Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty cổ phần DTC Việt Nam - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 : Kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp ghi thẻ song song 9

Sơ đồ 1.2. Kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển 10

Sơ đồ 1.3 : Kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp ghi sổ số dư 12

Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên 15

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán hàng hóa theo phương pháp kiểm kê định kỳ 17

Sơ đồ 1.6 :Trình tự ghi sổ kế toán hàng hóa 20

Sở đồ 1.7 : Trình tự ghi sổ kế toán hàng tồn kho theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái 21

Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán hàng hóa được hàng hóa theo hình thức Chứng từ ghi sổ 22

Sơ đồ 1.9 : Trình tự ghi sổ kế toán hàng tồn kho theo hình thức kế toán trên máy vi tính 23

Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Công Ty Cổ Phần DTC Việt Nam 26

Sơ đồ 2.2 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công Ty Cổ Phần DTC Việt Nam 27

Sơ đồ 2.3 :Trình tự luân chuyển chứng từ 29

Sơ đồ 2.4 Quy trình hạch toán theo phương pháp thẻ song song tại Công Ty Cổ Phần DTC Việt Nam 32

Sơ đồ 2.5 : Trình tự hạch toán tổng hợp hàng hóa tại công ty 49

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu số 2.1. Hóa đơn GTGT 36

Biểu số 2.2 Phiếu nhập kho 37

Biểu số 2.3 Hóa đơn giá trị gia tăng 38

Biểu số 2.4 Phiếu xuất kho 39

Biểu số 2.5 Hóa đơn giá trị gia tăng 40

Biểu số 2.6 Phiếu nhập kho 41

Biểu số 2.7 Hóa đơn giá trị gia tăng 42

Biểu số 2.8 Phiếu xuất kho 43

Biểu số 2.9 Thẻ Kho 44

Biểu số 2.10: Thẻ Kho 45

Biểu số 2.11 Sổ chi tiết hàng hóa 46

Biểu số 2.12 Sổ chi tiết hàng hóa 47

Biểu số 2.13Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn hàng hóa 48

Biểu 2.14 Trích sổ nhật ký chung 52

Biểu 2.15 Sổ cái 54

Biểu sô 3.1. Bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho 67


LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hội nhập như hiện nay, phát triển kinh tế một cách bền vững là một trong những vấn đề quan trọng góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Do vậy, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý mà việc cần thiết trong quản lý là phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc quản lý hàng hóa phải thật chính xác và chặt chẽ thì doanh nghiệp mới đạt được kết quả tốt trong kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần quan tâm đến tất cả các yếu tố đầu vào và tăng cường thúc đẩy các yếu tố đầu ra sao có hiệu quả nhất, với mục đích cuối cùng là đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó mà trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần DTC Việt Nam em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty cổ phần DTC Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận của em gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán hàng hóa trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán hàng hóa tại Công ty cổ phần DTC Việt Nam.

Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty cổ phần DTC Việt Nam

Do trình độ lý luận và thời gian tiếp cận còn hạn chế nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Đào Diệu Hoa


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ


1 .Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán hàng hóa trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác hàng hóa trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hàng hóa trong doanh nghiệp có một tầm quan trọng rất lớn, nó ảnh hưởng đến mục tiêu và sự tồn tại của doanh nghiệp nên bất kỳ doanh nghiệp nào muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục, không bị dán đoạn các doanh nghiệp phải có một lượng hàng nhất định. Tuy nhiên lượng hàng hóa luôn bị biến động do hoạt động kinh tế tài chính diện ra ở các khâu mua, bán hàng hóa. Do đó để có một lượng hàng hóa thường xuyên nhất định doanh nghiệp phải xây dựng công tác hàng hóa thật tốt, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả

Có thể khẳng định rằng hàng hoá có một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các DN. Do đó việc tập trung quản lý một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu, từ thu mua, dự trữ đến tiêu thụ, trên tất cả các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả… là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, xác định giá vốn hàng bán, giá bán hàng hoá, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận… cho doanh nghiệp.

1.1.2. Khái niệm và vai trò của hàng hóa trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.2.1 Khái niệm hàng hóa trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hàng hóa trong doanh nghiệp là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán. Trị giá hàng mua vào, bao gồm : Giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí thu mua hàng hóa. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng do mua không đúng quy cách , phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua hàng hóa.

Hàng hóa trong doanh nghiệp thường đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau. Hàng hóa thường xuyên biến động trong quá trình kinh doanh lên cần phải theo dõi tình hình nhập xuất, tồn trên các mặt : số lượng, phẩm chất, chủng loại và giá trị .


1.1.2.2. Vai trò hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ có thể thực hiện được thông qua quá trình bán hàng. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của giai đoạn tái sản xuất, thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước, đầu tư phát triển, nâng cao đời sống người lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doan cũng luôn quan tâm đến việc bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Mặt khác doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh sôi động và quyết liệt.

1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán hàng hóa trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đê phát huy tốt vai trò và thực sự là quản lý đắc lực kế toán hàng hóa cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau :

- Phản ánh tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản và dự trữ hàng hoá, tình hình nhập xuất vật tư hàng hoá. Tính giá thực tế mua vào của hàng hoá đã thu mua và nhập kho, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ và bán hàng nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá.

- Tổ chức tốt kế toán chi tiết vật tư hàng hoá theo từng loại từng thứ theo đúng số lượng và chất lượng hàng hoá. Kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết với hạch toán nghiệp vụ ở kho, ở quầy hàng, thực hiện đầy đủ chế độ kiểm kê hàng hoá ở kho, ở quầy hàng đảm bảo sự phù hợp số hiện có thực tế với số ghi trong sổ kế toán.

- Xác định đúng đắn doanh thu bán hàng, thu đầy đủ thu kịp thời tiền bán hàng, phản ánh kịp thời kết quả mua bán hàng hoá. Tham gia kiểm kê và đánh giá lại vật tư, hàng hoá.

- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời đày đủ khối lượng hàng hóa bán ra, số hàng đã giao cho các cửa hàng tiêu thụ, số hàng gửi bán, chi phí bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, tổ chức tốt công tác kế toán chi tiết bán hàng về số lượng, chủng loại, giá trị.

- Cung cấp thông tin kịp thời tình hình tiêu thụ phục vụ cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo thường xuyên kịp thời tình hình thanh toán với khách hàng, theo loại hàng, theo hợp đồng.

Phản ánh kiểm tra phân tích tiến độ thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hóa , kế hoạch lợi nhuận, và lập báo cáo kết quả kinh doanh.


1.1.4 Phân loại hàng hóa trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phân loại hàng hóa theo ngành hàng:

- Hàng kim khí điện máy

- Hàng xăng dầu

- Hàng dệt may, bông sợi vải

- Hàng gốm sứ ,thủy tinh

- Hàng mây, tre đan

- ………..

Phân loại hàng hóa theo nguồn gốc sản xuất:

- Ngành hàng nông sản

- Ngành hàng lâm sản

- Ngành hàng thủy sản

Phân loại hàng hóa theo khâu lưu thông:

- Hàng hóa ở khâu bán buôn

- Hàng hóa ở khâu bán lẻ

1.1.5 Phương pháp tính giá hàng hóa

Giá thực tế của hàng hóa nhập kho:

Giá trị của hàng hóa được xác định theo giá gốc. Việc xác định giá gốc của hàng hóa trong các trường hợp cụ thể khác nhau tùy theo nguồn ngốc hình thành, giá gốc của hàng hóa nhập trong kỳ được tính như sau:

- Đối với hàng hóa mua ngoài :


Giá thực tế hàng hóa nhập kho


=


Giá Mua


+

Các khoản thuế không hoàn lại


+


Chi phí thu mua


-

Chiết khâu thương mại, giảm giá

hàng mua

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty cổ phần DTC Việt Nam - 2

Giá mua ghi trên hóa đơn: Là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán theo hợp đồng hay hóa đơn tùy thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp áp dụng, cụ thể là :

+ Đôi với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ giá mua hàng hóa là giá chưa có thuế GTGT đầu vào.

+ Đôi với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng không chịu thuế GTGT thì giá có thuế GTGT đầu vào.

- Chi phí thu mua hàng hóa : Chi phí vận chuyển , bảo quản, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi, bảo hiểm hàng hóa, hao hụt trong định mức cho phép , công tác phí của bộ phận thu mua, dịch vụ phí,...


- Các khoản thuế không được hoàn lại: Thếu nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT ( không khấu trừ).

- Chiết khấu thương mại: Là số tiền mà doanh nghiệp được giảm trừ do đã mua hàng, dịch vụ với khối lượng theo thỏa thuận.

- Giảm giá hàng mua: Là số tiền mà người bán giảm trừ cho người mau do hàng kém phẩm chất, sai quy cách... Khoàn này ghi giảm giá mua hàng hóa.

- Đối với hàng hóa do doanh nghiệp tự gia công, chế biển


Giá thực tế hàng

hóa nhập kho

=

Giá xuất kho để

gia công chế biến

+

Chi phí gia công

chế biến

- Đối với hàng hóa thuê ngoài gia công, chế biến:


Giá thực tế hàng hóa nhập kho


=

Giá xuất kho đem thuê gia công ngoài chế

biến


+

Chi phí vận chuyển bốc xếp đem đi gia công chế biến


+

Chi phí thuê ngoài nhập kho gia công

chế biến

- Hàng hóa được biếu tặng : Giá nhập kho là giá được xác định theo thời giá trên thị trường

Giá thực tế của hàng hóa xuất kho

a. Phương pháp tính theo giá đích danh.

Nội dung : khi doanh nghiệp xuất bán hoặc xuất sử dụng sẽ được tính theo phương pháp hàng nhập lô nào thì khi xuất kho giá trị sẽ tính theo lô nhập tương ứng. Đây là phương pháp chính xác tuyệt đối, tuân thủ theo nguyên tắc doanh thu phù hợp với chi phí của doanh nghiệp. Không những thế, giá trị của hàng tồn kho được phản ánh chính xác giá trị.

Ưu điểm :Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp doanh thu và chi phí. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doánh thu mà tạo ra. Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tết của nó.

Nhược điểm :Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe. Chi những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Đôi với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không áp dúng được phương pháp này


Điều kiện áp dụng : Doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng hóa có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng hóa nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Con đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này

b. Phương pháp tính bình quân gia quyền

Theo phương pháo này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng hóa tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp

Trị giá thực tế

xuất kho

=

Số lượng

xuất kho

X

Đơn giá bình

quân

- Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ :

Théo phương pháp này , đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tùy theo dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng hóa căn cứ vào giá nhập, lượng hàng hóa đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá trị đơn vị bình quân :


Đơn giá bình quân cả kỳ

Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng thực tế nhập trong kỳ

=

Số lượng tồn đầu +Số lượng nhập trong kỳ


Ưu điểm : Đơn giản, dễ làm,chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm : Độ chính xác không cao,hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối kỳ ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp úng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm pháp sinh nghiệp vụ.

- Théo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập ( bình quân liên hoàn ) : Sau mỗi lần nhập hàng hóa, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng hóa và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau :


Đơn giá bình quân sau lần nhập thứ i


=

Trị giá hàng tồn kho sau lần nhập thứ i


Sô lượng hàng tồn kho sau lần nhập thứ i

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023