Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc - 4

và chết chóc. Không chỉ thấy được hiện thực chiến tranh mà không gian ấy còn gợi sự xót xa, thương cảm đối với đồng bào ta những năm kháng chiến, cảm thông và biết ơn tinh thân chiến đấu dũng cảm của họ.

Đêm ấy, thật đau lòng. Hồi chiều bị ném 40 quả bom. Điện bị đứt lung tung. Làng xóm chìm trong tang tóc và bóng đêm. Ở ngay trước ngõ là một bát hương hiu hiu khói. Anh Phúc bị bom tiện đứt cả chân tay, nằm trong chiếc quan tài đỏ, ngọn đuốc nứa thổi phừng phừng, cái xe bò lăn lộc cộc… Sao giống “chiếc quan tài” như thế. Không, suốt đời ta không quên, ta không quên cảnh em bé miền Nam đập tay lên vũng máu. Dưới tay em lẽ ra là chậu nước trong mát- cái biển mênh mông của tuổi thơ hồn nhiên, nhí nhảnh…

“Bộ đội dừng lại trước ngôi trường hôm qua tan tác vì bom đạn địch. Hố bom đen kịt, gỗ ngổng ngang, đất đá tơi bời- Có mùi tanh và khét lẹt. Hầm sập- 5 em nhỏ đã bị chết và một số bị thương” [23, 244]

Bên cạnh việc khắc họa không gian chiến trường trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc còn xây dựng không gian tâm tưởng. Không gian tâm tưởng được thể hiện chủ yếu qua những đoạn hồi tưởng và những đoạn độc thoại nội tâm của Thạc. Chúng thường gợi lại những không gian của quá khứ trên giảng đường đại học hay cụ thể và xuất hiện nhiều nhất chính là hình ảnh cô bạn gái Như Anh. Đó là những lần họ gặp nhau cùng nhau trò chuyện, cùng đi bên nhau, không gian đó làm cho anh thấy ấm áp hơn dường như luôn có một hình bóng người con gái anh yêu thương đi bên cạnh nhưng đôi lúc hình ảnh đó cũng làm anh buồn đến nao lòng vì không có ai để chia sẻ tâm sự.

“Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về N. Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau đi trong hương đêm mùa hè, của đêm mùa thu... Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt trong nỗi xúc động làm gì... N. Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu... Thương N. Anh thật nhiều mà không biết nói

sao, không biết làm sao cả.” [23, 244]

Đây chính là không gian của riêng anh, không gian ấy chỉ có anh và hình bóng người con gái anh yêu, cũng chỉ có anh mới biết và hình dung được Như Anh như thế nào, Như Anh đang làm gì. Việc xây dựng không gian tâm tưởng trong tâm trí khiến người đọc vô cùng tò mò và háo hức muốn biết sự thật về người con gái anh ngày đêm mong ngóng mơ tưởng, người con gái ấy đẹp không có đáng yêu như những gì anh vẫn nghĩ không.

Qua việc xây dựng không gian chiến trường và không gian tâm tưởng Nguyễn Văn Thạc đã cho người đọc đến nhiều cung bậc cảm xúc, từ những đau thương mất mát của chiến tranh, cái đói nghèo khổ cực của chiến trường đến cả những tâm sự nhỏ bé, thầm kín nhất trong tình yêu.

3.3. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 35 trang tài liệu này.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái nhìn trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể vươn tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát hoặc có thể kéo dài một khoảng thời gian ra đến vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, giao mùa… tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy, thời

gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật… Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người qua từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thời gian. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng”. [13]

Giá trị nội dung và nghệ thuật nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc - 4

Do đặc trưng của thể loại nhật ký thường viết theo trình tự thời gian nên thời gian trong nhật ký là thời gian tuyến tính, các sự việc diễn ra trong nhật ký thường tuân theo trình tự diễn tiến của thời gian. Với cách viết này chúng ta có thể hình dung được từng giai đoạn, thời kì gắn với các chặng đường đi trong cuộc đời của tác giả.

Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc bắt đầu từ ngày 2.10.1971. Sau hai tám ngày nhập ngũ, khoác trên mình bộ quân phục màu xanh, chàng trai sinh viên Hà thành đã đặt bút viết những trang nhật ký đầu tiên để ghi dấu lại chặng đường mới trong cuộc đời: “Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự, nhiên quá, bình thản quá, và cũng đợt ngột quá”. Cuốn nhật ký kết thúc vào ngày 24.5.1972. Đó là thời gian trước hai tháng Nguyễn Văn Thạc bước vào trận chiến đấu cuối của đời mình. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, tác giả đã để lại 240 trang nhật ký ghi chép lại tất cả những suy nghĩ, cảm xúc của chính mình trong bảy tháng vừa huấn luyện, vừa hành quân trên mặt trận.

Đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm, người đọc sẽ thấy cuốn nhật ký được chia thành hai thời kì khác nhau, đó là từ khi vào bộ đội đến hết năm 1971 và từ đầu năm 1972 đến khi tác giả ngừng viết. Mặc dù cách phân chia

này không có sự rõ ràng nhưng qua cách viết của tác giả chúng ta có thể thấy lối suy nghĩ có ảnh hưởng rất nhiều đến lối viết. Nếu giai đoạn đầu tác giả chỉ chú ý viết về những cảm nhận về cuộc sống thực tại của con người, cuộc chiến tranh khốc liệt thì đến giai đoạn sau trong tư tưởng của tác giả đã có sự chuyển biến, nó không chỉ là cảm nhận của thế giới bên ngoài mà tác giả còn bộc lộ những cảm xúc bên trong lí tưởng cách mạng dần hình thành và tư tưởng sống cống hiến cho sự nghiệp cách mạng được bộc lộ rõ hơn.

Ở phần đầu cuốn nhật ký, Nguyễn Văn Thạc viết về những ngày đóng quân, hành quân ở các địa điểm Hà Bắc, Tân Yên, Việt Yên. Nơi đó chính là mảnh đất đầu tiên anh đặt chân đến, được gặp những con người, gặp đồng đội mới. Ở nơi lạ lẫm này cảm xúc của anh vẫn là lưu luyến nhớ về Hà Nội yêu dấu, nhớ về giảng đường đại học nơi có những người bạn và cả người con gái anh thầm yêu quý, trân trọng. Cảm xúc đơn giản và đời thường biết bao nhưng ta chợt nhận ra trong thế giới ấy là một tâm hồn chứa chan tâm sự, nỗi lòng.

“Đêm Hà Bắc thật thanh bình. Thèm quá, nghe một tiếng thì thào của cánh gió trên đồi bạch đàn…Mình đã sống trên 20 ngày bên hồ cá Yên Duyên, Yên Sở. Ở đó có những đường cây đẹp tuyệt.” [23, 31]

“Mình không nhớ Hà Nội chung chung như thế. Hà Nội với mình là ngôi nhà nhỏ bên cái ao nhỏ, dạo này chắc nhiều muỗi lắm. Là phố Nguyễn Du với đường cây ven hồ, ở đó có ngôi nhà 72 vừa gần gũi, vừa xa lạ, xa vời. Là đường Bà Triệu, thư viện, đường Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tây…Là những kỉ niệm thấm mát tâm hồn.

Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về Như Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau đi trong hương đêm mùa hè, của đêm mùa thu…Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt trong nỗi xúc động làm gì… Như Anh

bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu… Thương Như Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả.” [23, 96]

Phần còn lại của cuốn nhật ký là đoạn đường hành quân từ căn cứ cũ tiến vào các địa điểm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị ở chiến trường miền Nam. Anh không còn viết nhiều về cảm xúc nhớ thương đời thường nhiều như trước nữa, mà đi sâu hơn vào việc chất vấn và khám phá bản thân. Anh tự hỏi mình tại sao và phải làm gì để sống có lí tưởng, có trách nhiệm hơn nữa đối với sự nghiệp cách mạng này.

10.4.72. Nghi Lộc- Nghệ An.

Ta đi theo tiếng gọi của miền Nam, và cả sự thôi thúc của miền Bắc đang khôi phục- Một nhà ga Ninh Bình vừa dựng bên núi đá, một dòng sông Đáy xanh lững lờ trôi vào bài thơ trữ tình ngọt lịm của Tố Hữu, một chùa non nước còn âm vang chiến công của tổ ba người Giáp Văn Khương… Tất cả đang giục giã anh chiến sĩ, hay đi đi, hãy đi – và chiến thắng” [23, 189]

Tương ứng với hai phần của cuốn nhật ký là quá trình tham gia hoạt động cách mạng của Nguyễn Văn Thạc. Tất cả được ghi lại một cách tỉ mỉ và chân thật. Thông qua trình tự thời gian của cuốn nhật ký và các sự kiện diễn ra chúng ta phần nào hiểu được những biến cố trong cuộc đời của tác giả, qua đó cũng thấy được sự trưởng thành trong con người anh.

Với đặc trưng của thể loại nhật ký Nguyễn Văn Thạc đã ghi chép lại một cách chân thực những tâm trạng, cảm xúc bằng lối nói độc thoại nội tâm góp phần tạo nên tính riêng tư của nhân vật. Độc thoại nội tâm nhân vật là một trong những kiểu ngôn ngữ tiêu biểu cho thể loại nhật ký giúp người đọc bộc lộ những tình cảm chân thành, sâu kín nhất, khai thác tối đa cảm xúc riêng tư đời thường. Nhờ ngôn ngữ độc thoại Nguyễn Văn Thạc đã bày tỏ được những cảm xúc riêng của mình về những day dứt, băn khoăn khi bước vào chiến trường, khoác trên vai trách nhiệm của Tổ quốc. Những tình cảm đời thường,

bình dị nhất cũng được anh gửi gắm vào qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm như: nhớ bạn bè, trường lớp, nhớ quê hương xóm làng và cả nỗi nhớ về Như Anh cô bạn gái của anh. Nguyễn Văn Thạc đã khắc họa bối cảnh chiến tranh qua những không gian khác nhau, từ đó người đọc có thể hiểu hơn về hiện thực cuộc sống, hiện thực chiến trường cũng như tâm trạng của anh khi hồi tưởng về quá khứ xa xưa. Với không gian chiến trường, chiến tranh hiện lên vô cùng khốc liệt, luôn có tiếng súng đạn, tiếng bom và cái chết luôn cận kề; còn với không gian tâm tưởng một thế giới bình dị phẳng lặng sau những dữ dội của bom đạn lại cho thấy một tâm hồn tha thiết, giàu tình cảm. Cùng với ngôn ngữ độc thoại nội tâm và không gian nghệ thuật thì thời gian nghệ thuật cũng là yếu tố quan trọng góp phần phản ánh đúng đặc trưng thể loại nhật ký, ghi lại chính xác các mốc thời gian sự kiện, đồng thời khẳng định tính chân thật của nhật ký qua thời gian cụ thể, xác định.

KẾT LUẬN

1. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi ra đời đã đánh dấu tên tuổi của thể loại Nhật ký góp phần hoàn thiện và phát triển về thể loại này trong văn học Việt Nam. Từ đây bạn đọc biết đến một thể loại mới của thể ký đó chính là nhật ký chiến tranh, biết được số phận của một chàng trai đã hi sinh anh dũng để lại nhiều tiếc nuối và cả sự ngưỡng mộ khi mới ở tuổi hai mươi. Sự thành công của cuốn nhật ký đã khẳng định được tài năng của Nguyễn Văn Thạc, đồng thời còn khẳng định nét đặc trưng tiêu biểu của thể loại nhật ký qua tính chân thật.

2. Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi Nguyễn Văn Thạc đã tái hiện được hiện thực chiến tranh vô cùng khốc liệt, cuộc sống khó khăn nghèo nàn của những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt. Đồng thời qua đó người đọc thấy được những mất mát, đau thương. Bên cạnh việc tái hiện lại hiện thực chiến tranh Nguyễn Văn Thạc cũng thể hiện cái tôi của mình trên nhiều phương diện khác nhau như cái tôi gắn với lí tưởng luôn khao khát sống cống hiến hết mình cho cách mạng, cái tôi gắn bó với đồng chí đồng đội, cái tôi với tình cảm quê hương đất nước và cái tôi trong quan hệ tình yêu lứa đôi. Trên phương diện nào Nguyễn Văn Thạc cũng in đậm dấu ấn của mình nhưng cái rõ nhất và được anh nhắc đến nhiều nhất chính là lí tưởng sống với cách mạng và tình yêu lứa đôi. Cuốn nhật ký đã giúp ta hiểu hơn về chàng thanh niên luôn khao khát sống, cống hiến cho Đảng, cách mạng biết hi sinh vì đồng chí đồng đội luôn lạc quan yêu đời và đặc biệt rất thủy chung trong tình yêu.

3. Nghệ thuật cũng là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công của cuốn nhật ký. Với nghệ thuật độc thoại nội tâm nhân vật đã làm nổi bật lên đặc trưng, tính riêng tư của nhật ký giúp người đọc hiểu rõ hơn về thể loại nhật ký. Ngoài ra trong cuốn nhật ký còn có yếu tố không gian và thời

gian nghệ thuật, đây chính là yếu tố quan trọng giúp người đọc hiểu rõ hơn về bối cảnh chiến tranh, tính cụ thể và chân thật của nhật ký.

Với đề tài khóa luận này, chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu những nét chính cơ bản về nội dung và nghệ thuật của cuốn nhật ký nhằm góp phần làm rõ đặc trưng của thể loại và cung cấp cho bạn đọc những cái nhìn cơ bản nhất khi tìm hiểu cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,https://vi.m.wikipedia.org/wiki/ Mãi_mãi_tuổi_hai_mươi

2. Đỗ Hữu Châu (2012), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Giáo dục.

3. Bùi Dũng (2005), “Nguyễn Văn Thạc- Tình yêu và hạnh phúc”, http://vnn.vietnamnet.vn/psks/2005/07/464971/

4. Đại bách khoa toàn thư Xô viết Matxcơva (1955).

5. Phong Điệp (2005), “Sức sống thần kì của một cuốn nhật ký” , Báo Văn nghệ Trẻ.

6. Trần Ngọc Hà (2005), “Sống lại sau 30 năm hi sinh…”, Báo Pháp luật Việt Nam.

7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2001), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Hiền (2016), Bước đầu tìm hiểu nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

9. Đặng Vương Hưng (2005), Những lá thư thời chiến, Nxb Hội nhà văn.

10. Đặng Vương Hưng (2016), “Sự kiện Mãi mãi tuổi hai mươi ra đời như thế nào?”,

http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Su-kien-Mai-mai-tuoi- 20-ra-doi-nhu-the-nao-404606/

11. Tôn Phương Lan, “Nguồn tư liệu đáng quý qua nhật kí chiến tranh”

http://vietvan.vn/vi/bvct/id606/Nguon-tu-lieu-dang-quy-qua-nhat-ky-chien- tranh/

12. Phong Lê (2010), Sống mãi những trang nhật ký sau khoảng lặng 30 năm

- in trong cuốn Cảm thức tân xuân, Nxb Hà Nội

13. Nguyễn Thị Linh (2016), Thế giới nghệ thuật trong Tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

14. Nguyễn Văn Long, Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử VHVN giai đoạn từ sau 1975, Nxb Sư phạm.

15. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn, VHVN sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.

16. Phương Lựu (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

17. Lê Lan Ly, Bùi Thảo Mai, 2017, Đặc sắc trong Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, Nghiên cứu khoa học, Đại học Tây Bắc.

18. Nhiều tác giả, “Cơn sốt nhật kí chiến tranh””, http // chungta. Com/ Desktop. aspx/ PT-KyNang-SuNghiep/Van-hoa-Trithuc/Con_sot_nhat_ ky_chien_tranh/.

19. Phạm Xuân Nguyên (2005), “Trang sách cuộc đời anh”, Báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh.

20. Hoàng Phê (2018), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức.

21. Đào Duy Quát (2006), Viết tiếp tuổi 20, Nxb Thanh niên.

22. Trần Đình Sử (1988), Lý luận văn học (tập 2), Nxb Đại học Sư phạm.

23. Nguyễn Văn Thạc (2006), Mãi mãi tuổi hai mươi, Đặng Vương Hưng sưu tầm, Nxb Thanh niên.

24. Trần Thị Thu (2012), Nhật ký chiến tranh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Chu Cẩm Phong, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

25. Y Trang (2005), Một cuốn nhật kí đáng đọc, Báo Lao động.

26. Từ điển văn học tập 1 (1983), Nxb KHXH.

27. Hồng Vân (2005), “Viết tiếp những dòng vui tươi…”, Báo Hà Nội mới.

Xem tất cả 35 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí