Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc - 3

Mặc dù người chiến sĩ ấy luôn mạnh mẽ, luôn cố gắng vượt qua khó khăn để lấy lại tinh thần, ý chí nhưng cũng có những lúc bản thân anh cảm thấy bất lực và có chút băn khoăn, do dự.

Mình đã và sẽ làm gì? Cho mãi tới bây giờ vẫn chưa ra hồn vía gì cả. Các bạn bè của mình, phút này ở đâu, đang nghĩ và đang làm gì? Cuộc đời họ thật thẳng bằng và dễ dàng đạt tới mục đích. Riêng mình thì sao lắm khó khăn thế! Chẳng thể nào hết được nỗi buồn.” [23, 109]

“Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời mình cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng.

Hôm nay lần đầu tiên trong đời, mình cảm thấy hổ thẹn với mọi người, hổ thẹn với Paven, Pavolusa thân yêu- Mình chưa là một Đảng viên!

.....Còn lý lịch nữa. Lý lịch phải trong sạch, mình không biết có sao không- Dù sao, đó chỉ là điểm rất nhỏ- Cái cơ bản là mình có thật sự sống và làm việc như một Đảng viên chân chính hay không?

Sao trước kia, mình không hề lúc nào nghĩ đến điều đó cả? Có phải vì mình thấy Đảng quá cao siêu và mình không thể nào với tới? Có phải vì mình kém nghị lực chiến đấu; kém tinh thần vươn lên và cam chịu sống cuộc đời riêng biệt, tẻ nhạt với những rung động êm đềm? Có phải vì mình thấy trước được những trở ngại không thể nào vượt qua được mà cảm thấy phiền lòng? Cảm thấy nhụt dần hứng thú hoạt động tập thể mà tuổi nhỏ rất nhiệt tình tham gia.” [23, 118]

Cả một dòng suy nghĩ, dòng tâm trạng được anh trải lòng mình lên trang giấy. Anh tự vấn mình, tự hỏi mình sao trước giờ chưa nghĩ đến Đảng, chưa phấn đấu vào Đảng. Có lẽ trong cuộc hành trình bước vào lính thì đây là điều khiến anh băn khoăn và day dứt nhất. Anh thất vọng và hổ thẹn với chính mình, với những nhân vật mà anh ngưỡng mộ rằng tại sao anh không thể sống

như Paven nhân vật trong tác phẩm “Thép đã tôi thế ấy”. Có lẽ lúc này đây chính là lúc anh khao khát cống hiến nhất, khao khát tìm đến chân lí của Đảng, của cách mạng. Sở dĩ anh băn khoăn, hổ thẹn vì trong lòng anh những cái ý thức cách mạng chưa thấm sâu nên khi bị hỏi có giấy cảm tình Đảng chưa anh băn khoăn với chính mình. Anh đặt ra các lí do, nguyên nhân rằng sao mình chưa thấy gần gũi với Đảng và rồi sau cùng anh trách chính bản thân mình: “Mình có lỗi gì đó, cái lỗi rất lớn mà bấy lâu mình không biết.”,“Mình còn cá nhân lắm, nhỏ nhen và ti tiện. So bì thiệt hơn, đòi hỏi bao nhiêu thứ. Cuộc sống của mình không bằng 1% Paven.”. Đọc đến đây ta nghẹn ngào suy ngẫm về một con người luôn sống có kỉ luật, có trách nhiệm, anh tự ý thức được những hạn chế của bản thân mình và có lẽ điều đó sẽ còn day dứt mãi trong lòng anh.

Người lính ấy luôn mang trong mình sự băn khoăn, trăn trở với Đảng, cách mạng bởi khi anh nhận ra mình xa vời Đảng, chưa gần gũi Đảng. Sự băn khoăn đó đã được anh trả lời trước khi anh bước vào chiến trường ác liệt và gửi cuốn nhật ký về gia đình.

Thực tình, đã có dấu hiệu gì chứng tỏ mình“bị loại ra khỏi hàng ngũ” đâu! Nhưng linh tính cứ cho mình biết rằng: Mình không thể trở thành một Đảng viên được. Mơ hồ thấy rằng, khó khăn đến với mình sẽ nhiều đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 35 trang tài liệu này.

Không sao hết! Miễn rằng anh sống như một Đảng viên, thế đã tạm đủ rồi- Vào Đảng để làm gì nhỉ? Khi người ta sống và làm việc như một Đảng viên rồi! Không nên suy nghĩ gì về chuyện ấy hết- Đảng khắc sáng suốt và dìu dắt mình. Điều cơ bản nhất, gia đình mình là gia đình lao động, cha mẹ mình là người lao động và hoàn toàn giác ngộ. Mình luôn tin là thế.”[23, 118]

Đọc những dòng chữ ấy ta tự hào lắm về người chiến sĩ Việt Nam, anh sống không phải chỉ để chạy theo những thành tích bề ngoài mà vì lí tưởng, vì cách mạng chân chính. Những nỗ lực của anh sẽ được Đảng soi đường và dẫn

Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc - 3

lối, sẽ được Đảng công nhận. Ngày nay khi mọi người đọc cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi tất cả đều có thể tự hào về Nguyễn Văn Thạc một người chiến sĩ cách mạng luôn sống đúng theo lí tưởng của Đảng.

2.2.2. Cái tôi gắn liền với đồng chí, đồng đội

Trên chặng đường hành quân kề vai sát cánh bên cạnh Nguyễn Văn Thạc chính là những người đồng đội, những người mà anh tha thiết mến yêu và dành cho họ những tình cảm đặc biệt. Trong 240 trang nhật kí thì có tới hơn một nửa số đó, Nguyễn Văn Thạc viết về những người đồng đội của mình với tình cảm đặc biệt. Tình cảm thật bình dị nhưng lại gợi cho ta bao cảm xúc về một con người luôn biết hi sinh, biết sống và cống hiến vì tập thể. Đọc những dòng chia sẻ của nhân vật, chúng ta mới cảm nhận được tình cảm thiêng liêng, gần gũi của những người lính, anh bộ đội cụ Hồ. Từng chi tiết, từng hành động nhỏ thôi nhưng ấm áp vô cùng, giúp ta hiểu về tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm của những người lính biết san sẻ khó khăn trong chiến đấu. Họ coi nhau như anh em một nhà gắn bó, chia sẻ với nhau từng chút nước trong bi đông, đeo hộ nhau một phần nặng nhọc hay thậm chí nhường nhau cả chỗ nghỉ. Tình cảm đó thật đáng quý và trân trọng “chỉ trong hàng ngũ quân đội mới có những điều tốt đẹp đó”.

Đọc đoạn nhật ký mà Nguyễn Văn Thạc viết về người bạn, chúng ta càng cảm nhận về tình bạn, tình đồng chí sâu sắc hơn.

“Tạm biệt anh Châu, người bạn thân thiết của mình những ngày đầu cuộc đời bộ đội: hai đứa dắt tay nhau lên đồi rất cao và nhìn ra bốn phía. Gió mạnh đẩy người nghiêng ngả, mình và anh Châu nằm bên sườn nam, im gió. Dưới chân đồi là bãi bạch đàn thì thào không ngớt. Không ai muốn nói câu nào..

Mai chúng mình xa nhau, và có lẽ chẳng biết bao giờ được gặp lại...” [23, 86] “Những lúc hành quân nặng nhọc nhất chính là lúc người ta hay gắt

gỏng với nhau nhất và cũng chính là lúc người ta thương nhau nhất. Người ta

thương nhau và san sẻ cho nhau chút nước trong bi đông, đeo hộ nhau một phần nặng nhọc. Không thể nào nói hết được, vì cái gì cũng rất tế nhị và mới đáng yêu làm sao. Dành cho đồng đội một chỗ nghỉ tốt, một mảnh chăn, một tấm tăng lành. Dành cho bạn một chiếc hầm đào dở, dành cho bạn một khoảng thoáng khi đến chỗ tạm dừng chân- Trời ơi, tất cả những điều đó, trong khung cảnh đó, mới đáng yêu, đáng quý làm sao- Nhất là nỗi lo lắng, dáng tất tưởi khi có người rớt lại phía sau, cần phải đi tìm… chỉ có trong hàng ngũ quân đội mới có những điều tốt đẹp đó chăng?” [23, 227]

Nguyễn Văn Thạc không chỉ dành tình cảm đặc biệt cho đồng chí, đồng đội mà ngay cả những người bạn của mình anh cũng quý mến và trân trọng. Anh thường viết về nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm một người bạn yêu thích thơ văn cùng anh tham gia vào chiến trường năm đó bằng sự trân trọng, khâm phục.

Sau này, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm chia sẻ: “Đọc những dòng chữ anh viết tôi cứ mãi hình dung ra nụ cười tươi tắn của anh những ngày còn bên nhau. Chúng tôi nhập ngũ cùng ngày, ngày 6-9-1971, cùng đơn vị; chỉ tiếc là không được hi sinh cùng ngày. Tôi tự thấy mình cần phải sống sao cho xứng đáng với những người như Nguyễn Văn Thạc- những người đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc, cho đất nước” [23, 311].

Thật đáng quý và tự hào về anh người chiến sĩ luôn sống mãi trong lòng đồng đội và dân tộc Việt Nam. Tuổi hai mươi của anh thật hào hùng và vĩ đại.

2.2.3. Cái tôi gắn bó với tình cảm quê hương, đất nước

Hàng ngày phải hành quân hàng trăm cây số, khoác trên vài chiếc ba lô nặng trĩu tưởng chừng như muốn níu chân người lùi lại nhưng đêm đến những kỉ niệm dấu yêu về quê hương, về Hà Nội phồn hoa tấp nập vẫn luôn trong tâm trí Nguyễn Văn Thạc. Anh nhớ về Hà Nội với những điều bình dị quen thuộc nhất, Hà Nội trong tâm trí anh như một bản đồ thu nhỏ, dù ngồi ở bất kì đâu

anh cũng có thể kể cho người ta nghe với từng chi tiết nhỏ. Mỗi góc nhỏ Hà Nội là mỗi kỉ niệm đẹp về tuổi ấu thơ, về những ngày cắp sách đến trường…

“Mình không nhớ Hà Nội chung chung như thế. Hà Nội, với mình là cái nhà nhỏ bên cái ao nhỏ, dạo này chắc là nhiều muỗi lắm. Là phố Nguyễn Du với đường cây ven hồ, ở đó có ngôi nhà 72 vừa gần gũi, vừa xa lạ, xa vời. Là đường Bà Triệu, thư viện, đường Nguyễn Ái Quốc, hồ Tây… Là những kỉ niệm thấm mát tâm hồn.” [23, 96]

Cảm xúc của Nguyễn Văn Thạc không chỉ là của riêng anh mà nó cũng là tiếng lòng của những người lính xa nhà, xa Hà Nội yêu dấu. Với anh, quê hương in hằn trong tâm trí qua từng chi tiết ngay cả những góc phố nhỏ hẹp và mỗi khi nhớ nhà anh lại nhớ về những con đường, những góc phố ấy.

Không chỉ dành tình cảm đặc biệt cho quê hương cho xóm làng nơi anh sinh ra, nơi có cha mẹ đang ngóng chờ con hay đàn em thơ ngóng anh về. Với Thạc mỗi nơi anh đặt chân đến đều là quê hương, đều là những kỉ niệm không thể quên, nơi đó có những người mẹ già đã nuôi bao người con ra trận, còn có cả những đồi bạch đàn theo dấu chân người lính mỗi đêm hành quân. Nơi anh đặt chân đến, anh đều cảm nhận được mùi vị, hơi đất của chốn này để cảm nhận và yêu thương nó như chính nơi mình sinh ra. Cảm nhận của anh không chỉ từ cái nhìn, âm thanh tiếng động mà nó là cả tâm hồn và trái tim hòa quyện với nhau. Hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm chăm sóc các anh mỗi chén nước, giấc ngủ đều in hằn trong trí nhớ của anh và đó cũng là hành trang đẹp nhất trong đời bộ đội.

Ta muốn mãi ngồi trên đồi mặt trời để sớm sương giăng, mặt trời tròn đỏ ôm lấy ta mà bay lên… Muốn mãi ngồi trong bếp của bà, nghe bà kể chuyện. Cháu đun nước cho bà, bà khen cháu ngoan đi…

Nhớ lắm nơi này, những con người nơi đây…Ta cúi chào tất cả. Từ biệt Tân Yên, núi đồi và bạch đàn…” [23, 63]

Dẫu rằng đất này vừa bị lụt, đồng còn nâu bạc, cỏ cũng úa vàng và người làm đồng thì thưa thớt, rơm rạ còn mắc đầy trên dây điện và bốn bề có mùi cá tanh tanh…Nhưng vùng quê vẫn đậm đà phong vị dân tộc ở tà áo, nét cười, dáng tất tưởi; ở bầu trời xanh màu Tổ quốc và dãy xoan lốm đốm chùm hoa đỏ, nhất là lũy tre le te, lúc lắc, rì rào, tâm hồn của nông thôn Việt Nam…” [23, 72]

Những câu từ vừa mộc mạc lại giản dị, gợi cho ta nhớ đến bất kì vùng nông thôn nào trên đất nước Việt Nam. Phải quan sát tập trung và tinh tế lắm anh mới có thể ghi lại được những vẻ đẹp đơn thuần mà gần gũi ấy. Với Thạc, đi bộ đội không chỉ là vào chiến trường chiến đấu mà đi bộ đội với anh là một chuyến đi trải nghiệm những vùng đất mới bởi ở đâu anh cũng có kỉ niệm, cũng in dấu lại trên trang viết của mình: Yên Sở, Yên Thế, Hải Dương…nơi đâu cũng có cảnh đẹp làm anh say đắm thiết tha. Cảnh với tình hòa chung một nhịp khiến trái tim anh rạo rực, cái tên “đồng chí, chú bộ đội, anh bộ đội” đã tiếp thêm lửa chiến đấu cho anh, anh thấy mình cần phải làm tròn trách nhiệm của người chiến sĩ cách mạng.

“Yên Sở ơi, ta yêu Yên Sở như làng quê ta vậy. Nơi trú quân đầu tiên của đời ta. Nơi ta gọi bạn của mình là đồng chí. Nơi con thơ gọi ta là chú bộ đội, và các cô gái gọi ta: chào các anh bộ đội.” [23, 34]

Hải Dương – Người hãy tự hào vì dâng cho đất nước thiên nhiên xinh đẹp và những tài năng quý giá. Đến Sao Đỏ chỉ còn cách Đông Triều 15km, mình mới hiểu vì sao Khoa có thể đi bộ đến mỏ than để thăm anh Minh, mới hiểu “mang màu than trong nòng súng chúng tôi đi”. Hiểu nhiều, hiểu tất cả. Cả ngôi nhà Nhuần dưới chân núi của Lý Biên Cương trong “Mùa lũ”…Chao ôi, cảm ơn tình trung du, đẹp quá đi thôi…” [23, 154]

“Ngoảnh nhìn ra cửa là thấy núi như – Núi Hà Tĩnh mát ngọt như một dòng sông- Cây lên xanh và tháng 4, hoa sim, hoa mua nở tím đất trời – Chỗ

nào cũng thấy cỏ, cỏ gai và cỏ gà và cả cỏ mật thơm lừng – Bước chân lên cỏ dầy, cứ ao ước ở đây lập một nông trường chăn nuôi bò sữa - Rồi đất nước mình sẽ đẹp biết bao!” [23, 236]

Những dòng chữ ngắn gọn nhưng mộc mạc đã cho ta biết đến bao cảnh đẹp của non nước Việt Nam, đâu đâu cũng cỏ hoa, cây cối, sông nước mê đắm lòng người. Cảnh đẹp không chỉ bởi sự vật mà nó còn có hồn người gửi vào, cảnh vật nên thơ và hữu tình là trong tâm hồn Nguyễn Văn Thạc tình yêu thiên nhiên, đất nước luôn tồn tại. Chính vì thế thiên nhiên trong mắt anh là ánh hào quang của cuộc sống, nhìn đâu cũng thấy cảnh đẹp. Bởi vậy những trang viết của Nguyễn Văn Thạc luôn gợi cho ta thấy sự gần gũi, quen thuộc, một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, gắn bó mật thiết với quê hương đất nước.

2.2.4. Cái tôi trong quan hệ tình yêu lứa đôi

Tình yêu luôn tồn tại trong mỗi con người, nhất là lứa tuổi đôi mươi ai cũng mang trong mình những tình cảm tha thiết, rạo rực. Nguyễn Văn Thạc bước vào chiến trường với một niềm tin, ý chí cống hiến khát khao lí tưởng cách mạng nhưng anh không thể nào quên mối tình mới chớm nở của mình. Trong chặng đường hành quân, nỗi nhớ về tình yêu với cô bạn gái được anh gửi gắm trong từng trang viết. Như Anh là tên cô bạn gái, cái tên có thể nói là xuất hiện nhiều nhất trong cuốn nhật ký chính là cái cớ khiến anh viết nên những trang nhật ký này. Trong qua trình tìm hiểu tác phẩm Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi chúng tôi thống kê được trong số 240 trang nhật ký của anh có tới 360 lần cái tên Như Anh xuất hiện trên trang giấy và rất nhiều lần anh viết kí hiệu P(cách gọi theo họ của Như Anh). Nguyễn Văn Thạc viết cuốn nhật ký sau 93 lần cầm bút, tức 93 ngày anh viết nhật ký thì có tới 44 ngày anh viết về Như Anh. Có thể nói đây là nhân vật đặc biệt khiến anh luôn quan tâm nhớ

thương và gửi gắm tâm sự, cảm xúc của mình với bạn gái qua những trang nhật ký.

Mối tình của Như Anh và Nguyễn Văn Thạc là mối tình đẹp của thời sinh viên, một mối tình mới chớm nở nhưng cả hai đã phải xa cách khi anh xung phong đi bộ đội. Biết bao thương nhớ, tâm sự chưa được chia sẻ khiến anh càng nhớ nhung da diết hơn. Mỗi lần nhớ Như Anh, Thạc thường viết thư và nó nhiều đến nỗi anh không nhớ nổi. Mặc dù chỉ là những lá thư hỏi thăm sức khỏe, chuyện học hành của Như Anh thôi nhưng cũng đủ cho ta sự ngưỡng mộ về một tình yêu giản dị, trong sáng, chân thành của họ. Trên những trang nhật ký của mình Thạc trải lòng kể về những kỉ niệm vui buồn ngày còn bên cạnh Như Anh cho đến những nỗi nhớ, những giấc mơ về cô khi anh ở chiến trường. Cảm xúc chung thể hiện tình yêu, sự nhớ nhung, lo lắng và chia sẻ với cô những tháng ngày hành quân, chiến đấu của mình.

Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về Như Anh, nghĩ đến những ngày đi bên nhau đi trong đêm mùa hè, của đêm mùa thu...Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt nhau trong nỗi xúc động làm gì...Như Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu...Thương Như Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả.

…Phải chi đừng gặp Như Anh, thì bây giờ đỡ hối hận biết bao. Dẫu có phải mất đi những tháng năm đẹp đẽ ấy cho Như Anh bình yên và hạnh phúc.” [23, 96]

Tình yêu của anh không chỉ có nỗi nhớ mà còn có cả sự dằn vặt, suy tư trắc trở. Phải thật tinh tế chúng ta mới thấy được Thạc đang trải lòng, nỗi lòng nặng trĩu về một tình yêu dang dở??? Tại sao anh yêu Như Anh thương người con gái ấy tha thiết nhưng dường như anh không thể đi quá xa, không thể bày tỏ vì còn chút ngập ngừng.

Như Anh, sao Như Anh bạo thế? Sao Như Anh dám yêu một người con trai kém Như Anh về mọi mặt- Một người con trai nghèo nàn và ngu dốt. Người con trai ấy đi chiến trường và rất dễ chẳng bao giờ quay trở lại- Sao Như Anh dám chớ? Không nghĩ đến những đòi hỏi của mình ư?

...Mình sẽ làm gì đây? Làm gì để xứng đáng với Như Anh? Không thể than thở mãi, không thể cứ ao ước và mong mỏi một cái gì may mắn đến làm thay đổi cuộc sống hiện nay. Mới đó, mà đã sắp 1 năm, sắp 1 năm tuổi quân rồi- Có cái gì đến với mình không, và mình đã làm được gì cho Như Anh? Đừng để Như Anh phải đau khổ vì mình, vì đã yêu nhầm một người không đáng để Như Anh phải quan tâm tới- Đừng để sự ngu dốt ngăn cản TA, T. Nhé.”

Không ít lần anh dành những lời chúc cho cô, mong Như Anh được vui vẻ, hạnh phúc và sớm tìm được người bạn đời của mình và anh chỉ dám coi tình cảm giữa hai người là một tình bạn đẹp. Phải chăng giữa Thạc và Như Anh có sự ngăn cách nào khiến anh không thể hi vọng. Đây là những lời tâm sự da diết về cô: “Như Anh ơi, Như Anh ...Như Anh đang đâu rồi nhỉ. Như Anh nghe Thạc nói chuyện không? Buồn lắm Như Anh ạ- Tình bạn của chúng ta rồi sẽ đi đến đâu? Và nhất là có đẹp đẽ như những ngày qua, như những ngày hôm nay hay không? Phải đấy là tình bạn duy nhất mà mình còn giữ được” [23, 244]

Ta là đôi bạn tri thân nhất của cuộc đời riêng- Đôi bạn tin, quý và thương nhau nhất- Hiểu nhau nhất trong từng nẻo khuất của lòng. Đôi bạn nhớ nhau nhiều nhất- Nhưng vĩnh viễn nó chỉ như thế thôi- Như Anh sẽ có một gia đình riêng nho nhỏ, với người bạn đời nào đấy, chắc là người đó sẽ rất tốt, người đó sẽ cao thượng và đừng ghen tuông vì một tình bạn đẹp đẽ của mình.” [23, 255]

Từng câu từng chữ anh viết ra nghẹn ngào, chua xót giống như trái tim anh đang quặn đau vì không thể ở bên người con gái ấy. Có lẽ Nguyễn Văn Thạc linh cảm được số phận của mình, anh không thể trở về gặp lại Như Anh nên anh không muốn để người con gái ấy phải đau khổ mòn mỏi đợi chờ mình. Một lí do nữa cũng khiến anh dè dặn không dám bày tỏ và hi vọng về tình yêu này là do hoàn cảnh gia đình hai người khác nhau, Như Anh xuất thân trong một gia đình khá giả cha mẹ đều là những người có địa vị trong xã hội, liệu họ có thể chấp nhận anh một anh lính nghèo nàn nơi chiến trường, gia cảnh lại khốn khó bấp bênh. Mặc dù người đọc không chắc chắn cho một lí do nào vì đó là bí mật mà chỉ anh mới biết nhưng chúng ta đều thấy xót xa cho anh, xót xa cho tình yêu của anh, một tình yêu dang dở còn bỏ ngỏ.

Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc đã tái hiện lại những năm tháng hào hùng mà bi thương nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam, bức tranh về hiện thực chiến tranh hiện lên vừa chân thực lại xót xa. Đời sống nhân dân vốn đói khổ, nghèo túng trong cảnh chiến tranh lại càng khổ cực hơn. Đặc biệt là cuộc sống của những người lính nơi chiến trường, họ vô cùng thiếu thốn về vật chất, khó khăn lại chồng chất khó khăn. Không chỉ khó khăn, khổ cực mà trong bức tranh về hiện thực chiến tranh ấy cái chết luôn cận kề, bom đạn luôn rình rập nhưng những người lính của ta luôn có một tinh thần thép “anh dũng, kiên cường” trong mọi hoàn cảnh. Nguyễn Văn Thạc chính là một chiến sĩ tiêu biểu cho tinh thần Cách mạng, tinh thần dân tộc trong kháng chiến. Bên cạnh bức tranh về hiện thực chiến trường, cái tôi cá nhân của anh cũng được bộc lộ trên nhiều phương diện khác nhau và ở khía cạnh nào ta cũng thấy hình ảnh người lính đó thật đẹp. Anh luôn có những rung cảm sâu lắng, cảm nhận tinh tế về cuộc sống và tình cảm. Nguyễn Văn Thạc khi đứng trong hàng ngũ luôn cố gắng phấn đấu hết mình vì lí tưởng của Đảng, Cách mạng. Chặng đường cách mạng của anh gắn liền với các địa danh của quê

hương đất nước, với tình yêu thiên nhiên tha thiết bất kể nơi đâu chỉ cần đặt chân đến anh đều khắc dấu kỉ niệm trên trang viết của mình. Cái tôi của Nguyễn Văn Thạc không chỉ dành cho cái chung của Đảng, Cách mạng, quê hương đất nước mà cái tôi của anh còn dành cho tình yêu lứa đôi. Ở đâu, nơi nào, lúc nào hình ảnh người con gái Như Anh cũng luôn hiện hữu trong trái tim anh, một tình yêu chân thành, thủy chung. Nguyễn Văn Thạc người anh hùng tiêu biểu cho anh bộ đội cụ Hồ.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG NHẬT KÝ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI

3.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Theo Từ điển 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân định nghĩa: Độc thoại là một mình nói một mình nghe, không có và không cần ai lắng nghe hay trả lời.”

Độc thoại chiết tự có nghĩa là “nói một mình”. Đó là hình thức giao tiếp trong đó chỉ có một bên nói còn một bên kia tiếp nhận. Không có phản ứng của một người thứ hai không bị tác động và bị chi phối bởi các nhân tố của một cuộc thoại.

Xét về phương diện ngôn ngữ, GS. Đỗ Hữu Châu cho rằng: Độc thoại là một quá trình giao tiếp ở đó “người nhận bị trìu tượng hoá, xem như không có mặt nhưng không có ảnh hưởng gì tới việc nói và viết ra” [2]

Nhật ký là loại hình văn học khác với các thể loại khác nên nó có những biểu hiện riêng: Nhật ký có sức hấp dẫn riêng bởi nó có tính riêng tư, chính vì thế nên trong ngôn ngữ của nhật ký thường có những lời đối thoại với chính bản thân hay lời độc thoại. Khảo sát cuốn nhật ký ta thấy một phần lớn số lượng câu văn của tác giả là lời độc thoại tự bộc bạch với lòng mình về những suy nghĩ những câu hỏi chưa có lời giải đáp hay đơn thuần là lời giãi bày tâm sự để quên đi hình bóng nào đó.

Như chúng ta đã biết cuốn nhật ký sau khi được gửi về gia đình thì ông Nguyễn Văn Thục (tức anh trai của Nguyễn Văn Thạc) nói phải giao cuốn nhật ký này cho Như Anh (người yêu cũ của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc), chỉ có bà mới xứng đáng giữ cuốn nhật ký này. Có thể thấy nhân vật Như Anh đóng vai trò quan trọng với cuốn nhật ký này. Đọc toàn bộ nội dung của cuốn nhật

ký, chúng tôi thống kê có hơn 50 đoạn độc thoại nội tâm mà tác giả tự nói ra, tự hỏi mình. Một điều đặc biệt là có tới 90% những lời độc thoại ấy xuất phát, liên quan đến cô Như Anh. Phải chăng nhân vật này chính là cơ sở, cái cớ để tác giả viết nên những dòng nhật ký. Mỗi lần nhớ người yêu tác giả lại tự hỏi mình “ Như Anh đang làm gì”, “Như Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu”, “Như Anh học hành ra sao, có giỏi không hay chỉ nhàng nhàng”….

Bên cạnh những dòng chữ đầy nhớ thương ấy là nỗi niềm băn khoăn của tác giả về lí tưởng sống, những trăn trở suy tư,về chiến tranh về lí tưởng của Đảng. Người thanh niên trẻ tuổi ấy luôn khao khát được xông pha vào mặt trận cầm súng chiến đấu cống hiến hết mình cho Cách mạng. Anh cảm nhận được sự thiêng liêng, cao cả về sứ mệnh dân tộc đặt trên vai mình, sẵn sàng hi sinh không ngại gian khó coi cái chết “chỉ như một viên đạn lạc hay một hơi bom”.

“Khó gì đâu- cái chết- chỉ như một viên đạn lạc hay một hơi bom.- Sự thật bi đát đó không trừ một ai cả”.

“Bây giờ cái khao khát nhất của ta- cái day dứt trong ta là khi nào được vào miền Nam, vào Huế, Sài Gòn- xọc lê vào thỏi tim đen đủi của quân thù” [23, 53]

“Mình đã và sẽ làm gì? Cho mãi tới bây giờ chưa ra hồn vía gì cả” [23, 109]

Ngay trong chính bản thân mình, Nguyễn Văn Thạc luôn có sự giằng xé, dằn vặt thậm chí trách móc bản thân mình bởi tại sao bấy lâu nay chưa phấn đấu để đứng trong hàng ngũ của Đảng. Dường như đó là những đau đớn đến xé lòng, khiến anh phải thốt lên hai chữ “hổ thẹn”. Anh không chỉ hổ thẹn với bản thân mình, với mọi người mà anh còn thấy “hổ thẹn” với cả những nhân vật văn học như Paven hay Palơlusa. Đó là những suy nghĩ thầm kín nhất mà anh không thể chia sẻ với ai khác ngoài cuốn nhật ký của mình, bao tâm sự

anh đều gửi gắm vào đó. Quả thực chỉ khi đặt những nét bút trên trang giấy những tâm sự của anh mới thực sự được giãi bày, bộc lộ một cách chân thực nhất.

“Hôm nay, lần đầu tiên trong đời,mình thấy hổ thẹn với mọi người, hổ thẹn với Paven, Pavơlusa thân yêu- Mình chưa phải là một Đảng viên!” [23, 118]

“Sao trước kia, mình không hề lúc nào nghĩ đến điều đó cả? Có phải vì mình thấy Đảng quá cao siêu và mình không thể nào với tới? Có phải vì mình kém nghị lực chiến đấu; kém tinh thần vươn lên và cam chịu sống cuộc đời riêng biệt, tẻ nhạt với những rung động êm đềm? Có phải mình thấy trước được những trở ngại không thể nào vượt qua được mà cảm thấy phiền lòng? Cảm thấy nhụt dần hứng thú hoạt động tập thể mà tuổi nhỏ rất nhiệt tình tham gia” [23, 119]

Độc thoại nội tâm trong nhật ký đã khai thác những khía cạnh của cuộc sống về lí tưởng sống, tình yêu đôi lứa, cuộc sống đời thường, những nỗi đau mất mát của chiến tranh từ những cái nhỏ bé đến cái lớn lao làm cho nội dung cũng như ngôn ngữ biểu hiện hết sức phong phú và đa dạng. Các đoạn độc thoại nội tâm ấy là những diễn biến tâm lí, tâm trạng, suy nghĩ không hề đơn giản của con người trước những diễn biến của chiến tranh, của cuộc sống.

Những đoạn độc thoaị nội tâm dù dài hay ngắn đều được tách biệt hay xen kẽ với lời dẫn truyện từ đó tạo nên những giá trị biểu hiện riêng biệt trong việc khẳng định phong cách tác giả. Việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã tạo ra giá trị biểu hiện cao cho mỗi chủ đề, đề tài mà tác giả đã đi sâu vào khai thác.

3.2. Không gian nghệ thuật

Trong cuốn Từ điển Tiếng việt, GS. Hoàng Phê định nghĩa không gian như sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh của đời sống con người.” [20]

Bàn về không gian nghệ thuật, Gs.Trần Đình Sử cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật và không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Không gian nghệ thuật được tác giả xây dựng dựa vào không gian có thật và những quan niệm về không gian sinh hoạt trong cuộc sống. Mỗi nhà văn sẽ thể hiện không gian khác nhau và thông qua ngôn từ để thể hiện được cái nhìn của họ.” [13]

Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc xây dựng nhiều bối cảnh không gian khác nhau, trong đó nổi bật là không gian chiến trường và không gian tâm tưởng. Nhờ có sự kết hợp của hai bối cảnh không gian này mà cuốn nhật ký giúp người đọc lưu giữ được nhiều dấu ấn trong không gian khác nhau cảm nhận sâu sắc hơn.

Không gian chiến trường chính là bối cảnh thực nơi chiến trường mà anh và đồng đội cùng hành quân tham gia chiến đấu. Nơi đó là những vùng đất xa lạ trong cảm thức của người lính khi lần đầu đặt chân đến có chút lạ lẫm, có chút hoang sơ bí hiểm bởi họ đều là những sinh viên Hà thành đã quen với cuộc sống chốn đô thị phồn hoa, tấp nập.

Đêm Hà Bắc thật thanh bình. Thèm quá, nghe một tiếng thì thào của cánh gió trên đồi bạch đàn... Mình đã sống trên 20 ngày bên hồ cá Yên Duyên, Yên Sở. Ở đó có những đường cây đẹp tuyệt. Mình đã chụp tấm ảnh bộ đội đầu tiên dưới một gốc dừa, sau lưng là hồ cá. Hoàng hôn thong thả thay màu nước. Và ngôi sao Hôm trầm tư, kiêu hãnh đã mọc trên trời. Cuộc đời bộ đội đâu dễ dàng như thế”. [23, 31]

Không gian chiến trường còn được tái hiện ở những cuộc chiến tranh ác liệt và đẫm máu cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh. Rất nhiều hình ảnh trong không gian ấy trở thành nỗi ám ảnh cho người đọc, nó khiến người đọc như đang ở trong chiến trường ấy, chứng kiến cảnh chiến tranh đầy bom đạn

Xem tất cả 35 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí