Chỉnh Lý Biến Động Đất Đai, Cấp Đổi, Cấp Lại, Đính Chính Và Thu Hồi Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác

nhà làm việc, nhà xưởng, nhà kho, cửa hang, cửa hiệu và các công trình kiến trúc), đất (các loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp theo Luật định).Mức thu lệ phí trước bạ đối với đất, nhà là trên giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ.

Thông tư này còn quy định cho hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ lệ phí trước bạ khi được cấp Giấy chứng nhận trong một số trường hợp cụ thể, qua đó thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

2.6.3. Lệ phí địa chính

Lệ phí địa chính được hiểu là khoản thu khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc về địa chính phục vụ cho người sử dụng đất trước đây được quy định tại Thông tư số 93/2002/TT-BTC ngày 23/10/2002/ quy định chế độ nộp và quản lý lệ phí địa chính.

Hiện nay, lệ phí địa chính được quy định cụ thể tại Thông tư 106/2010/TT-BTC, theo đó mức thu tối đa đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; đối với tổ chức không quá 500.000 đồng/giấy.

2.7. Chỉnh lý biến động đất đai, cấp đổi, cấp lại, đính chính và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2.7.1. Chỉnh lý biến động đất đai

Với sự liên quan hầu hết tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nên tình hình sử dụng đất có rất nhiều biến động xảy ra. Chính vì vậy, quá trình sử dụng đất và tình hình biến động đất diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát được. Điều này tạo ra trở ngại rất lớn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Để quản lý đất đai có hiệu quả đòi hỏi việc nắm bắt cập nhật thông tin đầy đủ và phản ánh đúng

thực trạng thông qua đăng ký, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai trên hồ sơ địa chính. Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT đã quy định cụ thể các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp, gồm:

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà không hình thành pháp nhân mới đối với cả thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản được phép đổi tên;

- Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên;

Hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản - 11

- Người sử dụng đất đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp;

- Chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển công năng sử dụng của nhà ở, công trình xây dựng;

- Thay đổi thời hạn sử dụng đất, thời hạn sở hữu tài sản;

- Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;

- Thay đổi về hạn chế quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;

- Thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện;

- Thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà, công trình;

- Thay đổi diện tích, nguồn gốc tạo lập, hồ sơ giao rừng sản xuất là rừng trồng;

- Đính chính nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót do việc in hoặc viết Giấy chứng nhận;

- Giấy chứng nhận đã cấp có nhiều thửa đất mà người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng một hoặc một số thửa đất.

Việc cập nhật những thay đổi là cần thiết để làm cơ sở bảo hộ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể có liên quan, tạo điều kiện để Nhà nước hoạch định chính sách quản lý và phát triển.

2.7.2. Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Pháp luật nước ta quy định cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp cho các trường hợp quy định tại điểm 2 khoản 3 Điều 4 Luật số 38/2009/QH12; cấp đổi Giấy chứng nhận bị ố, nhòe, rách, hư hỏng hoặc đo đạc lại. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết việc cấp đổi Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009.

2.7.3. Cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp một bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, gồm: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận; giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận do công an cấp xã nơi mất cấp; giấy tờ có liên quan khác theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ kiểm tra hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất và cấp lại Giấy chứng nhận mới, trao Giấy chứng nhận mới cho người đề nghị cấp lại.

2.7.4. Đính chính và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Quy định về đính chính và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp được ghi nhận tại

Điều 25 Nghị định 88/2009/NĐ-CP, theo đó:

Đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp là việc Sở tài nguyên và môi trường hoặc Phòng tài nguyên môi trường (tùy từng trường hợp) khi phát hiện nội dung ghi trong giấy chứng nhận đã cấp có sai xót thì có trách nhiệm đính chính.

Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là việc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật. Các trường hợp cũng như trình tự, thủ tục thu hồi được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 88/2009/NĐ - CP.

Đây là những chế định hết sức cần thiết vì nó tác động trực tiếp đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và người sử dụng đất. Thông qua đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm soát sự biến động về đất đai, hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra. Về phía người sử dụng đất, đính chính và thu hồi giấy chứng nhận đã cấp sẽ bảo vệ họ khỏi tranh chấp, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn nghiên cứu những nội dung cơ bản về cấp giấy chứng nhận theo pháp luật hiện hành, qua đó có thể thấy:

1. Hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được triển khai thực hiện theo đúng nguyên tắc, quy trình, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.

2. Giấy chứng nhận chỉ được cấp cho các hộ gia đình, cá nhân nào đáp ứng đủ điều kiện và các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật và họ đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

3. So với pháp luật đất đai thời kì trước khi ban hành Luật Đất đai 2003 thì pháp luật đất đai hiện hành thể hiện nhiều sự thay đổi rất tiến bộ trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đặc biệt, pháp luật đã thể hiện sự thông thoáng và cởi mở hơn khi quy định các điều kiện xét để cấp giấy; các thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ hơn và được quy về một đầu mối; cơ chế ghi nhận nợ khi cấp giấy, cơ chế uỷ quyền khi cấp giấy... là những thay đổi quan trọng thể hiện sự linh hoạt nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy trên thực tế.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC

GẮN LIỀN VỚI ĐẤT


3.1. Thực trạng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

3.1.1. Tình hình triển khai hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong thời gian qua

Sau khi Nhà nước ta ban hành Luật Đất đai 2003 và đặc biệt là khi Luật số 38/2009/QH12 có hiệu lực thì công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của nước ta đã được đẩy mạnh rõ rệt. Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 30/2012/QH13 của Quốc hội về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Phó Tổng cụ trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Văn Lịch cho biết, tính tới ngày 30/6/2012, trên cả nước đã cấp

35.857.594 Giấy chứng nhận các loại với tổng diện tích là 20.458.864 ha, trong đó: 1. Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 16.484.543 giấy chứng nhận với diện tích 8.325.947 ha, đạt 85,5%; 2. Đất lâm nghiệp cấp được 2.629.232 giấy chứng nhận với diện tích cấp là 10.475.880 ha, đạt 87,1%; 3. Đất nuôi trồng thủy sản cấp được 1.069.261 giấy chứng nhận với diện tích cấp là

579.562 ha, đạt 83,8%; 4. Đất ở nông thôn cấp được 11.810.568 giấy chứng nhận với diện tích cấp là 471.396 ha, đạt 85,8%; 5. Đất ở đô thị cấp được

3.685.260 giấy chứng nhận với diện tích cấp là 83.109 ha, đạt 63,5%; 6. Đất chuyên dùng cấp được 159.583 giấy chứng nhận với diện tích cấp là 484.536 ha, đạt 62,8%; 7. Đất cơ sở tôn giáo cấp được 19.748 giấy chứng nhận với

diện tích cấp là 11.430 ha, đạt 83,4%.

Mặt khác, nếu tính từ năm 2009, theo kết quả cấp giấy chứng nhận theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP, đến nửa đầu năm 2012 cả nước đã cấp được

3.841.000 giấy chứng nhận với tổng diện tích là 1.659.400 ha, trong đó có

538.370 giấy chứng nhận có tài sản gắn liền với đất. Các tỉnh cấp được nhiều giấy chứng nhận trong thời gian này là TP.Hồ Chí Minh là 380.000 giấy chứng nhận, Vĩnh Long là 223.000 giấy chứng nhận, Hà Nội là 132.000 giấy chứng nhận...

3.1.2. Những kết quả đã đạt được trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 cùng với Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết những khó khăn, bất cập trong công tác cấp giấy chứng nhận từ trước đến nay, đưa công tác cấp giấy chứng nhận trong thời gian vừa qua đạt được những kết quả nhất định:

Công tác cấp giấy chứng nhận đã được đẩy mạnh. Tính đến ngày 30/6/2012, số lượng giấy chứng nhận đã cấp tăng so với thời điểm 30/9/2008 như sau: đất sản xuất nông nghiệp là 16.484.543 giấy chứng nhận (tăng 20,6%); đất lâm nghiệp là 2.629.232 giấy chứng nhận (tăng 136,9%); đất nuôi trồng thủy sản là 1.069.261 giấy chứng nhận (tăng 66,5%); đất ở nông thôn là

11.810.568 (tăng 14,7%); đất ở đô thị là 3.685.260 giấy chứng nhận (tăng 30,4%); đất chuyên dùng là 159.583 giấy chứng nhận (tăng 127,3%); đất cơ sở tôn giáo là 19.748 giấy chứng nhận (tăng 103%). [12]

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 22/01/2013 tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch công tác năm 2013 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện

một số nhiệm vụ, chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì tính đến đầu năm 2013 cả nước đã cấp được gần 38 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích là 21 triệu ha. Trong đó, đã có 45 tỉnh, thành phố hoàn thành việc rà soát, thống kê tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận. [12]

Đến đầu năm 2010 hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận đã có 528/690 đơn vị cấp huyện thành lập, tăng 178 Văn phòng so với năm 2008.

Công nhận quyền sở hữu tài sản trên đất và thống nhất các loại giấy về sử dụng đất, sở hữu tài sản trên đất trước đây thành một loại giấy là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thống nhất trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất.

Đã phần nào hạn chế tình trạng chồng chéo mâu thuẫn giữa các quy định trong các văn bản pháp luật đất đai như giữa Luật Đất đai 2003 với Luật Nhà ở 2005 và Nghị định 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở cùng với các quy định còn chưa phù hợp trong thời gian vừa qua.

Đã có những tiến bộ nhất định trong việc cải cách thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận theo hướng đơn giản, rõ ràng, thống nhất tại Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009.

Chính sách tài chính đã được sửa đổi cho phù hợp hơn với tình hình thực tế, vì đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận. Hiện nay, lệ phí trước bạ còn 0,5% so với 1% như trước đây, thuế chuyển quyền sử dụng đất chỉ còn 2% so với 4% như trước.

Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận từ 2 cơ quan quản lý theo trước đây là Sở tài nguyên và môi trường quản lý đất, Sở Xây dựng quản lý nhà thì nay nhà, đất thuộc quyền quản lý thống nhất của Sở

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí