VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM SỸ CHUNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phạm Sỹ Chung. Các số liệu sử dụng trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng quy định. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Thị Vân Anh
MỤC LỤC
Trang | |
MỞ ĐẦU | 1 |
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH | 9 |
1.1. Khái niệm về du lịch lữ hành | 9 |
1.2. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành | 14 |
1.3. Vai trò của kinh doanh lữ hành đối với nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và môi trường sinh thái | 23 |
Tiểu kết Chương 1 | 27 |
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH | 28 |
2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam | 28 |
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Quảng Ninh | 42 |
Tiểu kết Chương 2 | 53 |
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH | 56 |
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành | 56 |
3.2. Kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành | 60 |
Tiểu kết Chương 3 | 67 |
KẾT LUẬN | 68 |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 69 |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 2
- Đặc Điểm, Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch Lữ Hành
- Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch Lữ Hành Là Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Ký hiệu | Nguyên nghĩa | |
1 | ASEAN | Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á |
2 | APEC | Asia – Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương |
3 | CPTPP | Trans – Pacific Partnership Agreement Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương |
4 | EU | European Union Liên minh châu Âu |
5 | FDI | Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài |
6 | FTA | Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do |
7 | GDP | Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc dân |
8 | GRDP | Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa của địa phương |
9 | TTCI | The Travel and Tourism Competitiveness Năng lực cạnh tranh Du lịch và Lữ hành |
10 | UNCTAD | United Nation Conference on Trade and Development Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển |
11 | UNESCO | United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc |
12 | VCCI | VietNam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
13 | WTO | World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới |
14 | WEF | World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới |
15 | TCVN | Technical Commit of Vietnam Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam |
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005 - 2018 37
Bảng 2.2. Số liệu kinh doanh du lịch từ năm 2014 đến năm 2018 45
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, du lịch được xem là một ngành “công nghiệp không khói”[1, tr.91] đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân cũng như hiệu quả trong quá trình phát triển văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, du lịch đã chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế với vai trò là một ngành kinh tế thực sự và có khả năng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nắm bắt được lợi thế cũng như nhu cầu của xã hội, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới, quan tâm nền du lịch nước nhà. Sự ra đời của Luật Du lịch 2005, là minh chứng cho sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với lĩnh vực du lịch. Với quan niệm mở cửa cho du lịch, Luật Du lịch đầu tiên được ban hành vào năm 2005, đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Qua rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch 2017 được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2017 được đánh giá là bước tạo đà cho sự đột phá của ngành du lịch nước ta theo đúng tinh thần của Bộ Chính trị đã đề ra, đó là “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác” [2, tr.2].
Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, quá trình hội nhập và sự phát triển của xã hội, Luật Du lịch 2017 vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động kinh doanh lữ hành. Qua thời gian dài áp dụng, pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành đã lộ nhiều bất cập, chưa có sự điều chỉnh phù hợp dẫn đến thiếu sự quản lý của nhà nước trong du lịch lữ hành, các quy định chưa thống nhất, thiếu khả năng thực thi, không đảm bảo được quyền lợi của khách du lịch. Các năm gần đây, thị trường du lịch lữ
hành ngày càng tăng nhưng vì chưa được pháp luật quan tâm đúng mức nên loại hình du lịch này chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chất lượng dịch vụ chưa tốt và cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật kinh doanh lữ hành, đặc biệt là điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành cần được nhìn nhận một cách chi tiết hơn, không những về lý luận mà còn đòi hỏi thực tiễn. Quy định của pháp luật về kinh doanh lữ hành phù hợp sẽ tăng cường thúc đẩy các mô hình kinh doanh du lịch khác phát triển, đảm bảo các nguyên tắc của pháp luật du lịch mà Đảng đã đề ra.
Xuất phát từ thực trạng trên cho thấy việc nghiên cứu các các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch để từ đó có những giải pháp hoàn thiện trong bối cảnh việc thu hút du lịch của Việt Nam có nhiều thành tựu đáng kể là hết sức cần thiết. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về kinh doanh du lịch lữ hành được khá nhiều các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều công trình có giá trị như:
(1) Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thanh Loan: Pháp luật về kinh doanh lữ hành – Thực trạng và hướng hoàn thiện (2010), Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn về pháp luật kinh doanh lữ hành. Trong công trình này tác giả đã xác định được nội dung của kinh doanh lữ hành, vai trò đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, tầm quan trọng của việc ban hành Luật Du lịch 2005 cũng như sự tác động của Luật Du lịch đến sự phát triển của kinh doanh lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình đã so sánh, đánh giá những thay đổi tích cực của Luật Du