quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được kết nối với hệ thống các cơ quan nhà nước có liên quan, với hệ thống các tổ chức tài chính, tín dụng; được đưa lên mạng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin đất đai một cách thuận lợi, nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của xã hội, tạo thuận lợi cho giao dịch bất động sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Hệ thống thông tin đất đai có tác dụng phục vụ đắc lực cho phòng, chống tham nhũng về đất đai.
3.2.2.4. Xử lý nghiêm minh những vi phạm trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm; đưa ra những chế tài để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Mặt khác, cần kiên quyết xử lý triệt để đối với các cán bộ địa chính cố ý gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân, làm chậm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3.2.2.5. Tăng cường tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức người dân:
Cần tăng cường, phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai dưới dưới nhiều hình thức như: phương tiện thông tin đại chúng, đoàn thể địa phương, giáo dục trong nhà trường. Từ đó, người dân có thể nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi trong việc đăng ký đất đai cũng như khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, từ đó tự giác làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thủ tục về biến động đất đai theo quy định của pháp luật.Các vấn đề pháp luật
được đưa ra phải thật cụ thể, chính xác, mang tính thực tiễn cao liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người dân.
Ngoài ra, khi người dân hiểu biết pháp luật, biết được các quy định cần thiết về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ giúp cho người sử dụng đất, người sở hữu tài sản trên đất không phải mất nhiều thời gian khi thực hiện công tác kê khai và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đồng thời các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ giảm bớt số hồ sơ phải thẩm định, giảm được thời gian phải xem xét lại hồ sơ kê khai, hại chế tối đa những sai phạm trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn nghiên cứu về thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hiện nay và đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác này. Từ việc nghiên cứu trên có thể thấy:
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉnh Lý Biến Động Đất Đai, Cấp Đổi, Cấp Lại, Đính Chính Và Thu Hồi Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác
- Những Bất Cập Trong Công Tác Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất:
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất:
- Hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
1. Bên cạnh những thành tựu nhất định đã đạt được, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên thực tế còn tồn tại rất nhiều những khó khăn, bất cập xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà ngay lập tức Nhà nước ta chưa thể giải quyết hết được;
2. Hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có ý vô cùng quan trọng, góp phần tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai. Do vậy việc hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là hết sức cần thiết, thông qua các giải pháp:
- Hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai;
- Đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin địa chính;
- Xử lý nghiêm minh những vi phạm trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Tăng cường tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức người dân.
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình và cá nhân là đề tài ở phạm vi hẹp hơn so với vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nói chung. Đi sâu nghiên cứu để nhận thấy được những quy định của pháp luật về vấn đề này, đồng thời thấy được những thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Qua đó, rút ra được những gì đã làm được và những gì chưa làm được. Từ đó có thể đưa ra những kiến nghị, giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
Có thể khẳng định rằng các quy định của Luật đất đai 2003, nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được xây dựng ngày càng đồng bộ và hoàn thiện. Xem xét các quy định của pháp luật kể từ Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001 ta có thể thấy rõ sự chặt chẽ và tiến bộ trong công tác quản lý đất đai. Luật đất đai năm 2003 là sự hoàn thiện hơn khi các quy định mang tính khoa học và hợp lý. Các quy định mới về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã giải quyết được những vướng mắc trên thực tế đồng thời đã đáp ứng được nhu cầu quản lý Nhà nước về đất đai trong tình hình mới.
Luật đất đai đã có nhiều quy định mới: Mở rộng về đối tượng và điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho mọi loại đất, mọi chủ sử dụng ổn định với quy hoặc miễn giảm nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy; cải cách thủ tục theo mô hình “ Một cửa” gắn kết thủ tục giao đất, thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất thành một chu trình. Tất cả chỉ nhằm mục đích tạo sự thuận lợi cho người sử dụng
đất mà cao hơn là hướng tới một sự an toàn pháp lý cho người dân khi tham gia thị trường quyền sử dụng đất.
Cùng với các nội dung mới Nhà nước đang có những chỉ đạo cụ thể để áp dụng thực tiễn có kết quả. Bên cạnh những thuận lợi còn có nhiều khó khăn cần khắc phục để nhanh chóng hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo tinh thần của luật. Muốn vậy,trước hết cần xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thống nhất và hợp lý với người sử dụng đất. Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về đất đai, Trong đó chú trọng tới bộ máy tổ chức thực hiện và cán bộ địa chính. Bên cạnh đó những yếu tố liên quan về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính, nghĩa vụ tài chính, kinh phí thực hiện cũng phải được thực hiện một cách đồng bộ.
Qua việc nghiên cứu về vấn đề này, tác giả nhận thức một cách sâu sắc hơn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thấy được chính sách ưu đãi lớn trong sử dụng đất đai của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình, nghiên cứu tìm tòi, tác giả vẫn còn nhiều thiếu sót, nhiều ý kiến chỉ là quan điểm cá nhân, chưa thực sự khách quan. Vì thế, rất mong các thầy, cô đóng góp ý kiến để khóa luận hoàn chỉnh hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban soạn thảo Luật đăng ký bất động sản (2007), kỷ yếu hội thảo về pháp luật đăng ký bất động sản, Hà Nội.
2. Bộ tài chính (1999), Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25 tháng 2 năm 1999 về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan Hành chính sự nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ tài chính (1999), Thông tư số 122/1999/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 1999 về kê khai, đăng ký trụ sở làm việc thuộc sở hữu Nhà nước tại các cơ quan Hành chính sự nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ tài chính (2002), Thông tư số 93/2002/TT-BTC ngày 23/10/2002 của Bộ tài chính quy định chế độ nộp và quản lý lệ phí địa chính, Hà Nội.
5. Bộ tài chính (2010), Thông tư số 106/2010/TT-BTC ngày 26/7/2010 của Bộ tài chính về hướng dẫn lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.
6. Bộ tài chính và Bộ tài nguyên và môi trường (2008), Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tài định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.
7. Bộ tài nguyên và môi trường (2004), Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính, Hà Nội.
8. Bộ tài nguyên và môi trường (2006), Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hà Nội.
9. Bộ tài nguyên và môi trường (2007), “ Báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Hà Nội.
10. Bộ tài nguyên và môi trường (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.
11. Bộ tài nguyên và môi trường (2010), Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định bổ sung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.
12. Bộ tài nguyên và môi trường (2013), Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 22/01/2013 tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch công tác năm 2013 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số nhiệm vụ, chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thì tính đến đầu năm 2013, Hà Nội.
13. Bộ tài nguyên và môi trường và Bộ nội vụ (2004), Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Hà Nội.
14. Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/5/2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.
15. Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và môi trường (2006), Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 về việc sửa đổi bổ sung một số quy định của thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/5/2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.
16. Bộ xây dựng (2005), thông tư số 13/BXD -TT ngày 05/8/2005 hướng dẫn thi hành nghị định số 95/2005/NĐ - CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng, Hà Nội.
17. Bộ xây dựng (2006), thông tư số 05/2006/TT -BXD ngày 01/11/2006 hướng dẫn thi hành Nghị định số 95/2006/NĐ -CP ngày 06/9/2006 của Chính Phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Hà Nội.
18. Bộ xây dựng (2009), thông tư số 01/2009/TT -BXD ngày 25/02/2009 quy định một số nội dung về giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh nhà ở, Hà Nội.
19. Chính phủ (1993), Nghị định số 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của chính phủ về việc ban hành quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, Hà Nội.
20. Chính phủ (1994), Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 05/07/1994 của chính phủ quy định về quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở tại đô thị, Hà Nội.
21. Chính phủ (1994), Nghị định số 61/1994/NĐ-CP ngày 5/7/1994 của chính phủ quy định về mua bán và kinh doanh nhà ở, Hà Nội.
22. Chính Phủ (1998), Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về việc quản lý tài sản nhà nước, Hà Nội.
23. Chính phủ (2004), Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.
24. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003, Hà Nội.
25. Chính phủ (2005), Nghị định số 95/2005/NĐ-CP, ngày 15/7/2005 của chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng, Hà Nội.
26. Chính phủ (2006), Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.
27. Chính phủ (2006), Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Hà Nội.
28. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.