3) Nghiên cứu khả thi / Phân tích khả thi – Sổ điều
kiện thức:
a. Nghieân cöùu khaû thi: Giai đoạn này có vai trò quyết định vì nó sẽ dẫn đến các lựa chọn sẽ quyết định hệ tổ chức tương lai cùng các bảo đảm tài chính.
Bước đầucủa giai đoạn này là phân tích phê phán hệ thống hiện hữu nhằm làm rõ các điểm yếu hoặc mạnh và sắp xếp thứ tự theo mức độ quan trọng các điểm cần giải quyết.
Bước kế tiếplà xác định, nếu như việc này chưa
được thực hiện ở giai đoạn trước, các mục tiêu mới
của các bộ phận, mục tiêu sinh lãi, mục tiêu thời
gian trả lãi, ...27
Bước thứ balà hình dung các kịch bản khác nhau bằng cách xác định một cách tổng quát các giải pháp, có thể có và làm rõ đối với mỗi một trong chúng: chi phí triển khai, chi phí họat động trong tương lai, các ưu điểm và khuyết điểm, chương trình đào tạo nhân sự.
Có thể bạn quan tâm!
- 1 Yêu Cầu Đối Với Một Phương Pháp Phân Tích Vaø
- Hệ thống thông tin - 12
- Phân Tích, Thiết Kế Xuất Phát Từ Cách Nhìn Hệ Thông Tin Dưới Ba Góc Độ Khác Nhau
- Dữ Liệu: Thể Hiện Mặt Tĩnh Của Htt, Là Thành Phần Cơ Bản Của Htt, Gồm Tập Hợp Các Thông Tin Vào Và Thông Tin Ra.
- Hệ thống thông tin - 16
- Hệ thống thông tin - 17
Xem toàn bộ 575 trang tài liệu này.
Kết quả bước ba này cho phép hoặc lựa chọn những nhân vật chịu trách nhiệm phù hợp với một giải pháp nào đó đã xác định; hoặc trở lại bước nghiên cứu khả thi vì không tìm được những người chịu trách nhiệm thích hợp hay chi phí ước tính cao so với mục tiêu đề ra.
Bước ba thường lặp đi lặp lại nhiều lần.
28
Bước cuối cùnglà xây dựng một hồ sơ được gọi là
"sổ điều kiện thức" hoặc điều kiện sách.
b. Sổ điều kiện thức: xác định những phần cơ bản:
- Mô tả giao diện giữa hệ thống và người sử dụng. Điều này dẫn đến một thỏa thuận xác định hệ thống cung cấp những gì cho người sử dụng.
- Các công việc và các cài đặt cần thực hiện.
- Diễn tiến (kế hoạch, nhóm làm việc, ...) của tiến trình từ mức ý niệm đến lúc thể hiện.
Một cách tổng quát, Sổ điều kiện thức xác lập một hợp đồng giữa những phân tích viên với ban giám
đốc và người sử dụng tương lai.29
4) Mô hình chức năng của HTT:
Giai đoạn này xác định một cách chi tiết kiến trúc của HTT, nó có liên quan đến các đơn thể tin học cần áp dụng và các giao diện với người sử dụng. Giai đoạn này còn được gọi là phân tích chức năng.
Trong giai đoạn này cần xác định:
- Các thông tin, các quy tắc tính toán, quy tắc quản
lý.
- Tất cả các cách khai thác, những thiết bị phương tiện.
- Thiết kế cấu trúc dữ liệu và xác định các chương
trình.
30
5) Thực hiện hệ thông tin
Giai đoạn này thường được gọi là phân tích cấu trúc. Nó bao gồm thể hiện vật lý hệ thống mới bằng việc xây dựng cơ sở dữ liệu, viết các chương trình, xác định các quy tắc khai thác, ...
6) Khai thác HTT tự động hóa:
Đây là giai đoạn quyết định kết quả của hệ thông tin tự động hóa.
Phụ thuộc vào kết quả khai thác này, người sử dụng sẽ quyết định có sử dụng hệ thông tin tự động hóa để thay thế hệ thông tin thủ công hay không?
31
7) Bảo trì HTT:
Công việc trong giai đoạn này gồm: bảo trì, cải tiến và thích nghi hóa HTT với những thay đổi nội tại cũng như môi trường chung quanh.
Với ý niệm chính xác và một thể hiện vật lý hoàn hảo, việc bảo trì sẽ dễ dàng; ngược lại sẽ dẫn đến chi phí bảo trì tốn kém.
Với mỗi giai đoạn trên cần có một hồ sơ phân tích. Thời lượng tương ứng cho các giai đoạn rất khác nhau và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
32
2. Các mức nhận thức của HTT:
Nhu cầu của phân tích viên đa dạng về mặt đặc tính:
- Nhu cầu mô hình và ngôn ngữ đơn giản trong sáng để mô tả các kết quả đạt được trong từng giai đoạn.
- Nhu cầu mô hình và ngôn ngữ để đối thoại với người sử dụng không là nhân viên tin học.
- Nhu cầu đặc trưng hóa các mức tiếp cận xâm nhập, nhận thức một HTT, liên quan mật thiết đến chu kỳ sống của các lựa chọn có liên quan.
Người ta gọi các nhu cầu này là các mức nhận thức (hay mức bất biến) của HTT.
33
Có ba mức nhận thức một hệ thông tin:
Mức ý niệm/ quan niệm,
Mức logic/ tổ chức
Mức vật lý/ tác nghiệp.
34