giao cho hai bên cất giữ. Biên bản được lập khi giao chứng từ cho bên cung cấp dịch vụ và khi nhận lại chứng từ và tài liệu kế toán từ bên cung cấp dịch vụ khi hoàn thành kèm theo bản thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa hai bên
Đối với một số chứng từ cần có sự hoàn thiện của kế toán chẳng hạn như trên phiếu xuất kho thì yếu tố tên, chữ ký của các cá nhân có liên quan trên chứng từ phải có thêm phần giành cho đơn vị cung cấp dịch vụ bao gồm tên, chữ ký của người hoàn thiện chứng từ và người đại diện pháp lý của đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán (biểu 3.7). Yếu tố này trên chứng từ là cơ sở để phân định trách nhiệm của các cá nhân trong quá trình sử dụng chứng từ, đồng thời cũng phân định trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý và sử dụng chứng từ kế toán theo quy định.
Biểu 3.6: BIÊN BẢN GIAO NHẬN CHỨNG TỪ
Đơn vị:.............................
M3 đơn vị cú QH với NS..........
Mẫu số:
(Ban hành theo QĐ số....)
BIÊN BẢN GIAO NHẬN CHỨNG TỪ
Ngày …. tháng …. năm ….
Căn cứ hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán số…….. ngày…….tháng…… năm…… giữa ………. với ……………………Tiến hành giao nhận chứng từ kế toán tại…. Ban giao nhận gồm:
Ông (bà): ……………………………….Đại diện bên giao Ông (bà): ……………………………….Đại diện bên nhận Ông (bà): ……………………………….Đại diện
Xác nhận việc giao nhận chứng từ như sau:
Loại chứng từ | Số hiệu | Ngày tháng | Ghi chú | |
….. |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội - 22
- Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội - 23
- Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội - 24
- Về Phía Các Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp Ngành Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội
- Nguyễn Đăng Huy (2008), “Giải Pháp Cho Kế Toán Công Ở Việt Nam”, Tạp Chí Khoa Học Tài Chính Kế Toán, 01, Tr 32 - 36
- Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội - 28
Xem toàn bộ 295 trang tài liệu này.
Bên nhận
...ngày....tháng...năm......
Bên giao
Người nhận
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng đấu)
Người giao
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 3.7:
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN KHI KẾ TOÁN TRỞ THÀNH DỊCH VỤ
Đơn vị:.............................
Bộ phận:..........................
Mã đơn vị cú QH với NS...
Mẫu số:
(Ban hành theo QĐ số....)
phiếu xuất kho
Ngày..... tháng .....năm .....
Số:.................
Nỵ:...............
Cã:................
- Họ tên người nhận hàng:...................địa chỉ (bộ phận)...........................
- Lý do xuất kho……..Xuất tại kho: ................Địa điểm ........................
Tên, nh3n hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá | M3 Số | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | ||
Yêu cầu | Thực xuất | ||||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 |
Cộng | x | x | x | x | x |
Tổng số tiền (viết bằng chữ):...................................................................... Số chứng từ kèm theo.................................
Ngày ....tháng .....năm ...
Người lập
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
PHẦN GHI CỦA ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Người lập
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ngoài ra số lượng các liên chứng từ kế toán các loại phải tăng thêm một liên và ghi rõ liên giao cho đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Khi đó đơn vị hành chính sự nghiệp
vừa thực hiện tốt công việc quản lý chứng từ, đồng thời kiểm soát được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngay ở khâu hạch toán ban đầu. Khi đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mặc dù được hạch toán tại đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán nhưng tại đơn vị hành chính sự nghiệp vẫn lưu giữ toàn bộ hệ thống chứng từ do vậy một mặt vẫn đảm bảo yêu cầu lưu giữ chứng từ kế toán mặt khác có thể phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu, chi gắn với các nguồn kinh phí cụ thể nhằm phát hiện sớm các sai sót, bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh, đây cũng là các căn cứ phục vụ cho lãnh đạo nghiệp vụ trong điều hành hoạt động tại đơn vị.
Tại đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán ngoài sự thay đổi trong hệ thống chứng từ như nêu trên được sử dụng đồng thời cho cả đơn vị cung cấp dịch vụ, để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán vẫn sử dụng các chứng từ thông thường như đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị.
Đối với hệ thống tài khoản kế toán, khi kế toán trở thành một loại dịch vụ, chi phí cho việc sử dụng dịch vụ sẽ là một khoản chi thường xuyên của đơn vị hành chính sự nghiệp nhận cung cấp dịch vụ do vậy chi phí này sẽ được hạch toán là chi phí hoạt động và sẽ được phản ánh trên tài khoản 661 như là một khoản chi phí dịch vụ mua ngoài thông thường. Tại đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán, khi theo dõi hoạt động này kế toán cần mở các tài khoản tổng hợp và chi tiết để theo dõi các khoản thu, chi và kết quả trong khuôn khổ kế toán cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị. Nội dung hạch toán thu, chi và kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán được phản ánh qua sơ đồ 3.6.
Các chi phí phát sinh được tập hợp cho từng loại dịch vụ kế toán cung cấp, bao gồm các chi phí về vật tư, chi phí nhân công và các chi phí chung khác. Tuy nhiên trong hạch toán chi phí cung cấp dịch vụ cần chú ý chi phí có tỷ trọng lớn cấu thành giá trị sản phẩm dịch vụ kế toán là chi phí nhân công, chi phí này phát sinh chung cho nhiều sản phẩm dịch vụ do đó cần phải xây dựng các tiêu thức phân bổ phù hợp để xác định giá thành sản phẩm dịch vụ chính xác và hợp lý.
TK 152, 153, 331… TK 631 TK 531 TK 111, 112
(1)
(5)
(6)
642, 631
TK 334, 332
TK 643
(2a)
(2b)
(7)
TK 111, 152, 331, 214…
TK 421
(3)
(8a)
TK 642, 643
(4)
(8b)
Sơ đồ 3.6: Phương pháp hạch toán chi phi, kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán trong đơn vị sự nghiệp ngành LĐTBXH
(1): Chi phí vật tư
(2a): Chi phí nhân công phát sinh
(2b): Chi phí nhân công phân bổ cho từng hoạt động cung cấp dịch vụ
(3)Chi phí khác tính cho hoạt động cung cấp dịch vụ
(4): Phân bổ chi phí quản lý chung, chi phí trả trước
(5): Giá trị dịch vụ đã cung cấp (6): Thu từ việc cung cấp dịch vụ
(7): Kết chuyển chi phí quản lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán
(8a, 8b) Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ
Đối với hệ thống sổ kế toán, khi xét trên phương diện kế toán là một dịch vụ, tại đơn vị nhận cung cấp dịch vụ kế toán các sổ kế toán được thực hiện bởi đơn vị cung cấp dịch vụ, do vậy các thông tin về người ghi sổ và chịu trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ cũng phải được thể hiện qua các thông tin trên sổ kế toán. Trên phương diện này các loại sổ kế toán sử dụng sẽ thay đổi: Về số lượng các sổ tổng hợp và chi tiết không thay đổi nhưng các thông tin trên sổ và cách lập sổ sẽ thay đổi. Trước hết trên sổ chi tiết chi hoạt động chi phí sử dụng dịch vụ kế toán sẽ được phản ánh trên một mục riêng theo hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, tác giả đề xuất là mục chi phí sử dụng dịch vụ kế toán. Bên cạnh đó các quy định mang tính chất pháp lý đối với các thông tin thể hiện trên sổ kế toán về người ghi sổ, người chịu trách nhiệm cần phải thay đổi để có thể cung cấp thông tin cần thiết. Theo tác giả ngoài các thông tin như hiện tại cần có thêm thông tin về người lập và đại diện pháp lý của đơn vị nhận cung cấp dịch vụ kế toán (Biểu 3.8).
Theo đó các chỉ tiêu bắt buộc phải có trên sổ kế toán bao gồm cả thông tin về bên cung cấp dịch vụ kế toán (Phần ghi của đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán), thông tin này được bên cung cấp dịch vụ kế toán ghi khi hoàn tất hệ thống sổ kế toán, bàn giao cho bên nhận cung cấp dịch vụ kế toán.
Thực hiện phương án này:
Xét về phương diện kế toán, các loại sổ kế toán nói chung khi có thêm các chỉ tiêu như ở biểu 3.8 không làm ảnh hưởng tới việc ghi sổ và chức năng cung cấp thông tin kế toán của sổ kế toán.
Xét trên phương diện quản lý tài chính, việc có thêm các chỉ tiêu trên sổ kế toán không trực tiếp tác động tới quản lý tài chính trong các đơn vị ngành Lao động
– Thương binh và Xã hội nhưng thông qua chỉ tiêu này mà giá trị pháp lý về thông tin kế toán sẽ được tăng cường hơn vì đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán sẽ có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp hơn khi hoàn thành yếu tố thông tin này trên sổ kế toán trước khi giao cho khách hàng.
Biểu 3.8:
SỔ KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN KẾ TOÁN TRỞ THÀNH DỊCH VỤ
Bộ: ..................
Đơn vị: ...........
Mẫu số: S04 - H
(Ban hành theo QĐ số:..... của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
sổ nhật ký chung
Năm:.............
Chứng từ | Diễn giải | Đ3 ghi sổ Cái | STT dòng | Số hiệu tài khoản đối ứng | Số phát sinh | |||
Số hiệu | Ngày, tháng | Nợ | Có | |||||
A | B | C | D | E | F | G | 1 | 2 |
Số trang trước chuyển sang | ||||||||
Cộng chuyển sang trang sau | x | x | x |
- Sổ này có:.....trang, đánh số từ trang 01 đến trang......
- Ngày mở sổ:.........................
Người kiểm tra
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày.....tháng ....năm ...
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
PHẦN GHI CỦA ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Ngày.....tháng ....năm ..
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu 3.9:
BÁO CÁO KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN KẾ TOÁN TRỞ THÀNH DỊCH VỤ
Mã chương......................... Mẫu số B01- H
Đơn vị báo cáo................... (Ban hành theo QĐ số: ….
Mã đơn vị có QHNS:.............. của Bộ trưởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
Quí ........năm.......
Đơn vị tính:............
TÊN TÀI KHOẢN | SỐ DƯ ĐẦU KỲ | SỐ PHÁT SINH | SỐ DƯ CUỐI KỲ (*) | ||||||
Nợ | Có | Kỳ này | Luỹ kế từ đầu năm | ||||||
Nợ | Có | Nợ | Có | Nợ | Có | ||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A - Các TK trong Bảng - Cộng B - Các TK ngoài Bảng - |
(*) Nếu là báo cáo tài chính quý IV (năm) thì ghi là “Số dư cuối năm”
Ngày .... tháng .... năm…
Người kiểm tra Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
PHẦN GHI CỦA ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Ngày.....tháng ....năm ....
Người lập báo cáo
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp
Để các giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có tính khả thi, về phía Nhà nước cũng như các đơn vị cần có một số điều kiện nhất định, cụ thể:
3.4.1. Về phía Nhà nước và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà nước cần ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán công nhằm chuẩn hoá công tác kế toán ở các đơn vị theo hướng tự chủ và phù hợp với các chuẩn mực kế toán công quốc tế đặc biệt là chuẩn mực kế toán công quốc tế 01 (IPSAS 01) về trình bày Báo cáo tài chính và IPSAS 02 về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, khẩn trương xác định và xây dựng mô hình tổng kế toán Nhà nước phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, hoàn thiện hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng, giúp các đơn vị chủ động cao hơn nữa trong việc điều hành công việc, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về tài chính, chủ động sắp xếp bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ hợp lý.
Cần nghiên cứu, cải tiến để đảm bảo tính hợp lý, khả thi, thiết thực và thống nhất của các biểu mẫu chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán phù hợp với điều kiện phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay.
Đồng thời các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng công tác thanh tra giám sát tài chính đối với đơn vị sự nghiệp theo định kỳ có công bố rộng rãi, bao gồm việc kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước, thanh tra, kiểm tra tài chính của cơ quan kiểm tra, kiểm toán nhà nước. Trên cơ sở đó đổi mới cơ chế về công tác thanh tra, giám sát tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung.
Đặc biệt để thực hiện áp dụng cơ sở kế toán dồn tích đồng bộ trong kế toán toàn bộ khu vực công, về phí nhà nước cần xây dựng một lộ trình thích hợp cho việc chuyển đổi từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích. Đồng thời để thực hiện đồng bộ cơ sở kế toán dồn tích đòi hỏi phải nghiên cứu đánh giá thực