh đúng thực chất các nội dung chi phí, là cơ sở để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng nguồn lực nói chung và ngân sách nhà nước nói riêng, ngoài ra các thay đổi trên cũng tạo ra sự phù hợp giữa hai hệ thống quản lý ngân sách nhà nước và quản lý tài chính công tại các đơn vị sử dụng ngân sách khi Việt Nam xây dựng và áp dụng mô hình tổng kế toán nhà nước tại Kho bạc. Thực hiện giải pháp này, bức tranh toàn cảnh về tình hình tài sản, nguồn kinh phí và các quỹ trong đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ được phản ánh rõ nét, đây là những thông tin quan trọng phản ánh thực tế tình hình tài chính của đơn vị, là cơ sở cho việc đánh giá tình hình tài chính cũng như hiệu quả sử dụng kinh phí trong hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp.
Mặt khác khi áp dụng cơ sở kế toán dồn tích, thông tin kế toán cung cấp sẽ có giá trị hơn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một đơn vị hoặc tổ chức bởi vì khi áp dụng cơ sở dồn tích, khả năng xác định đúng, đủ chi phí cho một loại dịch vụ nào đó do đơn vị công cung cấp là điều có thể thực hiện được. Hơn nữa chi phí tại các đơn vị sử dụng ngân sách, cụ thể là đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội sẽ phù hợp và nhất quán với chi phí của toàn bộ Chính phủ.
Xét trên phương diện quản lý tài chính các thông tin về thu, chi ngân sách tại đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như của chính phủ được công khai, minh bạch hơn, có cơ sở để có thể xác định dúng, đủ các chi phí hoạt động của đơn vị sử dụng ngân sách và đo đó có thể xác định được các chi phí cho một loại dịch vụ nào đó được cung cấp bởi một đơn vị công. Từ đó có thể xác định được hiệu quả sử dụng kinh phí theo kết quả đầu ra, từ đó có các biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lưc của nhà nước. Hơn nữa áp dụng cơ sở dồn tích đồng bộ như trên tổng tài sản và các khoản công nợ của Chính phủ sẽ được xác định cụ thể, đây là cơ sở không những phục vụ cho quản lý tài chính tại đơn vị mà hơn nữa còn phục vụ cho quản lý điều hành ngân sách chung của quốc gia. Đặc biệt xác định đúng, đủ các
khoản thu chi ngân sách nhà nước và do vậy xác định chính xác số thặng dư hay thâm hụt ngân sách nhà nước. Do vậy có thể khẳng định rằng áp dụng cơ sở dồn tích không những tăng cường quản lý tài chính tại đơn vị sử dụng ngân sách mà còn tăng cường hiệu quả quản lý tài chính công của ngành và quốc gia nói chung.
Giải pháp 4: Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán khi đơn vị sự nghiệp ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cung cấp và sử dụng dịch vụ kế toán.
Theo chiến lược phát triển ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, xu thế xã hội hóa dịch vụ ngày càng phát triển, để tăng cường nguồn thu các đơn vị được chủ động phát triển dịch vụ theo khả năng của từng đơn vị cụ thể. Phù hợp với sự cho phép của pháp luật về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ kế toán, kết hợp với điều kiện thực tế hiện nay trong số các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động
– Thương binh và Xã hội có nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong đó có đào tạo về kế toán và chuyên sâu về đào tạo kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, vì vậy phát triển dịch vụ kế toán trong các đơn vị này là phù hợp và có tính khả thi cao vì: khi phát triển dịch vụ kế toán, các đơn vị cung cấp dịch vụ có điều kiện tăng cường nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, giảm bớt gành nặng cho ngân sách nhà nước mặt khác cung cấp dịch vụ này phù hợp với điều kiện và khả năng sẵn có của các đơn vị. Khi đó:
Đối với hệ thống chứng từ quy định trong chế độ kế toán hiện hành, khi kế toán trở thành dịch vụ tại đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng dịch vụ này thì các quy định về chứng từ cần có một số thay đổi:
Trước hết, cần bổ sung thêm vào danh mục chứng từ tại quyết định 19/2006/QĐ - BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 chứng từ “Biên bản giao nhận chứng từ cho đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán” (biểu 3.6).
Biên bản này là bằng chứng hợp pháp cho việc giao nhận chứng từ giữa các bên, là cơ sở cho việc sử dụng chứng từ của đơn vị cung cấp dịch vụ là hợp pháp, đồng thời việc lập chứng từ này cũng là một yêu cầu mang tính chất pháp lý trong giao dịch giữa đơn vị hành chính sự nghiệp và đơn vị cung cấp dịch vụ.
Biên bản này được lập khi giao nhận chứng từ giữa đơn vị nhận cung cấp dịch vụ kế toán và đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán, biên bản phải được lập hai liên