Quá Trình Ra Quyết Định Mua Của Người Tiêu Dùng 81241


khác trong xã hội. Hành vi tiêu dùng của các giai tầng khác nhau biểu hiện qua nhu cầu,

thị hiếu về sản phẩm, về nhãn hiệu, về địa điểm mua hàng,…

Trong xã hội có nhiều giai tầng bao gồm giai tầng thượng lưu, giai tầng trung lưu, giai tầng hạ lưu,…

2.2.3.2. Các yếu tố xã hội

Trong cộng đồng cá nhân có nhiều mối liên hệ ràng buộc, ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, hành vi tiêu dùng của cá nhân cũng chịu tác động từ các yếu tố xã hội như nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị.

Nhóm tham khảo

Theo Philip Kotler, nhóm tham khảo là những nhóm có ảnh trực tiếp hay gián

tiếp đến thái độ và cách ứng xử của người nào đó.

Nhóm tham khảo ảnh hưởng trực tiếp bao gồm gia đình, bạn bè, láng giềng, đồng nghiệp hoặc các tổ chức tôn giáo, đoàn thể, hiệp hội công đoàn,…

Còn nhóm tham khảo ảnh hưởng gián tiếp là những nhóm mà bản thân người chịu ảnh hưởng không phải là thành viên của nhóm bao gồm nhóm ngưỡng mộ, nhóm tẩy chay.

Các nhóm tham khảo thường ảnh hưởng đến quan điểm, cách ứng xử, phong

cách sống và cả hành vi tiêu dùng của một người.

Gia đình

Gia đình là nhóm xã hội ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi tiêu dùng cá nhân.

Có thể phân biệt gia đình thành hai loại: gia đình định hướng và gia đình hôn phối.

Gia đình định hướng là loại gia đình gắn với khái niệm huyết thống bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái. Từ ông bà, cha mẹ mà mỗi người có những định hướng về tôn giáo, chính trị, kinh tế, phẩm chất khác nhau. Những ảnh hưởng từ loại gia đình này mang tính chất vô thức hoặc mang tính chất quyết định.

Gia đình hôn phối bao gồm vợ chồng, con cái là nhóm tiêu dùng quan trọng nhất. Vai trò quyết định của vợ chồng hoặc con cái thay đổi tùy thuộc vào loại sản phẩm, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm về sản phẩm, vai trò và địa vị trong gia đình.

Vai trò và địa vị

Một người có thể là thành viên của nhiều nhóm trong xã hội như thành viên của một gia đình, một câu lạc bộ, một tổ chức đoàn thể,…Trong từng nhóm họ có một vai trò và địa vị khác nhau, mỗi vai trò đều chứa đựng một địa vị phản ánh sự kính trọng của xã hội.

Vai trò và địa vị của một người ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người đó. Ví dụ: Các giám đốc công ty sẽ sử dụng phương tiện cao cấp, mua sắm hàng hóa đắt tiền, tham gia vào các hoạt động giải trí thời thượng,…

2.2.3.3. Các yếu tố cá nhân

Quyết định mua sắm của một người còn chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm cá nhân của người đó như độ tuổi, đường đời, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, cá tính và quan niệm bản thân.


Độ tuổi và đường đời

Con người thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua sắm qua các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Ví dụ: Những người trẻ tuổi thích ăn mặc các bộ trang phục hợp thời trang, trong khi người già chỉ mặc quần áo đơn giản, màu sắc phù hợp với độ tuổi của họ.

Hành vi tiêu dùng cũng khác nhau qua các giai đoạn của chu kỳ đời sống gia đình. Các giai đoạn của gia đình được phân biệt nhờ vào các biến cố chính xảy ra như mới kết hôn, có con, con cái trưởng thành và sống tự lập.

Nghề nghiệp

Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ được chọn. Ví dụ: Sự lựa chọn quần áo, giày dép, thức ăn, các hình thức giải trí của một công nhân rất khác biệt so với vị giám đốc của công ty nơi họ làm việc.

Tình trạng kinh tế

Tình trạng kinh tế của một người có thể đánh giá qua thu nhập, tài sản tích tụ,

khả năng vay mượn, quan điểm về chi tiêu và tích lũy.

Tình trạng kinh tế của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến loại hàng hóa và số lượng hàng hóa mà họ lựa chọn, mua sắm.

Phong cách sống

Phong cách sống của một người có liên quan đến kết cấu sinh hoạt của người ấy trong cuộc sống và được diễn đạt thành những hoạt động, mối quan tâm và quan điểm của người ấy. Phong cách sống mô tả tổng thể một người trong sự tác động qua lại giữa người ấy với môi trường sống

Nếu biết được cá tính của một người thuộc loại gì, thì ta có thể suy ra một số điều về những đặc điểm tâm lý nổi bật của người đó, nhưng không thể suy ra được ít nhiều về hành động, mối quan tâm và quan điểm của người đó. Phong cách sống cố gắng kết hợp cấu trúc toàn thể về hành động và sự ảnh hưởng qua lại trong cuộc sống của một người.

Cá tính và quan niệm về bản thân

Cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo ra thế ứng xử có

tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh.

Cá tính thường được mô tả bằng những đặc tính vốn có của cá thể như tính tự tin, tính thận trọng, tính tự lập, tính khiêm nhường, tính hiếu thắng, tính ngăn nắp, tính dễ dãi, tính năng động, tính bảo thủ, tính cởi mở,…

2.2.3.4. Các yếu tố tâm lý

Hành vi mua hàng của một người còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý cơ

bản đó là động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.

Động cơ

Động cơ là lực lượng điều khiển cá nhân và thúc đẩy họ hành động để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn nào đó. Mọi người đều có nhiều nhu cầu và nhu cầu trở thành động cơ khi nhu cầu đó gây sức ép mạnh mẽ thúc đẩy con người kiếm cách để thỏa mãn nhu cầu đó.


Có nhiều lý thuyết về động cơ của con người và lý thuyết được nhắc đến nhiều nhất là của Abraham Maslow. Theo lý thuyết này thì tùy theo mức độ quan trọng của các nhu cầu mà được sắp xếp theo thứ tự khác nhau (Hình 2.3).



Nhu cầu tự

khẳng định mình (Tự phát triển và thể hiện mọi tiềm năng)

Nhu cầu được tôn trọng (Tự trọng, sự công nhận, địa vị)

Nhu cầu xã hội

(Cảm giác thân mật, tình yêu)

Nhu cầu an toàn (An ninh, sự bảo vệ)

Nhu cầu sinh lý (Đói, khát)

Hình 2.3. Thứ bậc của nhu cầu theo Maslow

Nhìn vào hình này cho thấy, con người sẽ cố gắng thỏa mãn trước hết những nhu cầu quan trọng nhất và khi đã đáp ứng được một nhu cầu quan trọng nào đó, thì lập tức trong một thời gian nào đó sẽ xuất hiện một nhu cầu mới tiếp theo và được xếp theo mức độ quan trọng

Nhận thức (Tri giác)

Động cơ thúc đẩy con người hành động nhưng hành động của con người lại phụ thuộc vào nhận thức của họ về môi trường xung quanh. Do đó, nhận thức là khả năng tư duy của con người, là một quá trình thông qua đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh.

Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các tác nhân kích thích vật lý, mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ của các tác nhân kích thích đó với môi trường xung quanh. Các cá nhân có thể nhận thức khác nhau đối với cùng một hiện tượng, do ba yếu tố thuộc về nhận thức của mỗi người đó là: sự chú ý có chọn lọc, sự chỉnh sửa có chọn lọc và sự lưu giữ có chọn lọc.

Sự hiểu biết

Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của một người, do kết quả của

kinh nghiệm có được từ sự học hỏi và sự từng trải về cuộc sống.

Sự hiểu biết giúp người tiêu dùng có thể tổng quát hóa khi tiếp xúc với những kích thích và phân biệt những kích thích khác nhau. Ví dụ: Một người đã mua ti vi của hãng Sony và biết rõ chất lượng của nó sau khi sử dụng. Khi đó, họ có xu hướng tin rằng các sản phẩm máy ảnh, cassatte,… của Sony cũng rất tốt. Đặc biệt, nếu so sánh với các nhãn hiệu ti vi khác thì người đó sẽ dễ dàng nhận ra những đặc điểm khác biệt của hai loại.


Niềm tin và thái độ

Thông qua thực tiễn và sự hiểu biết mà con người có được niềm tin và thái độ.

Sau đó, niềm tin và thái độ ảnh hưởng đến hành vi của họ.

Niềm tin là những ý nghĩa cụ thể mà con người có được về một sự vật hay một vấn đề nào đó. Ví dụ: Nhiều người tin tưởng xe máy Honda có chất lượng cao. Từ đó, niềm tin tạo ra hình ảnh sản phẩm hoặc hình ảnh nhãn hiệu, do đó nó sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.

Thái độ là những đánh giá tốt, xấu những xu hướng tương đối nhất quán của cá nhân, có tính chất thuận lợi hay bất lợi về sự vật hay vấn đề nào đó. Những quyết định mua sản phẩm được dựa trên những thái độ vào lúc đó về sản phẩm, cửa hàng hoặc người bán. Thái độ dẫn dắt con người xử sự theo một thói quen bền vững trước những kích thích tương đồng mà không cần phải giải thích và đáp ứng bằng một phuơng cách mới. Chính vì vậy mà thái độ rất khó thay đổi, muốn thay đổi thái độ của người đòi hỏi phải mất nhiều phí tổn, công sức và thời gian.

2.2.4. Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng

Người tiêu dùng trước khi đi đến quyết định mua thường phải trải qua một quá

trình gồm 5 giai đoạn (Hình 2.4).


Nhận biết

nhu cầu

Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các

lựa chọn

Quyết định

mua

Hành vi sau khi mua


Hình 2.4. Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng

Phân tích các giai đoạn này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trong mỗi thời điểm, bối cảnh riêng biệt. Tuy nhiên, trong việc mua sắm thông thường người tiêu dùng có thể bỏ qua một vài giai đoạn hoặc không theo thứ tự các bước của quá trình.

Nhận biết nhu cầu

Bước đầu tiên trong quá trình mua là sự nhận biết về một nhu cầu muốn được thỏa mãn của chính người tiêu dùng. Như vậy nhu cầu là gì? Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.

Nhu cầu phát sinh do những yếu tố kích thích bên trong và những yếu tố kích thích bên ngoài. Ví dụ: Một người muốn ăn vì người đó cảm thấy đói (kích thích bên trong) nhưng cũng có thể vì nhìn thấy một món ăn được bày bán hấp dẫn trong cửa tiệm (kích thích bên ngoài).

Tuy nhiên, khi nhận biết nhu cầu thì những phản ứng xảy ra ngay lập tức hay không thì còn tùy thuộc vào các nhân tố khác như tầm quan trọng của nhu cầu, sự cấp bách và khả năng kinh tế.

Tìm kiếm thông tin

Khi sự thôi thúc của nhu cầu đủ mạnh, người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm thông tin để hiểu biết về sản phẩm. Mức độ tìm kiếm thông tin nhiều hay ít còn tùy theo sức mạnh của sự thôi thúc, khối lượng thông tin có sẵn lúc đầu, sự dễ dàng của việc tìm kiếm, mức độ hài lòng của việc tìm kiếm,…


Khi tìm kiếm thông tin, người tiêu dùng có thể sử dụng những nguồn cung cấp cơ

bản sau:

- Nguồn thông tin cá nhân: gia đình, bạn bè, hàng xóm, sự quen thuộc.

- Nguồn thông tin thương mại: quảng cáo, người bán hàng, hội trợ, triễn lãm,…

- Nguồn thông tin đại chúng: ấn phẩm có liên quan đến sản phẩm, tin đồn,…

- Nguồn thông tin kinh nghiệm: qua tìm hiểu trực tiếp như tiếp xúc, dùng thử,… Mức độ ảnh hưởng của những nguồn thông tin nói trên thay đổi tùy theo loại sản

phẩm và đặc tính của khách hàng.

Đánh giá các lựa chọn

Khi đã biết đến các nhãn hiệu của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ triển khai bước tiếp theo là đánh giá các phương án có khả năng thay thế nhau để đi đến lựa chọn nhãn hiệu quyết định mua.

Vấn đề đặt ra ở đây là người tiêu dùng đánh giá như thế nào các nhãn hiệu nằm

trong nhóm lựa chọn. Người tiêu dùng có nhiều cách đánh giá sau đây:

- Người tiêu dùng cho rằng mỗi sản phẩm có nhiều thuộc tính và đánh giá sản

phẩm thông qua thuộc tính đó.

- Người tiêu dùng cho rằng mỗi nhãn hiệu đại diện cho một đặc tính và niềm tin

này tạo ra một hình ảnh về nhãn hiệu.

- Người tiêu dùng sẽ chọn mua nhãn hiệu nào có thể đáp ứng cao nhất những

thuộc tính mà họ đang quan tâm.

Quyết định mua

Sau khi đánh giá người tiêu dùng hình thành ý định mua sản phẩm được đánh giá

cao nhất và đi đến quyết định mua.

Nhưng giữa giai đoạn ý định mua và quyết định mua có thể xảy ra những vấn đề làm thay đổi quyết định mua như quan điểm của người khác, ý kiến của gia đình, bạn bè,…hoặc những yếu tố hoàn cảnh khác như không đủ tiền, cần chi tiêu vào việc khác hơn,…Ngoài ra, ý định mua cũng có thể thay đổi do kết quả của hoạt động marketing.

Hành vi sau khi mua

Sau khi mua sắm, người tiêu dùng sản phẩm và thường xuất hiện trạng thái hài lòng hoặc không hài lòng.

Người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sản phẩm đáp ứng tốt những mong đợi của họ. Từ đó, nếu có nhu cầu mua lại sản phẩm thì họ sẵn sàng chọn mua nhãn hiệu đó một lần nữa. Ngược lại, nếu sản phẩm không được như mong muốn sẽ làm người tiêu dùng không thỏa mãn, bực tức và có thể xảy ra những việc như đổi lại sản phẩm, truyền bá thông tin xấu về nhãn hiệu cho người khác, khiếu kiện,…

2.3. Khách du lịch và sản phẩm du lịch

2.3.1. Khách du lịch

Theo tổ chức du lịch thế giới (World tourism Organization) năm 1968 cho rằng:

Khách du lịch là một người từ quốc gia này đi tới quốc gia khác với một lý do nào đó,


có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc làm việc gì khác (ngoại trừ hành nghề hay lĩnh lương). Định nghĩa này áp dụng cho cả khách du lịch trong nước.

Khách du lịch chia làm hai loại là du khách và khách tham quan.

Du khách là khách du lịch, lưu trú tại một quốc gia trên 24 giờ đồng hồ và ngủ qua

đêm ở đó; với lý do kinh doanh, thăm viếng, hay làm việc gì khác.

Khách tham quan là khách du lịch đến viếng thăm ở một nơi nào đó dưới 24 giờ

và không ở lại qua đêm, với lý do kinh doanh, thăm viếng, hay làm một việc gì khác.

2.3.2. Sản phẩm du lịch Định nghĩa

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó (theo GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS Trần Thị Minh Hòa, 2004)

Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch

Qua định nghĩa trên cho thấy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu tố vô hình là dịch vụ.

Nếu xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì các thành phần của sản phẩm bao gồm các nhóm sau:

- Dịch vụ vận chuyển

- Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống,…

- Dịch vụ tham quan, giải trí,..

- Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm

- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch

Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch

Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (chiếm 80% -90% giá trị) Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng và không thể di chuyển được

Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi ở máy bay, phòng ngủ, khách sạn,…không thể tồn

kho và cất đi

Sản phẩm du lịch như nhà hàng, du lịch về nghỉ mát, về nghỉ dưỡng,…mang tính

mùa vụ

Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm

Nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi vì sự biến động của

tiền tệ, an ninh, chính trị.

2.4. Mô hình nghiên cứu

Với cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, về khách du lịch và sản phẩm du

lịch đã hình thành mô hình nghiên cứu như sau:



Các yếu tố marketing

- Phong cảnh các địa điểm tham

quan ở Miếu Bà rất đẹp.

- Miếu Bà rất linh thiêng.

- Miễn phí tham quan ở Miếu

- Lễ Vía Bà diễn ra tại Miếu từ ngày 23-27/04 (âl) hàng năm.

- Miếu Bà được giới thiệu trên ti vi, internet,…

Đặc tính của

khách du lịch

- Trình độ học vấn

- Nghề nghiệp

- Độ tuổi

- Cá tính

- Phong cách sống

- Hoàn cảnh kinh tế

- Nhận thức

- Hiểu biết


Quá trình ra quyết định

Những phản ứng đáp lại của

khách du lịch

- Tham quan vào dịp nào?

- Thời điểm tham quan Miếu

- Tham quan bao lâu

- Tham quan với những ai ?

- Đến tham quan Miếu bằng

phương tiện gì?

- Các sản phẩm và dịch vụ được sử dụng ở Miếu Bà

- Mức chi tiêu cho chuyến đi

- ……………………………


Nhận biết

Tìm kiếm

Đánh giá

Quyết định

Hành vi

nhu cầu

thông tin

các lựa chọn

mua

sau khi mua

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Các tác nhân kích thích

- Môi trường chính trị-pháp luật

- Môi trường kinh tế

- Môi trường văn hóa xã hội

- Môi trường khoa học kỹ thuật

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu

2.5. Tóm tắt

Hành vi người tiêu dùng là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong quá trình đưa ra quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ. Những phản ứng của người tiêu dùng xảy ra khi bị kích thích bởi các yếu tố marketing và các tác nhân kích thích khác. Tuy nhiên, nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là tìm hiểu xem “hộp đen” ý thức của người tiêu dùng chuyển biến ra sao khi tiếp nhận các yếu tố này”. Hộp đen ý thức của người tiêu dùng bao gồm hai phần: Thứ nhất là các đặc tính của người mua (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, quê quán, tín ngưỡng,...) sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm của người đó. Thứ hai là quá trình thông qua quyết định mua (gồm 5 giai đoạn: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, lựa chọn các phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua) của người tiêu dùng.

Theo tổ chức du lịch thế giới (World tourism Organization) năm 1968 cho rằng: Khách du lịch là một người từ quốc gia này đi tới quốc gia khác với một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc làm việc gì khác (ngoại trừ hành nghề hay lĩnh lương). Định nghĩa này áp dụng cho cả khách du lịch trong nước. Khách du lịch chia thành hai loại: du khách (ở qua đêm) và khách tham quan (ở trong ngày).

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch; được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch bao gồm dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú, tham quan, quà lưu niệm,…Ngoài ra, sản phẩm du lịch có các đặc trưng sau: 80-90% giá trị là dịch vụ, sản phẩm ở xa khách hàng và mang tính mùa vụ,…


Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC(3)


3.1. Giới thiệu

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng như đặc tính, quá trình ra quyết định và các phản ứng đáp lại của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, lý thuyết về du lịch cũng được nhắc đến với định nghĩa khách du lịch và sản phẩm du lịch; các bộ phần cấu thành và các đặc trưng của sản phẩm du lịch. Phần tiếp theo, chương 3 sẽ giới thiệu tóm lược về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Cụ thể là, lịch sử hình thành và phát triển, thời gian và địa điểm diễn ra Lễ Vía Bà, các nghi thức của Lễ Vía.

3.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Miếu Bà có từ bao giờ Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính 8

Miếu Bà có từ bao giờ? Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính xác. Trong dân gian tương truyền rằng: Cách đây 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân gian thưa thớt, giặc biên giới thường sang quấy nhiễu. Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng xeo nại, tìm cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận, đập

phá làm gãy cánh tay trái pho tượng. Hình 3.1. Miếu Bà nhìn từ trên xuống (4)

Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu, nói với các bô lão: “Tượng Bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đưa Bà xuống”. Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật tượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Họ xúm nhau khiêng tượng xuống làng với mục đích gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động, các lão làng tính kế để đưa tượng đi nhưng không làm sao nhấc lên được dù pho tượng không phải là quá lớn, quá nặng.

Các cụ bàn nhau chắc là chưa trúng ý Bà nên cử người cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm nọ lại được Bà đạp đồng mách bảo: “Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem Bà xuống núi”. Dân làng mừng rỡ tuyển chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng tượng Bà đi một cách nhẹ nhàng. Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô gái phải đặt xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi này nên tổ chức xin keo, được bà chấp thuận và lập Miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm Lễ Vía Bà.

Lúc đầu, Miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu, Miếu Bà khang trang hơn. Năm 1870, Miếu được xây dựng lại bằng đá miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng. Đến năm 1972, Miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ kính phương Đông. Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh, tường ốp gạch men bóng láng nhập từ nước ngoài, các khung cửa bằng gỗ quí được chạm trổ hoa văn công phu, mỹ thuật. Chánh điện cao rộng,



(3) Nguồn: http://www.datviet.net/diendan/showthread.php?t=7995

(4) Nguồn:http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=169&subtopic=307&leader_topic=825&id=BT283071918

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí