Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương - 2

Ngoài tiền lương để tái sản xuất sức lao động và đảm bảo cuộc sống lâu dài cho người lao động, theo chế độ hiện hành thì doanh nghiệp còn phải trích vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội( BHXH ), bảo hiểm y tế( BHYT ) và kinh phí công đoàn( KPCĐ).

- BHXH được trích lập để tài trợ cho trường hợp CNV tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu ...

- BHYT để tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, bảo

vệ quyền lợi của người lao động.

- KPCĐ chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp theo quy định.

Cùng với tiền lương, các khoản trích lập quỹ nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm. Việc tính toán chi phí về lao động sống phải trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh, ngược lại việc tính đúng, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động, một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng của lao động, mặt khác thúc đẩy việc sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả.

3. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh, là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp các cơ sở dữ liệu hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin

kinh doanh cho các nhà quản lý, những người trực tiếp và gián tiếp có lợi ích

từ đó.

Kế toán lao động tiền lương có chức năng cung cấp đầy đủ các số liệu cần thiết trong kỳ về việc tính toán phân bổ chính xác các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ góp phần trong việc tính toán tổng chi phí phát

sinhtrong kỳ làm cơ sở hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động và cho doanh nghiệp.

Để thực hiện chức năng kế toán trong việc điều hành, quản lý lao động của doanh nghiệp, góp phần tích cực quản lý lao động về tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán lao động và tiền lương trong doanh nghiệp cần phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

a). Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình hiện có và sự biến động về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động về kết quả lao động tính toán chính xác, kịp thời, nhanh chóng, đúng chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp, phụ cấp cho người lao động. Đồng thời phải phản ánh đầy đủ, đáp ứng kịp thời, chính xác tình hình thanh toán các khoản trên cho người lao động và tình hình chấp hành các chinh sách chế độ về lao động tiền lương.

b). Tính toán phân bổ đúng đối tượng các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương đồng thời phân bổ chi phí nhân công cho các đối tượng sử dụng lao động một cách chinh xác phục vụ cho việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm.

c). Lập báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo luong thuộc trách nhiệm của kế toán. Đồng thời tiến hành tổ chức phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động, thời gian và kết quả lao động và tình hình quản lý tiền lương , quỹ BHXH, đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động sẳn có trong doanh nghiệp mình.

d). Phân loại lao động : Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều khác nhau nên để cho việc quản lý và hoạch toán thuận lợi, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phần loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo đặc trưng nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán lao động thường được phân theo các tiêu thức sau:

* Phân theo thời gian lao động: Theo cách phân loại này lao động có thể chia thành lao động thường xuyên (bao gồm cả hợp đồng ngắn hạn và dài hạn) lao động tạm thời, mang tính thời vụ. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được tổng số lao động của mình từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời xác định được các khoản nghĩa vụ với người lao động và với nhà nước được chính xác.

* Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất: Gồm hai loại

- Lao động trực tiếp sản xuất: chính là bộ phận công nhân trực tiếp tham

gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.

- Lao động gián tiếp sản xuất: chính là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ phận này bao gồm nhân viên kỷ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.

Với cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động. Từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc.

* Phân theo chức năng lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh:

Xét về chức năng, trong một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có thể

chia nhân công thành ba loại sau:

- Nhân công thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: bao gồm nhân công trực tiếp sản xuất hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng ...

- Nhân công thực hiện chức năng lưu thông, tiếp thị: bao gồm bộ phận nhân công tham gia hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu và tiếp cận thị trường ...

- Nhân công thực hiện chức năng quản lý hành chính: là bộ phận nhân

công tham gia quá trình hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính

của doanh nghiệp như nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính ...

Phần thù lao lao động trả cho bộ phận nào sẽ hình thành nên chi phí của bộ phận đó do đó theo cách phân loại này giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được chính xác, kịp thời, phân định được chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ. Mặt khác giúp cho việc phân bổ chi phí nhân công đựơc chính xác thuận lợi, tạo điều kiện cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng.

II. hình thức tiền lương, thu nhập khác và các khoản trích theo lương.

1. Các hình thức tiền lương

Thực chất của việc trả lương là các quy phạm được thừa nhận để xác định tiền lương phải trả cho người lao động dựa trên số lượng sức lao động dã hao phí.

Tiền lương của ngưòi lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động, nó cũng được trả theo năng suất lao động, chất lượng hiệu quả lao động. Mặt khác tiền lương có thể được trả theo thời gian làm việc(giờ, ngày, tuần, tháng) hoặc trả theo khối lượng công việc hoàn thành ... Kết hợp với chế độ phụ cấp, tiền lương, tiền làm ngoài giờ, trong chi phí nhân công có bộ phận thuộc chi phí trực tiếp, gián tiếp, có loại biến phí, có loại định phí ... Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Mục đích cuả chế độ tiền lương là nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Trên thực tế ở Việt nam hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:

+ Tiền lương theo thời gian

+ Tiền lương theo sản phẩm

+ Tiền lương khoán

1.1. Tiền lương theo thời gian: Đây là hình thức mà tiền lương được

dựa trên khả năng, thao tác, trình độ kỷ thuật và thời gian làm việc thực tế.

Hình thức này mang tính chất bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất, không đánh giá đúng kết quả lao động của mỗi người, không đảm bảo được nguyên tắc '' làm theo năng lực, hưởng theo lao động '' theo hình thức này thì:


Tiền lương thời gian


Thời gian


Đơn giá tiền lương

phải trả cho CNV

=

làm việc

x

theo thời gian

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương - 2


Hình thức lương này thường được áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, cho các lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ- kế toán ... Những nhân viên này không có điều kiện xác định được khối lượng công việc hoàn thành. Do những hạn chế trên mà hình thức này chỉ được áp dụng cho những công việc không thể xác định đưọc hao phí lao động đã tiêu hao vào đó.

Tuỳ theo điều kiện và trình độ quản lý, thời gian lao động có thể áp dụng hai hình thức trả lương đó là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn và hình thức trả lương theo thời gian có thưởng.

* Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn: Tiền lương theo thời gian giản đơn đó là số tiền trả cho người lao động căn cứ vào bậc lương và thời gian làm việc thực tế không xét đến thái độ lao động và kết quả công việc hoàn thành.

Lương tháng = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) Lương ngày =Error!x số ngày làm thực tế

Lương giờ: áp dụng cho những người làm việc tạm thời đối với từng

công việc.

Mức lương giờ = Error! x số giờ làm việc thực tế.


Hình thức này có ưu điểm là đơn giản dễ theo dõi nhưng bên cạnh đó chúng ta thấy tiền lương được tính theo cách trả lương này dựa trên mức lương cấp bậc mang tính bình quân vì thế nó không khuyến khích người lao động trong việc làm cũng như phát huy tính sáng tạo, nó không gắn bó quyền lợi cá nhân với quyền lợi tập thể.

* Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Là tiền lương đã trả cho CNV căn cứ vào mức lương thời gian làm việc có kết hợp khen thưởng khi ddạt và vượt mức các chỉ tiêu quy định như : tiết kiệm thời gian lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, đảm bảo nhu cầu sản xuất

... thực chất của chế độ này là sự kết hợp giữa việc trả lương theo thời gian giản đơn và tiền thưởng khi công nhân vượt mức những chỉ tiêu chất lượng và số lượng quy định.

Tiền lương = mức lương theo thời gian + thưởng.

Hình thức trả lương này có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trả lương theo thời gian giản đơn vừa phản ánh được thực tế vừa khuyến khích được người lao động có trách nhiệm trong công việc. Hình thức trả lương này là một trong những biện pháp kích thích vật chất đối với người lao động tạo cho họ gắn bó với công việc.

1.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm:


Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tính theo khối lượng( số lượng ) sản phẩm, công việc hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó.


Tiền lương


Khối lượng(số lượng)


SP đơn giá

phải trả

=

công việc hoàn thành

x

tiền lương

CNV


đủ tiêu chuẩn


sản phẩm


việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu hoạch toán kết quả lao động, chẳng hạn như phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương mà Doanh nghiệp áp dụng đối với từng loại sản phẫm, công việc . Đây là hình thức trã lương phù hợp với nguyên tắc, phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng lao động với chất lượng lao động, khuyến khích ngưới lao động hăng say lao động, góp phần làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Trả lương theo sản phẩm là hình thức lương cơ bản đang áp dụng trong khu vực sản xuất vật chất hiện nay. Tiền lương mà công nhân

nhận được phụ thuộc vào đơn giá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm. Hình thức trả lương này có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trả lương theo thời gian.

Trong việc trả lương theo sản phẩm đòi hỏi việc xây dựng cá định mức kinh tế kỷ thuật chính xác để làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lương đối với từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lý. Tuỳ theo yêu cầu kích thích người lao động để nâng cao chất lượng, năng suất lao động, sản lượng hay đẩy nhanh tiến độ sản xuất mà có thể áp dụng các đơn giá tiền lương sản phẩm khác nhau, do đó có các dạng tiền lương sản phẩm khác nhau.

- Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp hoặc có thể áp dụng đối với người lao động gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp:

* Lương sản phẩm trực tiếp là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà công nhân đó hoàn thành trong thời gian làm việc và được xác định bằng số lượng sản phẩm đã sản xuất nhân với đơn giá mỗi đơn vị sản phẩm được trả. Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụng rộng rãi đối với công nhân trực tiếp sản xuất trong điều kiện quy trình lao động của người công nhân mang tính độc lập tương đối,

Tiền lương của

người công nhân = Đơn giá tiền lương x Mức sản lượng thực tế.

+ Ưu điểm người lao động xác định được ngay tiền lương của mình vì vậy khuyến khích họ quan tâm đến năng suất chất lượng sản phẩm.

+ Nhược điểm: Tinh thần tương trợ lẫn nhau trong sản xuất kém.

* Lương sản phẩm gián tiếp là tiền lương trả cho CNV phụ, cùng tham gia sản xuất với công nhân chính đã hưởng lương theo sản phẩm được xác định căn cứ vào hệ số giữa mức lương của công nhân phụ sản xuất ra với sản lượng sản phẩm đã định mức cho công nhân chính và nhân với sản phẩm công nhân chính sản xuất ra. Hoặc trên cơ sở thang lương và bậc lương của công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022