Dự Báo Nhu Cầu Khách Sạn Lâm Đồng Thời Kỳ 2010 – 2020

triệu USD. Đây là một số vốn không lớn, đòi hỏi phải thu hút từ nhiều nguồn khác nhau (cả trung ương và địa phương) và huy động từ nhiều nguồn như tích lũy của các doanh nghiệp du lịch, vốn vay ngân hàng, liên doanh, liên kết (cả trong và ngoài nước) và vốn đầu tư tư nhân...

Nhu cầu về khách sạn: Việc nghiên cứu tính toán và điều chỉnh dự báo nhu cầu khách sạn trong những năm tới được căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu trú và công suất sử dụng trung bình, cũng như số người nghỉ trong một phòng theo công thức sau:

(Số lượt khách)*(Số ngày lưu trú trung bình)

Nhu cầu số phòng = ---------------------------------------------------------------------

(365 ngày)*(Công suất sử dụng phòng)*(Số khách trung

bình/phòng)

Trong đó, theo dự báo: Số ngày lưu trú trung bình 2,5 - 4 đối với khách quốc tế và từ 2,3 - 3,7 đối với khách nội địa. Công suất sử dụng phòng trung bình hàng năm sẽ đạt khoảng 60 - 65% (hiện tại 56%). Theo xu hướng chung, các khách sạn thường xây dựng mỗi phòng 2 người. Như vậy, nhu cầu về khách sạn của Lâm Đồng đến năm 2020 sẽ là:

Bảng 3.6: Dự báo nhu cầu khách sạn Lâm Đồng thời kỳ 2010 – 2020

( Đvt: Phòng)

Cụm

Nhu cầu cho đối tượng khách du lịch

2010

2015

2020

Dalat và phụ cận

Nhu cầu cho khách quốc tế

820

1.200

1.650

Nhu cầu cho khách nội địa

12.880

19.100

26.500

Tổng cộng

13.700

20.300

28.150

Bảo Lộc

Nhu cầu cho khách quốc tế

65

145

220

Nhu cầu cho khách nội địa

1.035

2.245

3.980

Tổng cộng

1.100

2.390

4.200

Cát Tiên

Nhu cầu cho khách quốc tế

25

55

130

Nhu cầu cho khách nội địa

375

955

2.220

Tổng cộng

400

1.010

2.350

Toàn tỉnh

Nhu cầu cho khách quốc tế

910

1.400

2.000

Nhu cầu cho khách nội địa

14.290

22.300

32.700

Tổng cộng

15.200

23.700

34.700

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 - 8

(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)

Nhu cầu lao động trong du lịch: Hiện nay, chỉ tiêu bình quân khách sạn ở Dalat chỉ đạt 0,6 lao động/phòng (cả nước 1,5 -1,6). Nên nhu cầu đến năm 2020 sẽ là:

Bảng 3.7 : Nhu cầu lao động cụm du lịch Dalat và phụ cận



Hạng mục

Nhu cầu cho đối tượng

Đơn vị tính

2010

2015

2020


Khách sạn

Khách du lịch

Phòng

13.700

20.300

28.150

Nhu cầu cho khách

quốc tế

Phòng

820

1.200

1.650

Nhu cầu cho khách nội

địa

Phòng

12.880

19.100

26.500

Lao

động

Tổng cộng

Người

53,430

97,440

152,010

Lao động trực tiếp

Người

17,810

32,480

50,670

Lao động gián tiếp

Người

35,620

64,960

101,340

(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)

Bảng 3.8 : Dự báo nhu cầu lao động ngành du lịch Lâm Đồng: 2010 -2020

Đơn vị tính:

Phòng

Cụm du lịch

Loại lao động

2010

2015

2020


Dalat và phụ cận

Lao động trực tiếp trong du lịch

17,81

0

32,480

50,670

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

35,62

0

64,960

101,340

Tổng cộng

53,43

0

97,440

152,010

Bảo Lộc

Lao động trực tiếp trong du lịch

1,430

3,824

7,560

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

2,860

7,648

15,120

Tổng cộng

4,290

11,472

22,680

Cát Tiên

Lao động trực tiếp trong du lịch

0,520

1,616

4,230

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

1,040

3,232

8,460

Tổng cộng

1,560

4,848

12,690

Toàn tỉnh

Lao động trực tiếp trong du lịch

19,76

0

37,920

62,460

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

39,52

0

75,840

124,920

Tổng cộng

59,28

0

113,760

187,380

Lao động trung bình/1 phòng khách sạn (người)

1,3

1,6

1,8

(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)

Như vậy: Do nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế từ nay đến năm 2020 chủ yếu tập trung ở khu vực Thành phố Dalat và phụ cận. Nên, thời kỳ 2006 - 2010 đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng các cơ sở du lịch và DLSTđã và đang được khai thác. Thời kỳ 2010 - 2020 đầu tư xây dựng các khu du lịch và DLST đồng thời với việc khai thác và đầu tư chiều sâu để mở rộng và nâng cấp các khu đã khai thác. Ngoài ra, cần mở rộng đầu tư các khu du lịch ở phạm vi lân cận Đà Lạt nhằm giảm bớt sức ép của lượng du khách lớn đến Đà Lạt và làm phong phú hơn các hoạt động du lịch và DLST ở cụm du lịch trung tâm này. Như vậy, trong tương lai, để giảm áp lực lên tài nguyên và môi trường ở cụm Đà Lạt, việc đầu tư phát triển đồng bộ hai cụm du lịch Bảo Lộc và Cát Tiên là rất quan trọng và cần thiết. Dự kiến, thời kỳ 2005 - 2010 Đà Lạt và phụ cận vẫn chiếm khoảng 80% số khách của cả tỉnh. Thời kỳ 2011 - 2020, khi Bảo Lộc và Cát Tiên được đầu tư tương đối hoàn chỉnh thì sẽ thu hút nhiều hơn khách du lịch đến đây; dự kiến thời kỳ này Đà Lạt và vùng phụ cận còn khoảng 70-75% số khách của toàn Tỉnh. Ðịnh hướng đó đã được triển khai trong thực tế bằng việc xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông, quy hoạch lại trên 80 điểm tham quan du lịch, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các sản phẩm du lịch, tôn tạo, nâng cấp nhiều danh lam thắng cảnh như thác Prenn, hồ Than thở, Thung lũng Tình yêu, thác Datanla, thác Ðambri, khu du lịch hồ Tuyền Lâm,.... Không gian của các vùng DLST đặc thù với sự có mặt của các loài sinh vật đặc hữu cũng như căn cứ vào các điều kiện kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng để tổ chức không gian du lịch sinh thái. Nếu coi cả tỉnh Lâm Đồng là không gian DLST thống nhất với hai phân vùng:

- Đà Lạt và vùng phụ cận gồm các huyện: Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng,

Đơn Dương.

- Thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận gồm: Di Linh, Bảo Lâm, Cát Tiên, Đạ houai,

ĐạTẻh.

Trên cơ sở đó, có thể đề xuất, xây dựng tour, tuyến du lịch gắn kết hợp lý các khu DLSTgiữa hai phân vùng.

* Các tour – tuyến du lịch sinh thái:

- Những căn cứ chủ yếu để hình thành các tour – tuyến – điểm du lịch sinh thái: Để có được những tour – tuyến DLST hấp dẫn, công tác nghiên cứu để xác lập

cần xuất phát từ những căn cứ khoa học. Những căn cứ khoa học chính để hình thành các tour – tuyến DLST là:

+ Sự phân bố về mặt không gian của các điểm du lịch sinh thái.

+ Tổ chức các tuyến, điểm du lịch quốc gia, các tuyến điểm du lịch địa phương trên cơ sở dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng giai đoạn 1996 – 2010 gắn với quy hoạch phát triển của các vùng và các trung tâm du lịch.

- Hệ thống các trung tâm du lịch vùng, tiểu vùng và các trung tâm du lịch trong tỉnh cùng các vùng phụ cận. Thành phố Đà Lạt cần được xem như trung tâm để tổ chức các tour- tuyến- điểm du lịch. Chính vì vậy, Đà Lạt sẽ là điểm đến và cũng là điểm xuất phát các tour, tuyến du lịch nói chung và DLST nói riêng, cụ thể là:

* Các tour – tuyến DLSTliên vùng chủ yếu bao gồm:

+ Đà Lạt theo quốc 20 đi thành phố Hồ Chí Minh, hình thành tour – tuyến DLSTquan trọng thu hút khách khu vực miền Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chính Minh, các cửa khẩu quốc tế phía Nam và Nam Bộ.

+ Đà Lạt đi theo quốc lộ 27 nối với quốc lộ 1 thu hút khách miền Bắc và miền Trung.

+ Tuyến Đà Lạt – DLST biển của vùng Duyên hải Trung bộ qua quốc lộ 27 nối dài đến các tỉnh Trung Bộ và Bắc Bộ qua quốc lộ 1A.

+ Tuyến DLST Đà Lạt – vườn quốc gia Cát Tiên, sông Đồng Nai, hồ Trị An và các điểm du lịch Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai qua quốc lộ 20.

+ Tuyến DLST Đà Lạt – các tỉnh Tây Nguyên (con đường xanh Tây

Nguyên).


+ Tuyến DLST Đà Lạt – Vũng Tàu – Long Hải (du lịch biển).

+ Tuyến DLST Đà Lạt – Cần Giờ và các tỉnh Nam Bộ.

+ Tuyến Bảo Lộc – DLST biển của vùng duyên hải Trung Bộ qua quốc

lộ 28, 25 nối dài đến các tỉnh Trung Bộ và Bắc Bộ qua quốc lộ 1A.

+ Tuyến DLST Bảo Lộc – các tỉnh Đông Nam Bộ (du lịch sông nước).

* Các tour DLST chủ yếu :

+ Tour DLST tham quan tìm hiểu núi rừng: Đà Lạt, Lạc Dương, vườn quốc gia Cát Tiên.


sĩ Yersin.

+ Tour DLST biển: Đà Lạt – Nha Trang theo đường hành trình của bác


+ Tour du lịch đảo: Đà Lạt – Côn Đảo – Phú Quốc, …

+ Tour du lịch văn hóa: buôn làng các tỉnh Tây Nguyên, làng Chăm

Ninh Thuận…

+ Tour DLST sông nước - vườn cây ăn trái: đồng bằng Nam Bộ.

+ Tour DLST tham quan nghiên cứu di tích lịch sử- khảo cổ: Đà Lạt – Huế – Hội An – Thánh địa Mỹ Sơn,…

* Tour nội tỉnh:

- Tour tham quan tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hoá, chủ yếu tập trung ở Đà Lạt và các huyện phụ cận

Nội dung chính: tham quan các thắng cảnh, hệ thống thác, hồ tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử, khu căn cứ Cách mạng và thưởng ngoạn phong cảnh rừng Đà Lạt.

- Tour tham quan nghiên cứu động thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà, vườn quốc gia Cát Tiên.

- Tour tham quan nghiên cứu bản làng dân tộc K'ho ở xã Lát, người Chu Ru

ở Đơn Dương, người Mạ ở Đức Trọng, Đạ Tẻh…

* Tour du lịch cảnh quan:

- City tour: tham quan văn hóa kiến trúc Đà Lạt, tham quan các vườn hoa, vườn trái cây đặc sản của Đà Lạt như: vườn dâu, vườn hồng, vườn đào,…

Các thông tin có liên quan đến việc phát triển du lịch như: hạ tầng cơ sở, kinh tế – xã hội là rất cần thiết cho quá trình phân tích, tổng hợp, đề xuất các phương án quy hoạch.

* Các dữ liệu du lịch cần được thu thập là: số liệu về lượng khách, thị trường khách, độ tuổi, giới tính,…các loại phương tiện khách thường sử dụng để đi đến các khu, vùng du lịch sinh thái, các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch chính (tham quan, thắng cảnh, nghiên cứu, cắm trại, picnic…) thời gian tập trung cao điểm hoạt động du lịch (trong ngày, trong tháng, trong năm…) thời gian lưu trú bình quân của khách, mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách đối với các loại hình sản phẩm du lịch để có được những đề xuất thay đổi một cách hợp lý, có hiệu quả hơn.

3.4 Những giải pháp phát triển DLSTLâm Đồng (5 giải pháp):

Muốn có những giải pháp để phát triển DLST bền vững cần phải dựa trên 2 cơ sở: cơ sở lý luận kinh tế du lịch (xem phụ lục 1) và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn. Đồng thời phân tích rõ những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của DLST Lâm Đồng để xác định những giải pháp cần triển khai trong thời gian sắp tới.

3.4.1 Những giải pháp về thị trường:

3.4.1.1 Định hướng thị trường và định hướng sản phẩm DLST:

Mục tiêu của giải pháp này là: nhằm củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường sẵn có, song song với phát triển thị trường mới (trong nước và quốc tế) phù hợp với những điều kiện phát triển DLST của Lâm Đồng. Đồng thời cần có các biện pháp đa dạng hóa các sản phẩm DLST không chỉ dựa trên các tài nguyên du lịch sẵn có mà cần tạo ra các loại hình DLST khác chưa có sẵn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của các đối tượng du khách. Để thực hiện các mục tiêu trên cần:

- Có kế hoạch ưu tiên khai thác các thị truờng nội địa, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và từng bước mở rộng thị trường nội địa xa hơn.

- Chú trọng kích cầu thị trường du lịch nội địa với các biện pháp khuyến mãi về giá cả (đi lại, giá vé vào cửa…), đặc biệc quan tâm đến các đối tượng khách là thanh niên (nhất là học sinh, sinh viên). Đối tượng khách này hiện nay có nhu cầu về du lịch dã ngoại, đồng thời họ cũng là đối tượng khách có khả năng quảng bá và giúp mở rộng thị trường.

- Tăng cường khai thác và mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế. Đây là những thị trường có nhu cầu ngày càng cao về du lịch sinh thái, đồng thời có khả năng chi trả cao, thời gian lưu trú lâu và có nguồn khách lớn. Song, để mở rộng thị trường quốc tế cần phải có những kế hoạch tìm hiểu và phân tích thị trường một cách cụ thể. Qua khảo sát được công bố bởi tạp chí du lịch thế giới năm 2006, nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm du lịch của khách quốc tế như sau: có 51% du khách đến từ Châu Âu thích thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên, trong khi đó du khách đến từ Nhật Bản lại đánh giá cao hơn, lên tới 72%. Như vậy việc quan

tâm, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân tại khu vực có tài nguyên DLST là việc làm cần thiết và cấp bách trong thời gian tới. Đồng thời phải chú trọng việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế và nội địa. Chú trọng xây dựng và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc riêng của từng dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

* Về xúc tiến, quảng bá và tiếp thị DLST:

Mục tiêu của giải pháp là: nâng cao nhận thức mọi mặt về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân. Tạo lập và nâng cao hình ảnh về du lịch nói chung và DLST nói riêng của Lâm Đồng, trong nước và trên thế giới, nhằm tăng cường khả năng thu hút du khách trong và ngoài nước đến du lịch. Để thực hiện mục tiêu trên cần:

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá cho du lịch Lâm Đồng nói chung và DLST nói riêng dưới nhiều hình thức cả ở trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình,…) và trực tiếp tại chỗ (pano, áp phích, tờ bướm,…)

- Chú trọng việc xây dựng các trung tâm thông tin du lịch tại các đầu mối giao thông, ứng dụng công nghệ tin học như: xây dựng trang web riêng, một CD giới thiệu về DLST ở Lâm Đồng, đưa các thông tin về DLST Lâm Đồng lên mạng để giới thiệu với khách quốc tế.

- Thiết lập đại diện du lịch của tỉnh ở một số địa bàn quan trọng trong nước (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…). Trong trường hợp có điều kiện về tài chính và nhân lực nên thiết lập các đại diện tại các thị trường trọng điểm nước ngoài (Nhật, Singapore, Châu Âu, Bắc Mỹ,…), nếu không có điều kiện có thể thông qua các đại diện của du lịch Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu về DLST ở Lâm Đồng.

- Lập các catalogue về từng điểm DLST và phát miễn phí cho các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh, hoặc có thể ghép vào các nội dung catalogue của các công ty du lịch lữ hành, các khách sạn,…

- Xây dựng thương hiệu (hình ảnh) riêng của DLST ở Lâm Đồng nói chung và ở từng điểm DLST nói riêng.

- Xây dựng một chiến lược hợp lý, mang tính đặc trưng riêng để giới thiệu sản phẩm DLST ở Lâm Đồng. Muốn vậy việc xác định được sự hấp dẫn và tiềm năng của điểm DLST là rất quan trọng, đồng thời thường xuyên phân tích và đánh giá thế mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của điểm du lịch sinh thái. Đặc biệt nhấn mạnh thế cạnh tranh của các điểm DLST ở Lâm Đồng so với ở các địa phương khác, tạo lập niềm tin của du khách về sự phát triển bền vững của nó.

- Xây dựng một quỹ riêng dành cho quảng bá và tiếp thị các điểm DLST trong tỉnh. Do chi phí cho quảng bá và tiếp thị là một chi phí không nhỏ, nếu để cho từng công ty hay từng điểm DLST tự quảng bá thì việc tiếp thị sẽ không đem lại hiệu quả do kinh phí hạn chế. Vì vậy, Sở Du lịch và Thương mại nên lập và quản lý quỹ quảng bá tiếp thị với sự đóng góp của các công ty du lịch, các điểm du lịch trích từ doanh thu hàng năm của họ.

3.4.1.2 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị cho DLST Lâm Đồng:

Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, du khách chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm du lịch tại nơi sản xuất sản phẩm. Vì thế công tác đẩy mạnh hoạt động tiếp thị du lịch có ý nghĩa rất lớn, cần tận dụng các phương pháp hiện đại để đưa thông tin về sản phẩm DLST Lâm Đồng tới từng du khách tiềm năng, từ đó tăng nhanh sự lưu thông sản phẩm DLST, nâng cao hiệu quả và lợi ích kinh tế du lịch Lâm Đồng.

Du khách của thế kỷ XXI với cường độ làm việc căng thẳng, sẽ có xu hướng tìm kiếm loại hình du lịch hướng về thiên nhiên hay du lịch nghỉ dưỡng, có giá trị tốt, an toàn, sạch sẽ và tôn trọng môi trường. Do đó, đối với các du khách quốc tế, DLST có sức hấp dẫn cao. Chính vì thế, sản phẩm DLST Lâm Đồng nói riêng, DLST Việt Nam nói chung cần có sức hấp dẫn cao thông qua việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

Mỗi đơn vị kinh doanh du lịch có thể chọn lựa trong 3 chiến lược tăng trưởng tập trung như sau:

+ Chiến lược xâm nhập thị trường: mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh thu bằng cách tăng lượng khách của thị trường hiện tại, tăng thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của du khách. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng phải:

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí