Như vậy tất cả các khoản đã trình bày ở trên tạo nên bảng thu nhập cho người lao động. Vấn đề đặt ra trong việc hạch toán kế toán nói chung, kế toán tiền lương nói riêng là phải hạch toán như thế nào cho đúng tỷ lệ quy định, nhanh chóng kịp thời đưa ra các thông tin hữu ích về lao động.
IV. Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
1. Thủ tục, chứng từ hạch toán.
Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động hàng tháng kế toán phải lập '' Bảng thanh toán tiền lương '' cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban kết quả căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Để lập được bảng tính lương này thì yêu cầu đối với kế toán tiền lương phải căn cứ vào chứng từ hạch toán thời gian lao động và kết quả lao động.
- Thủ tục chứng từ thanh toán lương thời gian, chứng từ ban đàu làm cơ sở cho việc trả lương là bảng chấm công, dùng để theo dõi công đi làm thực tế, công phi sản xuất như : ốm đau, thai sản, nghỉ phép...Bảng chấm công do cán bộ phụ trách hoặc tổ trưởng ghi theo quy định, chấm công cuối tháng căn cứ vào thời gian làm việc thực tế quy ra công và những ngày nghỉ được hưởng theo chế độ quy định để trả lương.
- Thời gian làm thêm giờ, phụ cấp ca đêm ghi vào Bảng thanh toán làm thêm giờ và phụ cấp ca đêm để thanh toán.
- Thủ tục chứng từ để thanh toán lương sản phẩm đó là" Bảng kê khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ", " Bảng giao, nhận sản phẩm ", " Doanh số bán hàng ngày ", bảng này được ghi chi tiết theo từng đối tượng trả lương theo sản phẩm có xác nhận của người kiểm tra nghiệm thu.
Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương( tiền trả sản phẩm, tiền lương thời gian ), các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác
nhận và ký, giám đốc duyệt y " Bảng thanh toán lương " sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương cho người lao động. Khi đã tính toán tổng hợp tiền lương thực tế phải trả cho người lao động xong, kế toán căn cứ vào bảng tính toán này ra ngân hàng rút tiền về quỹ tiền mặt để trả cho người lao động. Thông thường tại các doanh nghiệp việc thanh toán lương được thực hiện hàng tháng và chia làm hai kỳ :
Có thể bạn quan tâm!
- Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương - 1
- Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương - 2
- Lương Nghỉ Phép: Theo Chế Độ Hiện Hành Khi Người Lao Động Nghỉ Phép Thì Được Trả Lương 100% Tiền Lương Theo Cấp Bậc. Tiền Lương Nghỉ Phép Là Tiền
- Sơ Lược Chung Về Công Ty Môi Trường Đô Thị Hà Nội.
- Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Mtđt Số 4
- Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương :
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
+ Kỳ I : Tạm ứng
+ Kỳ II : Nhận số tiền còn lại sau khi đã trừ các khoản khấu trừ vào lương
Các khoản thanh toán lương, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ và báo cáo thu, chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra, ghi sổ.
2. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp:
Tại các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn dựa vào giá thành sản phẩm coi như một khoản chi phí phải trả.
Việc áp dụng phương pháp này giúp doanh nghiệp tránh được những sự biến động lớn trong chi phí tiền lương khi có sự biến động của thị trường về giá cả, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập người lao động.
Cách tính toán như sau :
Mức trích trước Tiền lương chính thực tế Tỷ lệ
tiền lương phép = phải trả công nhân trực x lương trích
kế hoạch tiếp trong tháng trước Trong đó:
Tỷ lệ Tổng số lương phép kế hoạch năm
trích của công nhân trực tiếp SX trong tháng
trước = x
100
Tổng số lương chính kế hoạch năm của
công nhân trực tiếp sản xuất
Cũng có thể trên cơ sở nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định một tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch của nhân công trực tiếp sản xuất một cách hợp lý.
3. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
3.1 Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng.
a. Chứng từ kế toán:
Các chứng từ về kế toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH và thanh toán tiền lương, BHXH như :
- Bảng thanh toán tiền lương ( mẫu số 02 - LĐTL )
- Bảng thanh toán tiền thưởng ( mẫu số 05 - LĐTL )
- Bảng thanh toán BHXH ( mẫu số 04 - LĐTL )
- Các phiếu thu, phiếu chi các chứng từ tài liệu về các khoản khấu trừ trích nộp ... liên quan. Các chứng từ này được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc để hạch toán tổng hợp tiền lương.
b. Tài khoản kế toán:
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng chủ yếu các tài khoản sau:
- TK 334 " phải trả CNV "
- TK 338 " phải trả, phải nộp khác "
* Tài khoản 334 " phải trả công nhân viên "
Dùng để thanh toán các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334
Bên nợ:
- Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả cho CNV.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV.
- Kết chuyển tiền lương của CNV chưa lĩnh vào tài khoản thích hợp.
Bên có:
- Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho CNV. Dư có:
- Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả
cho CNV.
Dư nợ: Trong trường hợp cá biệt số dư bên nợ (nếu có)
- Phản ánh số tiền đã trả quá số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác cho CNV.
Tài khoản 334 hạch toán chi tiết theo hai nội dung:
TK 334.1: Thanh toán tiền lương
TK 334.2: Thanh toán các khoản khác
* Tài khoản 338 " phải trả, phải nộp khác "
Dùng để phản ánh các khoản phải trảvà phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí...) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ ...
Kết cấu và nội dung TK 338:
Bên nợ:
- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ.
- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn.
- Xử lý giá trị tài sản thừa.
- Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng trong kỳ.
- Các khoản đã trả, đã nộp khác.
Bên có:
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
- Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kỳ.
- Các khoản phải trả, phải nộp hay thu hộ.
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại.
Dư nợ:(nếu có)
- Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán. Dư có:
- Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
Việc phản ánh tình hình và thanh toán các khoản được chi tiết trên 6 tiểu khoản:
- TK 338.1: Tài sản thừa chờ xử lý
- TK 338.2: Kinh phí công đoàn
- TK 338.3: Bảo hiểm xã hội
- TK 338.4: Bảo hiểm y tế
- TK 338.7: Doanh thui nhận trước
- TK 338.8: Phải nộp khác
Ngoài các TK334, TK338 kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan trong quá trình hạch toán như : TK 622 "chi phí nhân công trực tiếp", TK 627 "chi phí sản xuất chung", TK 641 "chi phí bán hàng", TK 642 "chi phí quản lý doanh nghiệp", và các tài khoản 111, 112, 138...
động.
3.2. Hạch toán lao động về mặt số lượng, thời gian và kết quả lao
Mục đích hạch toán lao động trong doanh nghiệp, ngoài việc giúp cho
công tác quản lý lao động còn bảo đảm tính lương chính xác cho từng người lao động. Nội dung của hạch toán lao động bao gồm hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động.
a). Hạch toán số lượng lao động:
Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng "Sổ sách theo dõi lao động của doanh nghiệp" thường do phòng HCTC theo dõi. Sổ này hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật) của CNV. Phòng lao động có thể lập sổ chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận để nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp.
b). Hạch toán thời gian lao động:
Thực chất là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng CNV ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng ở đây là "Bảng chấm công" để ghi chép thời gian lao động và có thể sử dụng tổng hợp phục vụ trực tiếp kịp thời cho việc quản lý tình hình huy động sử dụng thời gian CNV tham gia lao động. Bảng chấm công được lập riêng cho từng tổ sản xuất do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban ghi hàng ngày. Cuối tháng bảng chấm công được sử dụng làm cơ sở để tính lương đối với bộ phận lao động hưởng lương theo thời gian.
c). Hạch toán kết quả lao động.
Mục đích của hạch toán này là theo dõi, ghi chép kết quả lao động của CNV biểu hiện bằng số lượng (khối lượng công việc đã hoàn thành) của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Để hạch toán, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Mặc dù sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công việc,
thời gian lao động, số lượng công việc hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn chất lượng công việc hoàn thành... Các chứng từ này là "Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành", "Bảng ghi năng suất cá nhân", "Hợp đồng làm khoán", "Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành"... Chứng từ hạch toán kết quả lao động do người lập ký, cán bộ kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo (quản đốc phân xưởng hoặc trưởng bộ phận) duyệt y. Đây là cơ sở để tính tiền lương cho người lao động hay bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm.
3.3 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Các nghiệp vụ kinh tế về tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ được
phản ánh vào sổ kế toán theo từng trường hợp sau:
1. Hàng tháng trên cơ sở tính thù lao, lao động phải trả cho công nhân
viên trực tiếp sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 622: Thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627: Thù lao phải trả cho công nhân quản lý phân xưởng Nợ TK 641: Thù lao phải trả cho nhân viên bán hàng tiêu thụSP Nợ TK 642: Thù lao phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Có TK 334: Tổng số thù lao lao động phải trả trong tháng
2. Số tiền thưởng phải trả cho CNV từ quỹ khen thưởng: Nợ TK 431(1): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, phúc lợi Nợ TK 142(2): Các khoản thu nhập khác
Nợ TK 622,627,641,642: Thưởng trong SXKD
Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả CNV
3. Khi trích BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh:
Nợ TK 622, 627(1), 641(1), 642(1): phần tính vào chi phí KD(19%) Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của CNV(6%)
Có TK 338(338.2, 338.3, 338.4): Tổng số BHXH, BHYT và KPCĐ
phải trích
4. Tính số BHXH phải trả cho CNV trong trường hợp ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động...
Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334: Phải trả CNV
5. Các khoản khấu trừ vào lương như tiền tạm ứng, tiền bồi thường, tiền điện nước...
Nợ TK 334: Tổng số các khoản khấu trừ
Có TK 333(333.8): Thuế thu nhập phải nộp Có TK 141: Số tạm ứng trừ vào lương
Có TK 138: Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại...
6. Chi trả lương và các khoản phải trả CNV:
Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán
Có TK 111, 112: Thanh toán bằng tiền mặt, TGNH
Có TK 511: Thanh toán bằng sản phẩm, hàng hoá
7. Khi doanh nghiệp chuyển tiền nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ
quan chuyên môn quản lý:
Nợ TK 338(338.2, 338.3, 338.4)
Có TK liên quan 111, 112
8. Chi tiền kinh phí công đoàn(phần để lại ở doanh nghiệp): Nợ TK 338 (338.2)
Có TK liên quan 111, 112
9. Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền CNV đi vắng chưa lĩnh:
Nợ TK 334
Có TK 338(338.8)
10. Trường hợp số đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH(kể cả số vượt chi)
lớn hơn số phải trả, phải nộp,khi được cấp bù ghi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền được cấp bù đã nhận
Có TK 338(338.2, 338.3): Số tiền được cấp bù
11. Tính lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNV:
- Hàng tháng hay định kỳ trích trước tiền lương CN sản xuất đi phép
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp