Thời Gian Sử Dụng Thuốc Giảm Đau Sau Phẫu Thuật


Thời gian phẫu thuật trung bình: 194,69 ± 46,21 phút, ngắn nhất là 120 phút và dài nhất là 315 phút.

Để thấy sự khác biệt khi thực hiện phẫu thuật nội soi, nghiên cứu tách 49 trường hợp trong nghiên cứu thành 2 nhóm, nhóm 1: gồm 25 trường hợp thực hiện đầu tiên và nhóm 2: gồm 24 trường hợp thực hiện sau.

Bảng 3.22. So sánh thời gian phẫu thuật giữa hai nhóm.


Thời gian phẫu thuật (phút)


25 TH đầu

24 TH sau

Trung bình

210,4 ± 49,09

178,33 ± 37,34

Tối thiểu

120

120

Tối đa

315

270

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


Thời gian phẫu thuật trung bình ở những trường hợp sau giảm so với những trường hợp đầu. Thời gian PT trung bình ở những trường hợp đầu là 210,4 ± 49,09 phút, trong khi thời phẫu thuật trung bình ở những trường hợp sau là 178,33 ± 37,34 phút.


3.3.8. Lượng máu mất trong PT

Bảng 3.23. Lượng máu mất trong PT.


Lượng máu mất (ml)

Số TH

Tỉ lệ (%)

100

6

12,3

150

3

6,1

200

10

20,5

250

2

4,0

300

2

4,0

400

6

12,2

500

7

14,4

600

1

2,0

700

6

12,3

800

1

2,0

900

1

2,0

1000

2

4,0

1200

1

2,0

1500

1

2,0

Tổng số

49

100

Lượng máu mất trung bình 433,67 ± 315,13ml, ít nhất 100ml và nhiều nhất 1500ml.

Nếu tách 49 trường hợp trong nghiên cứu thành 2 nhóm: những trường hợp thực hiện đầu tiên (25 trường hợp) và những trường hợp thực hiện sau (24 trường hợp).


Bảng 3.24. So sánh lượng máu mất giữa hai nhóm.


Lượng máu mất (ml)


Trung bình

25 TH đầu

24 TH sau

476 ± 383,00

389,58 ± 224,08

Tối thiểu

100

100

Tối đa

1500

1000


Lượng máu mất trung bình ở những trường hợp phẫu thuật sau giảm đáng kể so với những trường hợp phẫu thuật đầu.

3.3.9. Truyền máu trong PT


TRUYỀN MÁU TRONG MỔ

40,8%

59,2%


Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ truyền máu trong khi PT.


Trong nghiên cứu có 40,8% (20 trường hợp) cần truyền máu trong khi phẫu thuật. 59,2% (29 trường hợp) không truyền máu. Chảy máu trong phẫu thuật tuyến tiền liệt tận gốc là một trong những biến chứng thường gặp.


3.3.10. Thời gian sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật


THUỐC GIẢM ĐAU SAU MỔ

Số bệnh nhân

50


40


30


20


10


0

Hu phu 2

Hu phu 3

Hu phu 4


Biểu đồ 3.9. Số ngày sử dụng thuốc giảm đau sau PT.

Tình trạng đau ở những bệnh nhân nội soi là không đáng kể. Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu chỉ dùng thuốc giảm đau là paracetamol truyền tĩnh mạch trong 2 ngày hậu phẫu (46/49 trường hợp).

3.3.11. Nhu động ruột có trở lại sau phẫu thuật


Nhu động ruột sau mổ

Số bệnh nhân


50

40

30

20

10

0

Hậu phẫu 2

Hậu phẫu 3


Hậu phẫu 2

Hậu phẫu 3

Biểu đồ 3.10. Số ngày nhu động ruột có trở lại sau PT.


Trong nghiên cứu, đa số bệnh nhân có nhu động ruột có trở lại vào ngày hậu phẫu thứ 2 (46/49 trường hợp). Khi đó, thông mũi dạ dầy được rút và bệnh nhân ăn uống trở lại.

3.3.12. Kết quả giải phẫu bệnh


3.3.12.1. Hạch vùng chậu


Bảng 3.25. Kết quả giải phẫu bệnh hạch vùng chậu.



Số TH

Tỉ lệ (%)

Bình thường

33

67,3

Hạch viêm

6

12,2

Di căn hạch

1

2,0

Không nạo hạch

9

18,4

Tổng số

49

100


Trong nghiên cứu, 1/40 trường hợp kết quả giải phẫu bệnh có tế bào ung thư ở hạch lấy ra.



Hình 3 17 Bệnh phẩm sau phẫu thuật tuyến tiền liệt ống dẫn tinh và túi tinh 1


Hình 3.17. Bệnh phẩm sau phẫu thuật: tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh và túi tinh được cắt ra thành một khối.

Nguồn: Hà Ngọc T.(1957), số hồ sơ: 212/18972




Hình 3.18. Bệnh phẩm hạch chậu trái và phải.


Nguồn: Hà Ngọc T.(1957), số hồ sơ: 212/18972


3.3.12.2. Giải phẫu bệnh biên phẫu thuật ở cổ bàng quang


Bảng 3.26. Kết quả giải phẫu bệnh biên phẫu thuật ở cổ bàng quang.



Số TH

Tỉ lệ (%)

Âm tính

32

65,3

Không làm

17

34,7

Tổng số

49

100


Nghiên cứu thực hiện khảo sát biên phẫu thuật ở cổ bàng quang trong 32/49 trường hợp, trong tất cả các trường hợp này không phát hiện tế bào ung thư. 17/49 trường hợp, không thực hiện sinh thiết biên phẫu thuật ở cổ bàng quang.

3.3.12.3. Giải phẫu bệnh biên phẫu thuật ở niệu đạo

Bảng 3.27. Kết quả giải phẫu bệnh biên phẫu thuật ở niệu đạo.



Số TH

Tỉ lệ (%)

Âm tính

32

65,3

Không làm

17

34,7

Tổng số

49

100


Nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát biên phẫu thuật ở niệu đạo trong 32/49 trường hợp, trong tất cả các trường hợp này đều không phát hiện tế bào ung thư.


3.3.13. Xử trí trong thời gian hậu phẫu

Bảng 3.28. Xử trí trong thời gian hậu phẫu.



Số TH

Tỉ lệ (%)

Đặt lại thông tiểu

3

6,1

Xúc rửa bàng quang

2

4,0

Hút ODL liên tục do rò nước tiểu

2

4,0

Đặt lại dẫn lưu

1

2,0


Trong thời gian hậu phẫu, 3/49 trường hợp tuột thông niệu đạo, chiếm tỉ lệ 6,1%. Tuột thông niệu đạo là biến chứng có thể làm tình trạng rò nước tiểu kéo dài. Trong nghiên cứu 2/49 trường hợp xúc rửa bàng quang do máu cục trong bàng quang. 2/49 trường hợp do tình trạng rò nước tiểu qua ống dẫn lưu lượng nhiều (> 100ml) và được hút liên tục qua ống dẫn lưu.

3.3.14. Mang thông niệu đạo khi xuất viện

Bảng 3.29. Mang thông niệu đạo khi xuất viện.




Số TH

Tỉ lệ (%)


Mang thông tiểu khi xuất viện

Không

8

16,3

41

83,7

Tổng số


49

100


Những trường hợp ổn định sẽ cho xuất viện sớm và khi xuất viện vẫn mang thông niệu đạo. Trong nghiên cứu 41/49 trường hợp mang thông niệu đạo khi xuất viện.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 31/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí