Đối Với Sản Phẩm Thuộc Lĩnh Vực Công Ích

2. Phân tích mặt hàng tiêu thụ

Tiêu thụ tốt là điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách bình thường: liên tục, nhịp nhàng và đều đặn. Điều này khác với nền kinh tế kế hoạch hóa, các doanh nghiệp chỉ cần tiến hành hoạt động sản xuất còn các hoạt động khác đã có các cơ quan khác làm cho. Việc mua các yếu tố đầu vào ở đâu, khối lượng bao nhiêu, sản xuất bao nhiêu và sản phẩm làm ra bán ở đâu đều được chỉ định rõ bởi các cơ quan hành chính cấp trên. Do vậy, trong cơ chế này doanh nghiệp không bao giờ phải lo lắng đến việc tiêu thụ và tồn kho. Vậy có thể nói hoạt động tiêu thụ là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng của mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác để hoạt động tiêu thụ được diễn ra trôi chảy, liên tục Công ty phải nhận định được rõ ràng từng loại sản phẩm nào chiếm ưu thế, chất lượng sản phẩm ra sao để từ đó có các kế hoạch & chiến lược cho sản xuất kinh doanh. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng được phản ánh qua bảng số liệu sau:


Biểu số 5


mặt hàng tiêu thụ qua 5 năm từ năm 1999 - 2000 - 2001 - 2002 và 2003

(đơn vị tính Triệu đồng)


Các chỉ tiêu

1999

2000

2001

2002

2003

Tổng doanh thu

3.240,497

3.370,097

3.626,077

3.834,077

4.082,5

Báo các loại

409,697

409,697

409,697

409,697

409,697

Báo thường kỳ

383,117

383,117

383,117

383,117

383,117

Báo cực bắc

26,580

26,580

26,580

26,580

26,580

Sách giáo khoa

992

1.091,2

1.190,4

1.289,6

1.376

Tạp chí các loại

796,240

843,600

853,280

990,480

1.052

Biểu mẫu các loại

1.042,560

1.025,6

1.172,7

1.144,3

1.244,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ ở Công ty In Hà Giang - 7

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Kế toán)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Sản phẩm của Công ty In Hà giang bao gồm nhiều loại: Báo, tài liệu tuyên truyền, tạp trí các loại, biểu mẫu ấn phẩm khác. Những năm gần đây do ban lãnh đạo công ty đã quyết định mở rộng và phát triển thêm nhận in sách giáo khoa cho Nhà Xuất bản giáo dục Hà nội đồng thời có phương án khai thác những sản phẩm như in nhãn mác, bao bì cho các công ty trong và ngoài Tỉnh. Nhìn chung doanh thu các mặt hàng tăng đều hàng năm từ 8

- 10% trong đó các sản phẩm công ích chiếm từ 67 - 70 %/ Tổng doanh thu.

* Đối với sản phẩm công ích:

+ Báo địa phương: Doanh thu không tăng do hạn chế phát hành vì vậy cần có chính sách cho sản phẩm này.

+ Sách giáo khoa: Luôn đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào doanh thu công ích chiếm từ 45 - 50% doanh thu công ích (năm 1999 chiếm 30,61%; năm 2000

chiếm 32,37%; năm 2001 chiếm 32,82%; năm 2002 chiếm 33,63%; Năm 2003 chiếm 33,70% trên tổng doanh thu).

+ Tạp chí các loại:

- Về mặt lượng: (căn cứ biểu1): cũng như sản phẩm sách giáo khoa lượng tiêu thụ mặt hàng này cũng tăng đều qua hàng năm. Năm 1999 là 9.953 triệu trang in; năm 2000 là 10.545 triệu trang in tăng ~ 6% so với năm 1999; năm 2001 là10.666 triệu trang tăng với con số khiêm tốn 1%. Bước sang năm 2002 và 2003 số lượng trang in đã có bước tiến vượt bậc tăng so với năm 2001 tại năm 2002 là 16% tương ứng với 12.381 triệu trang in và năm 2003 là 23% ứng với 13.150 triệu trang in.

- Về mặt giá trị: doanh thu mặt hàng này biến động tăng không đồng đều năm 2000 là 843,6 triệu đồng so năm 1999 là 796,24 triệu đồng tăng gần 6% trong khi đó năm 2001là 853,6 triệu đồng so với năm 2000 tăng được có 1%. Đến năm 2003 lại đạt được doanh thu là 1.052 triệu đồng.

* Các sản phẩm từ kinh doanh đó là Biểu mẫu các loại:

- Về mặt lượng: (căn cứ biểu1) Lượng tiêu thụ đối với mặt hàng này tương đối lớn so với các mặt hàng như báo, tạp chí... Năm 1999 là 13,032 triệu trang in thì đến năm 2000 là 12,82 triệu trang giảm 1,6%; Năm 2001 là 14,659 triệu trang in vượt 14,3% so với năm 2000 và đến năm 2003 đạt 15,560 triệu trang in vượt 19,4% so với năm 1999, vượt 8,8% so với 2002.

- Về mặt giá trị: Có doanh thu không cao lắm chỉ chiếm từ 30 - 33% trên tổng doanh thu (năm 1999 là 1.042,56 triệu đồng; năm 2000 là 1.025,6 triệu đồng; năm 2001 là 1.172,7 triệu đồng; năm 2002 là 1.144,3 triệu đồng; năm 2003 là 1.244,8 triệu đồng) nhưng lợi nhuận từ sản phẩm này là khá cao do giá của loại sản phẩm này không chịu sự quản lý của nhà nước mà theo giá thị trường. Xuất phát từ điều này Công ty cần chú trọng khai thác triệt để nguồn hàng này và phải có những chính sách giá cả hợp lý từ đó có chiến lược kinh doanh cho thời gian tới.

3. Phân tích về thị trường tiêu thụ

Nhân tố thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của Doanh nghiệp. Thị trường đầu vào (cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…) có tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp; thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc phân tích thị trường là một vấn đề hết sức quan trọng không thể thiếu được. Phân tích thị trường là để tìm ra những thị trường mạnh yếu của Công ty: Những thị trường mới, những thị trường tiềm năng, cần đầu tư vào thị trường nào…

Việc duy trì và mở rộng thị trường có một nhiệm vụ và khả năng tăng cường doanh số bán. Nếu để mất bất cứ một thị trường nào thì ngoài việc giảm

lợi nhuận thì Công ty sẽ gặp khó khăn lớn trong trường hợp muốn thâm nhập trở lại thị trường. Do vậy, để mở rộng thị trường Công ty phải chú ý đến nhiều hoạt động thúc đẩy bán hàng, kích thích nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đối với các sản phẩm kinh doanh đó là biểu mẫu các loại Công ty đã rất chú trọng thông qua các hoạt động: Hình thức giảm giá cho khách hàng mua số lượng nhiều, lập kế hoach mở thêm một số cơ sở in nhỏ tại các Huyện vì đây sẽ là thị trường tiềm năng đối với sản phẩm biểu mẫu các loại. Bên cạnh đó Công ty phải tổ chức tốt các hoạt động sau bán hàng, nhằm duy trì, củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như thị trường của mình. Tại các cơ sở, cửa hàng của Công ty, nguyên tắc chung là đảm bảo chất lượng sản phẩm, không được gây khó khăn cho khách hàng, xử lý các khiếu nại của khách hàng. Tuy nhiên hoạt động sau bán hàng của Công ty còn nhiều hạn chế như Công ty chỉ giảm giá cho khách hàng ký kết những hợp đồng lớn mà chưa có các chương trình khuyến khích khách hàng có hợp đồng nhỏ lẻ.

Công ty In Hà giang sản xuất nhiều sản phẩm với đa dạng kích thước, mẫu mã. Công ty In Hà giang xác định thị trường chính của mình là ở Tỉnh Hà giang, nơi tập chung nhiều cơ quan đơn vị có nhu cầu về in, phát hành sách báo, tạp chí, giấy tờ.


Biểu số 6


Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty

(đơn vị tính: triệu đồng)


thị trườ ng

Năm

Doanh thu

Công ích

%

Kinh doanh

%

1

1999

3.240

2.197,5

67,82

1.042,5

32,18

2

2000

3.370

2.344,4

69,57

1.025,6

30,43

3

2001

3.626

2.453,3

67,65

1.172,7

32,35

4

2002

3.834

2.689,7

70,15

1.144,3

29,85

2003

4.082,5

2.859,78

70,05

1.222,72

29,95

5

(Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Kế toán)

Qua bảng số liệu trên ta thấy việc tiêu thụ sản phẩm từ công ích chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng doanh thu, do Công ty là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Sản phẩm chủ yếu là do đơn đặt hàng của Tỉnh theo khung giá nhà nước quy định và doanh thu phải đạt từ 67 - 70% trên tổng doanh thu.(Nghị định 56/CP của Thủ Tướng Chính Phủ)

Hiện nay Công ty đang hoạt động trên các mảng thị trường khác nhau. Mỗi mảng thị trường có những số lượng, loại sản phẩm khác nhau: Tại Thị xã Hà giang trung tâm Tỉnh nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp cũng như các doanh nghiệp nên nhu cầu về in ấn các tài liệu, biểu mẫu, tạp chí, báo… là rất lớn; Với mảng thị trường tại các huyện thì số lượng in có giảm so với tại Thị xã do nhu cầu sử dụng không lớn.

Từ trước đến nay thị trường truyền thống của công ty vẫn là thị trường trong Tỉnh, trong khi thị trường tại các tỉnh lân cận đầy tiềm năng mặc dù đã có sự mở rộng nhưng vẫn chưa được khai thác đúng mức. Nguyên nhân là do sản phẩm Công ty không cạnh tranh được với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh tại các thị trường này như Công ty In Tuyên Quang, Công ty In Thái nguyên... trong khi đó trên thị trường Hà giang, hiện nay có một số cơ sở in tư nhân đang ra sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường (đặc biệt là thị trường tại các Huyện). Hầu hết các cơ sở này thường lôi kéo sự chú ý của khách hàng bằng hình thức tiêu cực thị trường, đối thủ cạnh tranh của Công ty thường có lợi thế về giá sản phẩm do họ có thể giảm bớt các chi phí sản xuất, như BHXH, các trang thiết bị an toàn lao động, thời gian lao động, chi phí kiểm tra chất lượng. Vì vậy để có thể cạnh tranh thắng lợi đòi hỏi Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, thực hiện các biện pháp nhằm củng cố được thị trường truyền thống và khai thác thị trường mới.

Nhờ việc nhanh chóng tiếp thu những công nghệ tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nên sản phẩm in của Công ty ngày càng đa dạng. Công ty

đã thu hút được sự chú ý của khách hàng. Sản phẩm của Công ty được trực tiếp giao cho khách hàng chứ không theo hình thức tiêu thụ gián tiếp.

Tình hình tiêu thụ theo thị trường của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Biểu số 7

Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty qua kênh phân phối

(đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm

Doanh thu

Thị Xã

Tỷ lệ %

Các Huyện

Tỷ lệ %

1999

3.240,497

2.498,947

77,12

741,550

22,88


- Báo các loại

409,697

100

-



+ Báo thường kỳ

383,117


-



+ Báo cực bắc

26,580


-



- Sách giáo khoa

992

100

-



- Tạp chí các loại

531,440

66,75

264,800

33,25


- Biểu mẫu các loại

565,810

54,27

476,750

45,73

2000

3.370,097

2.587,297

76,77

782,800

23,23


- Báo các loại

409,697

100

-



+ Báo thường kỳ

383,117


-



+ Báo cực bắc

26,580


-



- Sách giáo khoa

1.091,2

100

-



- Tạp chí các loại

568

67,34

275,600

32,66


- Biểu mẫu các loại

518,400

50,54

507,200

49,45

2001

3.626,077

2.784,097

76,77

841,980

23,23


- Báo các loại

409,697

100

-



+ Báo thường kỳ

383,117


-



+ Báo cực bắc

26,580


-



- Sách giáo khoa

1.190,4

100

-



- Tạp chí các loại

574,400

67,31

278,880

32,69


- Biểu mẫu các loại

609,600

52

563,100

48

2002

3.834,077

2.938,657

76,64

895,420

23,36


- Báo các loại

409,697

100

-



+ Báo thường kỳ

383,117


-



+ Báo cực bắc

26,580


-



- Sách giáo khoa

1.289,6

100

-



- Tạp chí các loại

667,200

67,36

323,280

32,64


- Biểu mẫu các loại

572,160

50

572,140

50

2003

4.082,5

3.129,7

76,66

952,8

23,34


- Báo các loại

409,697

100

-



+ Báo thường kỳ

383,117


-



+ Báo cực bắc

26,580


-



- Sách giáo khoa

1.376

100

-



- Tạp chí các loại

708,800

67,38

343,2

32,62

- Biểu mẫu các loại

635,200

51,03

609,6

48,97


( Nguồn: Phòng Kế hoạch – Phòng Kế toán)

Qua biểu trên ta thấy: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là ở Thị xã. Tại các Huyện cũng đã có chiều hướng tiêu thụ tương đối tốt nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ từ 22 - 23% do hầu hết sản phẩm in từ tạp chí là ở các cơ quan lớn trong Tỉnh như: tạp chí Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các sở ban ngành… Đồng thời các sản phẩm Báo, sách giáo khoa tập trung tại thị xã điều đó làm cho thị trường in của các Huyện thấp.

Đối với lượng in tại Thị xã tỷ lệ tiêu thụ chiếm cao hơn. Hàng năm tiêu thụ từ 76 - 77% tổng doanh thu tiêu thụ trong toàn Tỉnh. Riêng năm 1999 có tỷ lệ cao hơn các năm khác chiếm 77,12% do năm 1999 Công ty nhận được đơn đặt hàng của Tỉnh về in các ấn phẩm phục vụ cho công tác bầu cử .

Như vậy Công ty cần có những kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tầm chiến lược lâu dài và chính sách về sản phẩm ở từng địa bàn hoạt động trong việc khai thác các nguồn hàng tiềm năng trong Tỉnh nói chung và từng huyện nói riêng.


Sơ đồ 4: Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty là tiêu thụ trực tiếp ngắn


4.1. Đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực công ích


Nhà nước giao kế hoch (Đặt

hà ng)

Nhà sn xut (Công ty thc hin)

Người sdng (Nhà nước)


4.2. Đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh




Nhà sn xut (Công ty In)


Người sdng cui cùng

55


Trong loại kênh này, khách hàng liên hệ trực tiếp với Công ty, sau đó nhận hàng ở kho của Công ty (hoặc Công ty vận chuyển và giao trực tiếp tới tay người tiêu dùng). Với kênh trực tiếp này, Công ty dễ quản lý được lượng sản phẩm bán ra của mình, tiết kiệm được chi phí trung gian, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nó có nhược điểm là thời gian thu hồi vốn chậm, Công ty khó mở rộng ra các thị trường ở các tỉnh khác ngoài khu vực hoạt động truyền thống của Công ty. Thông thường hình thức bán hàng này chỉ thực hiện khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng với khối lượng lớn thông qua việc ký kết hợp đồng trực tiếp với công ty. Khách hàng của Công ty đặt hàng trực tiếp tại Công ty không nhiều, chủ yếu là các khách hàng truyền thống có quan hệ làm ăn lâu dài, còn các khách hàng nhỏ thì khó tiếp cận.


4. Phân tích các chính sách giá cả của Công ty

Hiện nay, việc định giá sản phẩm do công ty quyết định dựa vào tổng chi phí, tình hình cung cầu trên thị trường. Trong thời gian qua công ty đã áp dụng chính sách theo thị trường, tức là công ty căn cứ vào các mức giá của các cơ sở in trên thị trường và căn cứ vào tình hình chi phí của mình để xác định mức giá phù hợp sao cho vừa đảm bảo tiêu thụ được hàng hoá, vừa đảm bảo làm ăn có lãi (kể cả những sản phẩm công ích do nhà nước định giá cũng trên cơ sở giá xây dựng của công ty).

Để khuyến khích hoạt động tiêu thụ công ty còn áp dụng chính sách giá đối với các nội dung sau:

- Đối với khách hàng đặt in trả tiền trước, hợp đồng có giá trị thanh toán trên 15 triệu đồng được giảm giá 1% so với giá chuẩn trước khi tính thuế giá trị gia tăng.

- Khách đặt in theo giá chuẩn, trả tiền trước hợp đồng có giá trị thanh toán trên 15 triệu đồng được khuyến mại 1% doanh thu.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí