Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - 5


bình quân được tính như sau:


Giá trị hàng hóa


+ Giá trị hàng hóa

Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân

tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ

= 2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Hệ số quay vòng hàng hóa tồn kho phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho được bán trong kỳ kế toán. Đây là chỉ tiêu quan trọng cho thấy năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hệ số này cao thì tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp thường được đánh giá tốt và ngược lại. Mặt khác, xét trên góc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp có hệ số quay vòng cao thường đòi hỏi mức đầu tư thấp cho hàng tồn kho so với doanh nghiệp có cùng mức doanh thu nhưng có hệ số quay vòng thấp. Nếu hệ số này thấp thường phản ánh tình hình doanh nghiệp bị ứ đọng hàng hóa do dự trữ quá mức hoặc hàng hóa tiêu thụ chậm do chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, nếu mức tồn kho của doanh nghiệp quá thấp thì cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt vì nếu mức tồn kho không đủ đáp ứng cho tiêu thụ sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

=

Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - 5

Bên cạnh hệ số trên người phân tích cũng có thể sử dụng chỉ tiêu số ngày của một vòng quay hàng tồn kho:

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

Số ngày của kỳ phân tích Hệ số quay vòng hàng tồn kho

(1.12)


Trong đó, số ngày của kỳ phân tích có thể là tính theo tháng (30 ngày), quý (90 ngày) hoặc năm (360 ngày).

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho hay nói cách khác, để hàng tồn kho quay được một vòng cần bao nhiêu ngày. Do vậy, ngược với hệ số trên, chỉ tiêu này càng nhỏ, thời gian quay vòng càng ngắn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng lớn, khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

Để đánh giá tốc độ thu hồi các khoản phải thu, doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số quay vòng các khoản phải thu:


=

Hệ số quay vòng các khoản phải thu

Doanh thu bán chịu Số dư bình quân các khoản phải thu


(1.13)


Trong chỉ tiêu trên, mẫu số có thể là số bình quân hoặc số cuối kỳ. Tuy nhiên, theo tác giả, với lý do tương tự như ở chỉ tiêu hệ số quay vòng hàng tồn kho, mẫu số nên lấy là số bình quân. Cụ thể, mẫu số được tính như sau:

Các khoản phải thu + Các khoản phải thu

Số dư bình quân các khoản phải thu =

đầu kỳ cuối kỳ 2


Hệ số quay vòng các khoản phải thu phản ánh hiệu quả thu hồi nợ. Hệ số này càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ càng nhanh. Điều này được đánh giá là tốt vì giảm được vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ, làm giảm doanh thu do phương thức tín dụng quá hạn chế. Vì trên thị trường hiện nay, việc mua bán chịu là phổ biến và nếu doanh nghiệp không có chính sách bán trả chậm mềm dẻo có thể sẽ không thu hút được khách hàng.

=

Bên cạnh hệ số quay vòng các khoản phải thu, người phân tích còn có thể sử dụng chỉ tiêu số ngày của một vòng quay khoản phải thu để đánh giá khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp:

Số ngày của một vòng quay các khoản phải thu

Số ngày của kỳ phân tích Hệ số quay vòng các khoản phải thu

(1.14)


Trong đó, số ngày của kỳ phân tích có thể là tính theo tháng (30 ngày), quý (90 ngày) hoặc năm (360 ngày).

Nếu chỉ tiêu số ngày của một vòng quay các khoản phải thu tính được lớn hơn thời hạn thanh toán thông thường của các hợp đồng bán hàng trả chậm thì có nghĩa là doanh nghiệp đã không kiểm soát tốt các khoản nợ phải thu, điều này là không tốt do làm tăng vốn bị chiếm dụng, tăng chi phí nợ quá hạn và có thể dẫn đến không thu hồi được nợ.

Để đánh giá khả năng kiểm soát các khoản phải trả, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ số quay vòng các khoản phải trả:



Hệ số quay vòng các khoản phải trả


=

Giá trị hàng mua trả chậm Số dư bình quân các khoản phải trả


(1.15)


Cũng tương tự như ở hệ số quay vòng hàng tồn kho và hệ số quay vòng các khoản phải thu, trong hệ số trên, mẫu số có thể là số bình quân hoặc số cuối kỳ nhưng theo tác giả nên sử dụng số cuối kỳ để tăng tính chính xác của chỉ tiêu, hơn nữa, hệ số này phản ánh sự quay vòng của các khoản phải trả diễn ra trong suốt cả kỳ nên việc lấy số bình quân là hợp lý thay vì chỉ lấy số cuối kỳ. Cụ thể, mẫu số được tính như sau:


=

Số dư bình quân các khoản phải trả

Các khoản phải trả đầu kỳ + Các khoản phải trả cuối kỳ 2


Hệ số này phản ánh khả năng kiểm soát các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Nếu kiểm soát không tốt, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ các cơ hội được giảm giá mua hàng khi thanh toán tiền sớm hơn thời hạn trả chậm được quy định, hơn nữa doanh nghiệp sẽ bị giảm uy tín nếu thanh toán tiền chậm hơn thời hạn quy định. Trong trường hợp này, có thể doanh nghiệp sẽ không được tiếp tục mua trả chậm trong tương lai, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh hệ số này, cũng có thể sử dụng chỉ tiêu số ngày của một vòng quay các khoản phải trả để đánh giá khả năng kiểm soát các khoản nợ của doanh nghiệp:


=

Số ngày của một vòng quay các khoản phải trả

Số ngày của kỳ phân tích Hệ số quay vòng các khoản phải trả


(1.16)

Trong đó, số ngày của kỳ phân tích có thể là tính theo tháng (30 ngày), quý (90 ngày) hoặc năm (360 ngày).

Người phân tích có thể so sánh chỉ tiêu số ngày của một vòng quay các khoản phải trả với thời hạn thanh toán thông thường của các hợp đồng mua hàng trả chậm. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn có nghĩa là doanh nghiệp đã không kiểm soát tốt các khoản nợ phải trả của mình. Điều này có thể sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với hoạt động kinh doanh.


Bên cạnh các chỉ tiêu trên, nhà phân tích cần tiến hành phân tích luồng tiền do sự vận động của các luồng tiền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với khả năng thanh toán. Các luồng tiền lưu chuyển hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt và ngược lại.

* Nhóm chỉ tiêu phân tích luồng tiền

=

Khi phân tích luồng tiền, nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu như sau [65, tr.466-467], [66, tr.60-64], [68, tr.497-500]:

Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền

Tổng số nợ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

(1.17)


Hệ số này phản ánh tỷ lệ giữa tổng số nợ phải trả với luồng tiền ròng (lưu chuyển tiền thuần) của hoạt động kinh doanh, qua đó thấy được khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Do tổng số nợ ở đây bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn nên hệ số này phản ánh khả năng thanh toán tổng quát các khoản nợ. Hệ số này càng nhỏ, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.


=

Hệ số đảm nhận chi trả cổ tức

Cổ tức Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh


(1.18)


Chỉ tiêu trên phản ánh tỷ lệ giữa tổng giá trị cổ tức với luồng tiền ròng (lưu chuyển tiền thuần) của hoạt động kinh doanh, qua đó thấy được khả năng thanh toán cổ tức của doanh nghiệp. Hệ số này càng thấp, khả năng thanh toán cổ tức của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

Bên cạnh việc phân tích luồng tiền để đánh giá khả năng thanh toán, luồng tiền còn được phân tích để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp. Trong khía cạnh này, nhà phân tích có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:


=

Hệ số luồng tiền trên doanh thu

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Doanh thu


(1.19)


Hệ số trên phản ánh tỷ lệ giữa luồng tiền ròng (lưu chuyển tiền thuần) của hoạt động kinh doanh với doanh thu, qua đó thấy được khả năng tạo tiền từ doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho thấy “chất lượng” của doanh thu. Doanh nghiệp có thể có doanh thu lớn nhưng vẫn khó khăn trong thanh toán do doanh thu bao gồm cả doanh thu trả chậm làm doanh nghiệp thiếu tiền để trang trải các khoản nợ. Hệ số trên càng cao, khả năng tạo tiền từ doanh thu càng lớn và càng tạo điều kiện tốt cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp và ngược lại.


=

Hệ số luồng tiền trên tài sản

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Tổng tài sản


(1.20)


Chỉ tiêu này cũng được sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền nhưng ở mức độ tổng quát hơn, phản ánh mức độ tạo tiền từ việc sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Tương tự hệ số trên, chỉ tiêu này càng lớn, khả năng tạo tiền từ tài sản càng cao và càng tạo điều kiện tốt cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp và ngược lại.

Trong các chỉ tiêu trên sử dụng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo Goerge Foster trong “Financial Statement Analysis” [66, tr.64], các chỉ tiêu phân tích luồng tiền nói trên có thể được mở rộng thành lưu chuyển tiền thuần trong kỳ thay cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Theo tác giả, cách tính này có thể phản ánh không chính xác mức độ tạo tiền của doanh thu hay tổng tài sản trong trường hợp luồng tiền thuần của hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính giảm, thậm chí đạt số âm trong kỳ doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư hay trả nợ vay. Theo tác giả, nên sử dụng các chỉ tiêu trên với lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó sử dụng chỉ tiêu mức độ tạo tiền từ hoạt động kinh doanh để so sánh mức độ tạo tiền của hoạt động này với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp:

=

Mức độ tạo tiền từ hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ


(1.21)


Bên cạnh việc đánh giá khả năng tạo tiền và chi dùng tiền một cách hiệu quả của doanh nghiệp, việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cũng rất quan trọng và được phản ánh trong nhóm chỉ tiêu dưới đây.

* Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Hiệu quả sử dụng tài sản có thể được đánh giá chung một cách tổng hợp bằng cách tính hiệu quả sử dụng tổng tài sản qua các chỉ tiêu như hệ số quay vòng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Ngoài ra, hiệu quả cũng có thể được đánh giá riêng rẽ theo từng loại tài sản: hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau [11,tr.198-199]:

- Sức sản xuất của tài sản cố định

Sức sản xuất của TSCĐ

Doanh thu thuần Nguyên giá bình quân

=

(hoặc giá trị còn lại bình quân) của TSCĐ


(1.22)


Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị tài sản cố định (tính theo nguyên giá hoặc giá trị còn lại) đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản cố định càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng lớn và ngược lại, sức sản xuất của tài sản cố định càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng giảm.

Nguyên giá bình quân hoặc giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định được tính theo các công thức dưới đây:


Nguyên giá TSCĐ + Nguyên giá TSCĐ

Nguyên giá bình quân TSCĐ

đầu kỳ cuối kỳ

= 2


Giá trị còn lại + Giá trị còn lại

Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ

TSCĐ đầu kỳ TSCĐ cuối kỳ

= 2


- Sức sinh lợi của tài sản cố định


Sức sinh lợi = Lợi nhuận


(1.23)

của TSCĐ Nguyên giá bình quân

(hoặc giá trị còn lại bình quân) của TSCĐ


Trong chỉ tiêu trên, tử số có thể là lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận gộp. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị tài sản cố định (tính theo nguyên giá hoặc giá trị còn lại) đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như vậy, sức sinh lợi của tài sản cố định càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại.

- Suất hao phí của tài sản cố định



Suất hao phí của TSCĐ

Nguyên giá bình quân

(hoặc giá trị còn lại bình quân) của TSCĐ

= Doanh thu thuần hay lợi nhuận


(1.24)


Qua chỉ tiêu này, người phân tích thấy được để có được một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận, doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản cố định (tính theo nguyên giá hoặc giá trị còn lại). Ngược với hai chỉ tiêu trên, suất hao phí của tài sản cố định càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng thấp và ngược lại.


Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sinh lợi và suất hao phí của tài sản ngắn hạn [11, tr.200]

- Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn:


=

Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn

Lợi nhuận Tài sản ngắn hạn bình quân


(1.25)


Trong đó:

2

Tài sản ngắn hạn bình quân = Tài sản ngắn hạn đầu kỳ + Tài sản ngắn hạn cuối kỳ


Trong chỉ tiêu trên, tử số có thể là lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận gộp. Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn phản ánh một đồng tài sản ngắn hạn bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao và ngược lại.

- Suất hao phí của tài sản ngắn hạn:


=

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn bình quân Doanh thu thuần hay lợi nhuận


(1.26)


Tương tự trên, lợi nhuận được tính có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế hoặc lợi nhuận gộp. Qua chỉ tiêu này, người phân tích có thể thấy được để có một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận cần phải đầu tư bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn bình quân cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khác với chỉ tiêu trước, suất hao phí của tài sản ngắn hạn càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng thấp và ngược lại.

Bên cạnh các chỉ tiêu trên, người phân tích còn có thể phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn vì đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản. Một doanh nghiệp có tốc độ luân chuyển nhanh sẽ cần một lượng vốn ít hơn so với doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh và quy mô tương tự có tốc độ luân chuyển thấp. Trên cơ sở đó, tốc độ luân chuyển nhanh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Để phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, người phân tích có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Hệ số quay vòng tài sản ngắn hạn:

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí